Bai day ATGT
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Diễn |
Ngày 06/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bai day ATGT thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
Phần thứ hai
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN THCS
Báo cáo viên: TS. Trần Văn Thắng
ĐỘNG NÃO
Anh/ chị hãy cho biết, có thể sử dụng những phương pháp nào để dạy học tích hợp nội dung GDATGT trong môn Giáo dục công dân THCS?
Phương pháp tích hợp:
- Các phương pháp truyền thống: Thuyết trình, Đàm thoại, Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Các phương pháp hiện đại: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Xử lí tình huống, đóng vai, tổ chức trò chơi, dự án…
2.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống)
2.1.1. Cách thực hiện
- GV nêu tình huống đi đường (đi bộ, đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy,...) với các biểu hiện hành vi khác nhau để HS phân tích, xử lí.
- HS xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống.
- HS phát hiện vấn đề cần giải quyết.
- HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống cần giải quyết.
- HS liệt kê các cách giải quyết.
- HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.
- GV kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học.
2.1.2. Một số lưu ý
- Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nội dung giáo dục an toàn giao thông, không được vượt ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
- Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với cuộc sống của HS.
- Tình huống cần có độ dài vừa phải.
- Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Các nhóm HS có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của hoạt động.
2.1.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy tích hợp giáo dục an toàn giao thông Bài 21 “Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ở lớp 8, GV nêu tình huống sau:
Minh, Hải và Vinh đạp xe đi hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa rôm rả. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Minh vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn. Hải cũng vội vàng đạp xe theo Minh, còn Vinh thì dừng xe lại.
Câu hỏi:
1/ Hành vi của ai trong trường hợp này là đúng pháp luật giao thông?
2/ Nếu khi thấy các bạn trong lớp mình cũng làm như trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào?
2.2. Phương pháp động não
2.2.1. Cách thực hiện
- Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu.
- Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
- Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
2.2.2. Một số lưu ý
- Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau.
- GV chú ý HS phát biểu ngắn gọn.
- GV không nên đánh giá, phê phán trong khi HS phát biểu.
2.2.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 14 “Thực hiện trật tự, an toàn giao thông” ở lớp 6, GV có thể sử dụng phương pháp động não, nêu câu hỏi: Theo các em, đâu là những nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta?
- HS có thể trả lời các nguyên nhân khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2 nguyên nhân.
- GV ghi tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp. GV phân loại ý kiến, kết luận về các nguyên nhân đúng.
- Cuối cùng, GV khen ngợi những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến chưa đúng mà cần động viên, khích lệ để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào các câu hỏi sau.
2.3. Phương pháp trò chơi
2.3.1. Cách thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung trò chơi và luật chơi cho HS.
- HS tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
2.3.2. Một số lưu ý
- Trò chơi phải dễ tổ chức thực hiện, phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương và trình độ HSTHCS, đồng thời không làm mất sức hoặc không làm mất an toàn cho HS.
- HS phải nắm được quy tắc chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- Phải tạo điều kiện cho HS tham gia đầy đủ, tham gia tổ chức và điều khiển ở tất cảc các khâu, từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
- HS phải được luân phiên, thay đổi hợp lí khi tham gia trò chơi.
- Nên tổ chức trò chơi ở sân trường có diện tích vừa đủ để thực hành.
2.3.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 14 “Thực hiện trật tự, an toàn giao thông” ở lớp 6, GV có thể tổ chức trò chơi “Đèn tín hiệu giao thông”.
- Cách chơi:
+ Chia HS thành 3 hoặc 4 đội chơi, mỗi đội cử 1 Đội trưởng để điều khiển trò chơi. Các đội xếp thành hàng ngang, đóng vai người điều khiển xe đạp.
+ Khi quản trò bấm đèn xanh (hoặc hô to “đèn xanh”) thì những người điều khiển xe được tự do di chuyển; khi quản trò bấm đèn đỏ thì người điều khiển xe phải đứng yên và giữ nguyên tư thế.
- Luật chơi:
+ Bạn nào cử động khi có đèn đỏ là bị loại.
+ Bạn nào còn lại sau 3 lượt chơi là thắng cuộc.
2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
2.4.1. Cách thực hiện
- GV nêu chủ đề thảo luận.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.
- GV tổng kết và nhận xét.
2.4.2. Một số lưu ý
- Thông thường, mỗi nhóm nên có khoảng 8 - 10 HS.
- Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm.
- Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
2.4.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 15 “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân” ở lớp 9, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận tình huống:
Chiều thứ 7, Vân, Lan Anh và Linh (đều 16 tuổi) cùng đạp xe đến nhà Khánh để rủ nhau đi chơi. Trên đường đi có một đoạn đường ngược chiều, mà đi qua đó thì phải mất thêm mấy phút. Vì không muốn mất thời gian và vì đường vắng người nên 3 bạn cứ thế phóng xe đi vào đường ngược chiều. Gần đền cuối đường, bỗng một chú cảnh sát giao thông xuất hiện, yêu cầu các bạn dừng xe và lập biên bản xử phạt.
Câu hỏi:
1/ Việc 3 bạn học sinh đi vào đường ngược chiều là đúng hay sai pháp luật về an toàn giao thông? Vì sao?
2/ Trong trường hợp này, chú cảnh sát giao thông có quyền xử phạt không? Xử phạt như thế nào?
3/ Nếu bị xử phạt, trong trường hợp này 3 bạn học sinh sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN THCS
Báo cáo viên: TS. Trần Văn Thắng
ĐỘNG NÃO
Anh/ chị hãy cho biết, có thể sử dụng những phương pháp nào để dạy học tích hợp nội dung GDATGT trong môn Giáo dục công dân THCS?
Phương pháp tích hợp:
- Các phương pháp truyền thống: Thuyết trình, Đàm thoại, Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Các phương pháp hiện đại: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Xử lí tình huống, đóng vai, tổ chức trò chơi, dự án…
2.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống)
2.1.1. Cách thực hiện
- GV nêu tình huống đi đường (đi bộ, đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy,...) với các biểu hiện hành vi khác nhau để HS phân tích, xử lí.
- HS xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống.
- HS phát hiện vấn đề cần giải quyết.
- HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống cần giải quyết.
- HS liệt kê các cách giải quyết.
- HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.
- GV kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học.
2.1.2. Một số lưu ý
- Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nội dung giáo dục an toàn giao thông, không được vượt ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
- Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với cuộc sống của HS.
- Tình huống cần có độ dài vừa phải.
- Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Các nhóm HS có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của hoạt động.
2.1.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy tích hợp giáo dục an toàn giao thông Bài 21 “Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ở lớp 8, GV nêu tình huống sau:
Minh, Hải và Vinh đạp xe đi hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa rôm rả. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Minh vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn. Hải cũng vội vàng đạp xe theo Minh, còn Vinh thì dừng xe lại.
Câu hỏi:
1/ Hành vi của ai trong trường hợp này là đúng pháp luật giao thông?
2/ Nếu khi thấy các bạn trong lớp mình cũng làm như trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào?
2.2. Phương pháp động não
2.2.1. Cách thực hiện
- Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu.
- Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
- Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
2.2.2. Một số lưu ý
- Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau.
- GV chú ý HS phát biểu ngắn gọn.
- GV không nên đánh giá, phê phán trong khi HS phát biểu.
2.2.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 14 “Thực hiện trật tự, an toàn giao thông” ở lớp 6, GV có thể sử dụng phương pháp động não, nêu câu hỏi: Theo các em, đâu là những nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta?
- HS có thể trả lời các nguyên nhân khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2 nguyên nhân.
- GV ghi tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp. GV phân loại ý kiến, kết luận về các nguyên nhân đúng.
- Cuối cùng, GV khen ngợi những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến chưa đúng mà cần động viên, khích lệ để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào các câu hỏi sau.
2.3. Phương pháp trò chơi
2.3.1. Cách thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung trò chơi và luật chơi cho HS.
- HS tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
2.3.2. Một số lưu ý
- Trò chơi phải dễ tổ chức thực hiện, phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương và trình độ HSTHCS, đồng thời không làm mất sức hoặc không làm mất an toàn cho HS.
- HS phải nắm được quy tắc chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- Phải tạo điều kiện cho HS tham gia đầy đủ, tham gia tổ chức và điều khiển ở tất cảc các khâu, từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
- HS phải được luân phiên, thay đổi hợp lí khi tham gia trò chơi.
- Nên tổ chức trò chơi ở sân trường có diện tích vừa đủ để thực hành.
2.3.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 14 “Thực hiện trật tự, an toàn giao thông” ở lớp 6, GV có thể tổ chức trò chơi “Đèn tín hiệu giao thông”.
- Cách chơi:
+ Chia HS thành 3 hoặc 4 đội chơi, mỗi đội cử 1 Đội trưởng để điều khiển trò chơi. Các đội xếp thành hàng ngang, đóng vai người điều khiển xe đạp.
+ Khi quản trò bấm đèn xanh (hoặc hô to “đèn xanh”) thì những người điều khiển xe được tự do di chuyển; khi quản trò bấm đèn đỏ thì người điều khiển xe phải đứng yên và giữ nguyên tư thế.
- Luật chơi:
+ Bạn nào cử động khi có đèn đỏ là bị loại.
+ Bạn nào còn lại sau 3 lượt chơi là thắng cuộc.
2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
2.4.1. Cách thực hiện
- GV nêu chủ đề thảo luận.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.
- GV tổng kết và nhận xét.
2.4.2. Một số lưu ý
- Thông thường, mỗi nhóm nên có khoảng 8 - 10 HS.
- Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm.
- Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
2.4.3. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 15 “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân” ở lớp 9, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận tình huống:
Chiều thứ 7, Vân, Lan Anh và Linh (đều 16 tuổi) cùng đạp xe đến nhà Khánh để rủ nhau đi chơi. Trên đường đi có một đoạn đường ngược chiều, mà đi qua đó thì phải mất thêm mấy phút. Vì không muốn mất thời gian và vì đường vắng người nên 3 bạn cứ thế phóng xe đi vào đường ngược chiều. Gần đền cuối đường, bỗng một chú cảnh sát giao thông xuất hiện, yêu cầu các bạn dừng xe và lập biên bản xử phạt.
Câu hỏi:
1/ Việc 3 bạn học sinh đi vào đường ngược chiều là đúng hay sai pháp luật về an toàn giao thông? Vì sao?
2/ Trong trường hợp này, chú cảnh sát giao thông có quyền xử phạt không? Xử phạt như thế nào?
3/ Nếu bị xử phạt, trong trường hợp này 3 bạn học sinh sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Diễn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)