Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Nga | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KRÔNG ANA
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
(Năm học 2008- 2009)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoài Sương.
Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp.
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
TUẦN 9 - TIẾT 43
TIẾNG VIỆT
Kiến thức trọng tâm là phần chữ đỏ ( nội dung phải
ghi chép vào vở)
Những nội dung còn lại có thể ghi hoặc không tùy ý.

* Hướng dẫn ghi chép:

I/ Từ đơn-từ phức:

1/ Khái niệm.
+ Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
+ Từ phức: Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Từ phức gồm mấy loại ?
I/ Từ đơn- từ phức
2/ Phân loại từ phức.

Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Láy toàn
bộ
Láy vần
Láy phụ
âm đầu
Từ ghép
chính phụ
Từ ghép
đẳng lập
I/ Từ đơn-từ phức:

3) Bài tập:
BT 2: Xác định từ ghép và từ láy:
+ Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
+ Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn

BT 3: Tìm từ láy giảm nghĩa và tăng nghĩa:
+ Giảm nghĩa: Trắng trắng , đèm đẹp , nho nhỏ ,lành lạnh , xôm xốp ...
+ Tăng nghĩa: nhấp nhô, sát sàn sạt, sạch sành sanh.

? Thế nào là thành ngữ? Nghĩa của thành ngữ được hình thành như thế nào?
II/ Thành ngữ.
1/ Khái niệm
+ Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
+ Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…..
II/ Thành ngữ.
2/ Bài tập: (Hoạt động nhóm theo yêu cầu )

+Bài tập 2 : (Nhóm1 và 2)
-Xác định thành ngữ, và giải thích nghĩa (Nhóm 1)
-Xác định tục ngữ, và giải thích nghĩa (Nhóm 2)
+ Bài tập 3:( Nhóm 3 và 4 )
-Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật (Nhóm3)
-Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật (Nhóm 4)
+ Bài tập 4:( Nhóm 5 và 6)
II/ Thành ngữ.
Bài tập 2: Xác định thành ngữ, tục ngữ và giải thích nghĩa:
Thành ngữ:
+ Nghĩa của các thành ngữ b, d, e là:
b- Làm việc không đến nơi đến chốn bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
d- Tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
e- Giả dối nhằm đánh lừa người khác.
Tục ngữ
+ Nghĩa của các tục ngữ a, c là:
a- Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đặc điểm của con người.
c- Muốn gìn giữ thức ăn: Với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy kín.
II/ Thành ngữ.
Bài tập3: Tìm hai thành ngữ chỉ yếu tố động, thực vật- giải thích và đặt câu:
* Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Chó cắn áo rách: Đã khó khăn lại gặp thêm tai họa.
Đặt câu: Anh ấy vừa bị mất mùa, nay lại bị ốm nặng, đúng là cảnh chó cắn áo rách.
+ Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
Đặt câu: Mụ vợ ông lão đánh cá hết đòi cái này đến đòi cái khác đúng là được voi đòi tiên.
* Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
- Dây mơ rể má: Có quan hệ họ hàng hoặc có liên quan với nhau.
- Dây cà ra dây muống: Nói hoặc viết dài dòng, lan man, rườm rà.
II/ Thành ngữ.
2/ Bài tập:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Bảy nổi ba chìm vơí nước non.”
(Hồ Xuân Hương)
“ Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
(Nguyễn Du)
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
(Nguyễn Du)

Bài 4: Thành ngữ sử dụng trong văn chương.

III/ Nghĩa của từ.
1/ Khái niệm.
Thế nào là nghĩa của từ ?
+ Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị
(về sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ……)
III/ Nghĩa của từ:
2/ Bài tập: (Hoạt động nhóm 2 bàn – 2 dãy )

Chọn cách hiểu a, không chọn cách hiểu b, c, d vì:
+ Cách b: Nghĩa của mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần “Người
phụ nữ” là chưa hợp lí.
+ Cách c: Vì trong 2 câu này nghĩa từ mẹ có thay đổi (nghĩa gốc -nghĩa chuyển).
+ Cách d: Vì “mẹ” và “bà”có chung nét nghĩa “người phụ nữ”
*Bài tập 2:(Dãy 1) Chọn cách hiểu đúng.
Chọn đáp án b: vì cách giải thích a vi phạm nguyên tắc khi giải thích nghĩa của từ , vì đã dùng cụm từ có nghĩa thực thể - cụm DT ( đức tính rộng lượng …)để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất(độ lượng –tính từ)
*Bài tập 3:(Dãy 2) Chọn cách giải thích đúng.

IV/Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1/ Khái niệm.
-Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
-Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
+ Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa.
+ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Chuyển nghĩa là hiện
tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa.
Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

IV/Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
2/ Bài tập:Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ “Hoa”:
+ Từ “hoa” trong câu thơ được dụng theo nghĩa chuyển
(nghĩa là đẹp, sang trọng).
+ Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ
“hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ chưa thể đưa vào từ điển.
Ô SỐ MAY MẮN
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
10
20
30
40
50
60
70
80
10
20
30
40
50
60
70
80
Có 2 đội chơi,mỗi đội được chọn một ô số bất kì trong 8
ô số . Với mỗi ô số học sinh sẽ phải trả lời 1 câu hỏi. Nếu
đúng sẽ được 10 điểm, sai không được điểm.
Có 3 ô số may mắn. Nếu đội nào chọn đúng thì sẽ được 10
điểm mà không phải trả lời.
Kết quả, đội nào được nhiều điểm hơn thì sẽ thắng.
LUẬT CHƠI
Ô SỐ MAY MẮN
Ô SỐ MAY MẮN
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
10
20
30
40
50
60
70
80
10
20
30
40
50
60
70
80
Thành ngữ nào có nghĩa là “Sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít hiểu biết nhưng lại tự phụ, chủ quan”?
A. Cá chậu chim lồng
B. Ếch ngồi đáy giếng
C. Rồng vào ao cạn
S
S
Đ
Trong các câu thơ trích từ Truyện Kiều sau đây, câu nào có sử dụng thành ngữ?
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
B. Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền cao sức, lược thao gồm tài .
Tự ta ta phải lo âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này
S
Đ
S
D. Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
S
Trong các câu sau, câu nào nghĩa của từ “Ngân hàng” được dùng với nghĩa gốc?
A. Ngân hàng ngoại thương
B. Ngân hàng máu
C. Ngân hàng đề thi
S
S
Đ
Thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị” có nghĩa là:
D. Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
B. Chỉ cách nói dài dòng rườm rà.
C. Khuyên ăn thị không nên ngậm hạt
Đ
S
S
A. Chỉ một người ăn thị ngậm hạt
S
Nghĩa của từ “Nói mát” là:
A. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói
B. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thực ra là mỉa mai, chê trách.
C. Nói chen vào chuyện của người khác khi không được hỏi tới.
S
S
Đ
D. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước, có sau.
S
Dặn dò:
Về nhà hoàn chỉnh các bài tập.
Chuẩn bị phần tổng kết tiếp theo.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GÓP Ý CỦA QUÍ THẦY CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)