Bài dạy liên môn
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Minh |
Ngày 14/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: bài dạy liên môn thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa
- Phòng giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa
- Trường THCS Thị Trấn Vạn Hà
Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Nguyễn Văn Minh
Ngày sinh: 03 – 03– 1978 Môn: Vật Lý
Điện thoại: 0986454061; Email: [email protected]
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn: Vật lý, Hóa học Sinh học, Địa lý, Toán học, Lịch sử và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài: “Áp suất chất lỏng” môn Vật lý 8
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến kiến thức vật lí. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến các hoạt động của con người đó là “Áp suất chất lỏng”. Để góp phần vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của vât..Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, Lý, Hóa,Lịch sử, sinh, địa, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề về “Áp suất chất lỏng” của vật trong cuộc sống.
* Kiến thức.
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ tính chất và mức độ nguy hiểm của áp suất do chất lỏng gây ra
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ tính chất hóa học của O2 và O2 ít tan trong nước nên khi lặn sâu người thợ lặn cần có bình dưỡng khí.
- Giúp các em thời gian trung quốc đặt giàn khoan 981 trái phép vào hải địa Việt Nam và tàu Trung Quốc hung hăng, xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam 7/5/2014
- Biết được vị tí địa lí của “Vị trí của rãnh Mariana ” trên thế giới.
- Biết được cá sống được là nhờ có O2 ; Biết cách thở khi rơi xuống nước.
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong trường hợp ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối 8
- Số lượng học sinh: 32 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
* Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 8 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Hóa học, Sinh học, Toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong đó có kiến thức về “Áp suất chất lỏng” . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. Ví dụ: Đối với học sinh lớp 6,7 mà kết hợp kiến thức môn Hóa học vào môn Vật lý là không thể được. Như vậy chỉ có học sinh lớp 8 mới có thể tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn học một cách thuận lợi nhất.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm bản thân tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Minh
Dung lượng: 5,08MB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)