BÀI DỰ THI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VẬT LÝ THCS

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đình | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: BÀI DỰ THI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VẬT LÝ THCS thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở giáo dục và đào tạo Lạng Sơn
- Trường PTDTNT THCS huyện Bắc Sơn
- Địa chỉ: thôn Hợp Thành, xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn
Điện thoại: 0253837414; Email: [email protected]
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
1. Họ và tên Nguyễn Văn Đình
Ngày sinh: 07/04/1988 Môn :Vật lí - KTCN
Điện thoại: 01696972080; Email: [email protected]
2. Họ và tên: Hoàng Thị Thúy
Ngày sinh: 30/03/1971 Môn : Toán - Lí
Điện thoại:01695611366; Email: [email protected]




















PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

Tên hồ sơ: Dạy học theo chủ đề tích hợp
Môn Vật lí 7 – Tiết 16 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Mục tiêu dạy học
Môn học chính: Vật lí
Các môn tích hợp:
Sinh học, Địa lí và Giáo dục công dân.
Sinh học 6: Chương IX. Vai trò của thực vật.
GDCD 6: Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
GDCD 7: Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Địa lí 6: Bài 23. Sông và hồ.
Địa lí 8: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
2.1. Kiến thức
Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn, nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
Nêu được 3 cách để chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng: tác động vào nguồn âm (giảm độ to của tiếng ồn phát ra), ngăn chặn đường truyền âm, phân tán âm trên đường truyền.
Kể tên được một số vật liệu cách âm.
Môn Sinh học 6: Nêu được vai trò của thực vật (điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nguồn nước,…)
Môn Địa lí 6, 8: Nêu được cách thức hoạt động của các hồ thủy điện và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

2.2. Kĩ năng
Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Thực hiện được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đơn giản nhất: tắt khi không sử dụng, trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung, hạn chế sử dụng túi nilon,…
Vẽ được sơ đồ tư duy về vấn đề chống ô nhiễm tiếng ồn.
Vận dụng các kĩ năng của các môn học liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:

Môn Giáo dục công dân 6, 7: Rèn luyện đức tính yêu thiên nhiên, biết cách bảo vệ môi trường sống của mình.

2.3. Thái độ
Hứng thú tìm hiểu kiến thức chống ô nhiễm tiếng ồn và áp dụng vào cuộc sống.
Môn Giáo dục công dân:
Có thái độ tích cực bảo vệ môi trường.

Đối tượng dạy học của bài học
Khối lớp 7: 7A1, 7A2, 7A5, 7A7
Sĩ số: 30 Học sinh/Lớp
Đặc điểm: Học sinh sống ở thành phố công nghiệp, khu đông dân cư - hàng ngày chịu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông và các công xưởng, nhà máy phát ra.

Ý nghĩa của bài học
4.1. ‎ Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học
Bài học cung cấp cho học sinh các kiến thức, kĩ năng chống ô nhiễm tiếng ồn và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó vào trong cuộc sống.
Bài học có ‎y′ nghĩa đối với thực tiễn dạy học trong các nhà trường: học phải gắn liền với thực tiễn, học để làm người, học để cùng chung sống.

Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội
Bài học giúp học sinh hình thành thái độ tích cực, có trách nhiệm với chính môi trường sống của mình, bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất.
Bài học khẳng định ảnh hưởng to lớn của giáo dục đối với nhận thức, hành động và thái độ của mỗi cá nhân trong xã hội.

Thiết bị dạy học, học liệu
Sử dụng Microsoft Power Point 2003 để soạn thảo bài giảng điện tử.
Sử dụng một số video về ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường trên website youtube.com
Sử dụng CNTT để trình chiếu các hình ảnh và video có sử dụng trong bài học.

Sử dụng 1 số đồ dùng dạy học đơn giản: miếng gỗ, miếng kim loại mỏng, miếng xốp, miếng vải dạ, tấm thủy tinh,…để học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đình
Dung lượng: 9,30MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)