BÀI DỰ THI iTEL isef ĐẠT GIẢI 2 NĂM 2011: KHĂN LAU BẢNG TỰ ĐỘNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 27/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: bÀI DỰ THI iTEL isef ĐẠT GIẢI 2 NĂM 2011: KHĂN LAU BẢNG TỰ ĐỘNG thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: "LAU BẢNG TỰ ĐỘNG"
Học sinh thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Như . Lớp: 9C
Nguyễn Thị Bích Vân. Lớp 9A
Giáo viên bảo trợ: Nguyễn Thuận
Đơn vị: Trường THCS Hải Sơn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hàng ngày, ở trên lớp học việc lau bảng sau mỗi tiết dạy là hết sức mất vệ sinh, ô nhiễm lớp học do bụi phấn bay bay và mặc cho cả thầy cô và học sinh hít thở!
Từ thực tế trên đây, chúng em có ý tưởng thiết kế “máy” lau bảng tự động giảm thiểu sự ô nhiễm do bụi phấn gây ra. Được sự bảo trợ của thầy giáo dạy Vật lý Nguyễn Thuận, nhóm chúng em đã sơ bộ hình thành mô hình lau bảng tự động nhằm giúp cho người giáo viên được thuận tiện trong quá trình giảng dạy, bảo vệ sức khỏe của cả thầy cô và môi trường của lớp học được cải thiện hơn. Người giáo viên không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi phấn, chỉ cần ngồi ở bàn giảng dạy và nhấn nút...
II. CẤU TẠO:
1.Nguyên tắc cấu tạo:
Mô hình lau bảng tự động bao gồm: Một tấm bảng; một động cơ điện một chiều (DC) 24V; 2 dải xích và các bánh nhông truyền động; một biến thế 220V/50Hz có điện áp ra 24V; một mạch nắn dòng xoay chiều (AC) sang một chiều (DC); một rơ le dùng để bảo vệ động cơ; một công tắc nguồn và một công tắc hành trình nhằm để đảo chiều động cơ.
II. CẤU TẠO:
2.Cấu tạo:

Bộ truyền động xích
Khăn bảng gắn dưới thanh trượt
Công tắc hành trình
Bảng viết
Biến thế 220V/50Hz có điện áp ra 24V
Công tắc nguồn
Mạch nắn dòng xoay chiều sang một chiều
Rơ le
III. Nguyên lý hoạt động: Dựa vào cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
Dòng điện xoay chiều 220V đi qua máy biến thế nhằm giảm áp dòng điện xuống 24V, dòng điện tiếp tục đi qua mạch nắn dòng tạo thành dòng một chiều 24V ổn định.
Khi bật công tắc nguồn dòng điện đi qua rơle bảo vệ và đi đến động cơ truyền động thông qua công tắc hành trình. Nhờ có công tắc hành trình nên dòng điện đi vào động cơ một chiều luôn được đảo chiều quay, truyền động này được dẫn động đến trục hai đĩa xích làm cho hai đĩa xích quay và lăn đi lăn lại trên hai dải xích được gắn song song trên bảng hoặc ở trên tường (phía trên và phía dưới) có gắn bảng. Lúc này ở trên giá đỡ của trục quay có gắn khăn lau bảng bám sát vào bảng và được trượt tới trượt lui trên mặt bảng nhằm lau sạch bảng.
IV. KẾT LUẬN:
Công trình của nhóm chúng em phát huy tác dụng tốt nhất là cuối mỗi tiết dạy trên lớp. Khi đó toàn bộ mặt bảng được xoá sạch.
Một vấn đề đặt ra là khi giáo viên chỉ muốn xoá một phần hoặc một dòng,... thì giáo viên vẫn phải dùng tay!
Như thế qua máy lau bảng tự động nếu được đưa vào sử dụng sẽ giảm thiểu việc giáo viên (và cả học sinh) tiếp xúc với bụi phấn góp phần bảo vệ lá phổi của cô thầy để cô thầy tăng thêm sức khoẻ và kéo dài thêm tuổi thọ...Công trình này được nhân rộng nó tiếp sức cho cô thầy càng thêm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Đây cũng là việc làm dâng lên tặng thầy cô nhân dịp 20-11 với lòng tri ân sâu sắc. Là công trình đầu tay nên không thể tránh khỏi thiếu sót, mong quý thầy cô và ban giám khảo góp ý để công trình được hoàn thiện hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)