BÀI DƯ THI CHU DỀ TÍCH HỢP THCS

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đình | Ngày 17/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: BÀI DƯ THI CHU DỀ TÍCH HỢP THCS thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:


PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN

- Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội.
- Phòng giáo dục và đào tạo Ba Vì
- Trường THCS Cổ Đô
- Địa chỉ: Thôn Kiều Mộc, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.33625354; Email: [email protected]
  Thông tin về giáo viên:
1. Họ và tên: Phan Thị Hồng Liên
Ngày sinh: 04/05/1975
Dạy môn: Toán
Điện thoại: 0984952315; Email:
Nội dung:Sử dụng kiến thức liên môn để dạy môn Đại số 7, tiết 31 “mặt phẳng tọa độ” Liên hệ ứng dụng thực tế về phương pháp tọa độ trong các môn học và trong thực tế cuộc sống.

Kiến thức liên môn: Toán học, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, Vật lý.

















PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

I. Tên hồ sơ dạy học
Sử dụng kiến thức liên môn để dạy môn Đại số 7, tiết 31 “mặt phẳng tọa độ” Liên hệ ứng dụng thực tế về phương pháp tọa độ trong các môn học và trong thực tế cuộc sống.
II. Mục tiêu dạy học.
Trong thực tiễn, kiến thức Toán học được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Vật lý, Địa lý, Lịch sử, Sinh học…. Một trong những ứng dụng đó là phương pháp tọa độ. Để góp phần vào việc làm rõ ứng dụng rộng rãi của mặt phẳng tọa độ trong thực tế và các môn khoa học tự nhiên khác, các hiện tượng liên quan đến phương pháp tọa độ. Tôi đã mạnh dạn xây dựng bài dạy tiết 31:” Mặt phẳng tọa độ” (Đại số 7) vận dụng kiến thức môn toán vào các môn: vật lý, địa lý, sinh học, lịch sử … để giải quyết tốt các vấn đề về mặt phẳng tọa độ và ứng dụng của phương pháp tọa độ trong thực tiễn cuộc sống.
1/ Kiến thức.
- Thấy được sự liên hệ giữa Toán học với các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Vật lý và mối liên hệ giữa Toán học với thực tiễn.
2/ Kỹ năng:
-Vận dụng kiến thức toán học để giải quyết những vấn đề thực tế có liên quan
3/ Tư duy:
- Liên hệ giữa Toán học với các bộ môn khoa học khác.
- Sự hỗ trợ tương quan giữa các môn học.
- Thực tiễn và Toán học có mỗi liên hệ mật thiết với nhau.
- Óc tưởng tượng, tư duy kết nối các môn học.
4/ Thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích môn học, từ đó say mê nghiên cứu, tìm mối tương quan và giải thích các hiện tượng thực tiễn. Khả năng ứng dụng kiến thức trong bài vào thực tế.
- Giúp học sinh phát triển toàn diện.
III. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối 7.
- Lớp: 7B
- Số lượng học sinh: 27 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
IV- Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng, việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn phải nắm thật chắc, thật sâu kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp liên môn vào giảng dạy càng làm cho sự gắn kết và quan hệ tương hỗ giữa các môn Toán, Vật lý, Sinh học, Địa lí, Lịch sử và cả kiến thức thực tiễn vào bài dạy làm cho tiết dạy sinh động hơn và tạo thêm nhiều hứng thú cho các em học tập.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này nên tôi mạnh dạn trình bày và thử nghiệm dạy tiết 31: “Mặt phẳng tọa độ” (Đại số 7). Tôi nhận thấy sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy giúp học sinh phát huy được sự suy nghĩ tích cực, khả năng sâu chuỗi kiến thức liên quan giữa các môn học, qua đó khắc sâu kiến thức cũ và củng cố kiến thức mới có khả năng liên hệ thực tế ứng dụng của vấn đề trong đời sống.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đình
Dung lượng: 3,42MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)