BÀI CƠ-NHIỆT CẢU BẠN FIVE.V

Chia sẻ bởi Vũ Đình Hà | Ngày 14/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: BÀI CƠ-NHIỆT CẢU BẠN FIVE.V thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài toán 1
Một ca nô xuất phát từ bến sông A có vận tốc đối với nước là 12km/h đuổi theo một xà lan có vận tốc đối với bờ là 10km/h xuất phát trước 2h từ bến sông B trên cùng một dòng sông. Ca nô và xà lan đều chạy xuôi dòng theo hướng AB. Khi chạy ngang qua B, ca nô thay đổi vận tốc để có vận tốc với bờ tăng lên gấp đôi và sau đó 3h đã đuổi kịp xà lan.
Biết AB = 60km, hãy xác định vận tốc của dòng nước.
Hướng giải
Đặt v1= 12km/h, v2 = 10km/h, t1 = 2h, t2 = 3h. Gọi x là vận tốc dòng nước.
Thời gian ca nô từ A về B là: t3 = .
Khi canô đến B thì xà lan cách B một khoảng là BC = (v2+x) ( t1+ t3) = (10+x).()
Sau đó vận tốc của canô tăng gấp đôi nên vận tốc tương đối giữa canô và xà lan là:
v = ( 2v1+x) - ( v2+x) = 2v1 - v2 = 2.12 - 10 = 14km/h.
Theo bài ta có t2 = . Thay số ta có phương trình x2 + 31x + 168 = 0.
Phương trình này không thể có nghiệm dương! Có lẽ số liệu đầu bài cần xem lại.
Bài toán 2
Bài 2: Trong bình cách nhiệt đựng hh nước và nước đá ở 0 độ C. Cung cấp cho hhợp một nhiệt lượng đủ để giữ cho nhiệt độ hỗn hợp không thay đổi và nước đá tan hết. Người ta thấy thể tích hh giảm 3 cm khối. Biết ở 0 độ C D nước = 0,99g/ cm3; D nước đá = 0,92 g/cm3 và Lam đa = 334000J/kg. Bỏ qa hấp thụ nhiệt của bình và trao đổi nhiệt giữa bình với môi trường.
1, tính kh lượng đá đã tan thành nước và NL đã cung cấp
2, Sau đó đổ thêm vào bình 1 lượng nước ở (t1 < 4 ) và ngừng cung cấp nhiệt cho bình. So sánh thể tích nước trong bình trước và sau khi có cân bằng nhiệt. Giả thiết rằng mỗi khi nhiệt độ tăng 1 độ (khoảng từ 0 đến 4 độ C) thì thể tích nước giảm đi x% so với thể tích của nó ở 0 độ C.
Hướng giải
a) Gọi m (gam) là khối lượng nước đá trong bình. Thể tích nước đá ban đầu V1 = .
Thể tích nước do lượng nước đá tan thành là V2 = .
Theo bài ta có V1 - V2 = 3 => m = ..................
Nhiệt lượng cần tính là ......................
b) Vì nhiệt độ của nước đổ thêm vào nhỏ hơn 40C nên nhiệt độ hỗn hợp cuối cùng tăng lên cũng nhỏ hơn 40C. Trong giai đoạn này nước sẽ co lại nên thể thích nước trong bình giảm đi so với ban đầu.
Nhận xét: Phần b bài 2 kiến thức lớp 6 cũng trả lời được. Bài toán sẽ hay hơn nếu cho biết rõ ( khối lượng, nhiệt độ.. ) về nước trong bình và nước đổ vào, biết rõ cái x% (!) và yêu cầu tính độ hụt thể tích sau đó. Nếu có định lượng lúc này thì ta có dạng toán rất mới mà chưa sách nào đề cấp đến! Tuy nhiên cái x% chưa có công bố ở đâu nên câu hỏi vẫn ở mức rất sơ sài như đầu bài.

( Gv. Vũ Hà - Trường THCS Long Xuyên, Bình Giang, Hải Dương)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Hà
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)