Bai dư thi phụ nữ
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Nhàn |
Ngày 11/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: bai dư thi phụ nữ thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã thể hiện địa vị vai trò của mình trong gia đình rất rõ nét. Trong gia đình dưới chế độ mẫu quyền, phụ quyền, trong xã hội phong kiến hay trong xã hội hiện đại thì thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ cũng không hề thay đổi. Người phụ nữ với chức năng làm mẹ đã mang nặng đẻ đau để duy trì nòi giống đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển.
Qua nhiều thời đại, trên tất cả các phương diện người phụ nữ Việt Nam đã có đóng góp to lớn cho gia đình và xã hội. Ngoài việc chăm sóc con cái, người phụ nữ còn quán xuyến cả những công việc khác như chăm sóc người , người ốm, làm các công việc dọn dẹp nhà cửa, nội trợ, lo cái ăn, cái mặc…Chính sự đảm đang, gánh vác việc làm này mà người phụ nữ có chức năng “nội tướng”.
Trong xã hội hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò “nội tướng” có thể sẽ khác đi, lo toan có thể sẽ giảm đi, nhưng mọi việc trong nhà vẫn đều do phụ nữ đảm nhận. Những công việc thoạt nhìn như không tạo nên của cải vật chất hoặc thu nhập trực tiếp cho gia đình, nhưng lại tạo nên của cải tinh thần vô cùng to lớn.
Có thể nói trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn giữ một vai trò trọng yếu, nếu chưa nói là quyết định trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, trong việc tạo nên tâm trạng gia đình hòa thuận êm ấm, tạo nên tổ ấm của mỗi người Việt Nam.
Truyền thống giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam:
Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Người phụ nữ trong gia đình bên cạnh thiên chức làm mẹ, làm thầy, họ còn là ngọn lửa quy tụ gia đình, họ cho chồng niềm vui, tình cảm, lòng nhân hậu, họ cho con niềm tin, lòng tự hào, cho dòng sữa, nhịp thở, tình thương…..Vai trò “nội tướng” với những đức hy sinh: khiêm nhường, lòng chung thủy, tinh thần trách nhiệm, người phụ nữ khẳng định ưu thế nổi trội về vai trò trong việc quản lý, hoàn thiện đời sống gia đình, tổ chức văn hóa, nền tảng của xã hội.
Hình ảnh người phụ nữ lao động-sản xuất nông nghiệp, đắp đê, đào mương, làm thủy lợi, săn thú, khai hoang, lập ấp, tần tảo chăn nuôi, đảm đang việc chợ búa….đã tạo nên giá trị hệ thống văn hóa lao động.
Người phụ nữ trong gia đình đã tạo nên, duy trì và hoàn thiện giá trị trong văn hóa Ăn của người Việt. Người phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hóa “ ẩm thực Việt Nam”
Hình ảnh các liệt nữ anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua các thời đại: Bà Trưng-Bà Triệu – Bùi Thị Xuân….. và tuyên ngôn bất hủ “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, người phụ nữ Việt Nam đã tạo nên giá trị đặc sắc nhất của nền văn hóa truyền thống, đó là chủ nghĩa yêu nước, yêu tự do, độc lập.
Trong nền văn chương, từ thế kỷ XV-XVIII nổi lên hàng loạt những người phụ nữ “văn hay, chữ tốt” như: bà Ngô Chi Lan , Đoàn Thị Điểm. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, xuất hiện bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương...Trong nền văn chương thời cổ, phụ nữ Việt Nam đã góp phần cống hiến lớn lao trong việc sáng tạo nên một nền văn hóa dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đáu hy sinh, trí tuệ, tài năng vô cùng nhân hậu trong nhiều thế kỷ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng với sự khởi sắc về kinh tế, ổn định về chính trị, an toàn xã hội….Chúng ta cũng gặp nhiều vấn đề đối phó, ngăn chặn, bài trừ như: Cờ bạc, mại dâm, nghiện hút….Song song với việc ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, người phụ nữ Việt Nam còn giữ vai trò tích cực trong việc xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc trên cơ sở phát huy những net văn hóa truyền thống .
và tiếp thu có chọn lọc để phát triển những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hình ảnh người Phụ nữ Việt Nam đã trở thành biểu tượng tuyệt vời của nền văn hóa mới, trong thời đại mới. Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước đã vạch sẵn những con đường: Xây dựng con người mới, lối sống mới, con người mới bắt nguồn từ mỗi gia đình
Truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường, chống ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam: Trong những hoàn cảnh xã hội, bối cảnh địa lí khắc nghiệt,
Qua nhiều thời đại, trên tất cả các phương diện người phụ nữ Việt Nam đã có đóng góp to lớn cho gia đình và xã hội. Ngoài việc chăm sóc con cái, người phụ nữ còn quán xuyến cả những công việc khác như chăm sóc người , người ốm, làm các công việc dọn dẹp nhà cửa, nội trợ, lo cái ăn, cái mặc…Chính sự đảm đang, gánh vác việc làm này mà người phụ nữ có chức năng “nội tướng”.
Trong xã hội hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò “nội tướng” có thể sẽ khác đi, lo toan có thể sẽ giảm đi, nhưng mọi việc trong nhà vẫn đều do phụ nữ đảm nhận. Những công việc thoạt nhìn như không tạo nên của cải vật chất hoặc thu nhập trực tiếp cho gia đình, nhưng lại tạo nên của cải tinh thần vô cùng to lớn.
Có thể nói trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn giữ một vai trò trọng yếu, nếu chưa nói là quyết định trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, trong việc tạo nên tâm trạng gia đình hòa thuận êm ấm, tạo nên tổ ấm của mỗi người Việt Nam.
Truyền thống giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam:
Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Người phụ nữ trong gia đình bên cạnh thiên chức làm mẹ, làm thầy, họ còn là ngọn lửa quy tụ gia đình, họ cho chồng niềm vui, tình cảm, lòng nhân hậu, họ cho con niềm tin, lòng tự hào, cho dòng sữa, nhịp thở, tình thương…..Vai trò “nội tướng” với những đức hy sinh: khiêm nhường, lòng chung thủy, tinh thần trách nhiệm, người phụ nữ khẳng định ưu thế nổi trội về vai trò trong việc quản lý, hoàn thiện đời sống gia đình, tổ chức văn hóa, nền tảng của xã hội.
Hình ảnh người phụ nữ lao động-sản xuất nông nghiệp, đắp đê, đào mương, làm thủy lợi, săn thú, khai hoang, lập ấp, tần tảo chăn nuôi, đảm đang việc chợ búa….đã tạo nên giá trị hệ thống văn hóa lao động.
Người phụ nữ trong gia đình đã tạo nên, duy trì và hoàn thiện giá trị trong văn hóa Ăn của người Việt. Người phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hóa “ ẩm thực Việt Nam”
Hình ảnh các liệt nữ anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua các thời đại: Bà Trưng-Bà Triệu – Bùi Thị Xuân….. và tuyên ngôn bất hủ “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, người phụ nữ Việt Nam đã tạo nên giá trị đặc sắc nhất của nền văn hóa truyền thống, đó là chủ nghĩa yêu nước, yêu tự do, độc lập.
Trong nền văn chương, từ thế kỷ XV-XVIII nổi lên hàng loạt những người phụ nữ “văn hay, chữ tốt” như: bà Ngô Chi Lan , Đoàn Thị Điểm. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, xuất hiện bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương...Trong nền văn chương thời cổ, phụ nữ Việt Nam đã góp phần cống hiến lớn lao trong việc sáng tạo nên một nền văn hóa dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đáu hy sinh, trí tuệ, tài năng vô cùng nhân hậu trong nhiều thế kỷ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng với sự khởi sắc về kinh tế, ổn định về chính trị, an toàn xã hội….Chúng ta cũng gặp nhiều vấn đề đối phó, ngăn chặn, bài trừ như: Cờ bạc, mại dâm, nghiện hút….Song song với việc ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, người phụ nữ Việt Nam còn giữ vai trò tích cực trong việc xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc trên cơ sở phát huy những net văn hóa truyền thống .
và tiếp thu có chọn lọc để phát triển những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hình ảnh người Phụ nữ Việt Nam đã trở thành biểu tượng tuyệt vời của nền văn hóa mới, trong thời đại mới. Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước đã vạch sẵn những con đường: Xây dựng con người mới, lối sống mới, con người mới bắt nguồn từ mỗi gia đình
Truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường, chống ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam: Trong những hoàn cảnh xã hội, bối cảnh địa lí khắc nghiệt,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Nhàn
Dung lượng: 100,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)