Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng)

Chia sẻ bởi Phạm Văn Thành | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
quý thầy, cô giáo
đến dự giờ thao giảng!
Chào mừng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
A/ Về khuya, đường phố rất im lặng
B/Trong thời kì đổi mới ,Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
C/Những hoạt động từ thiện của ôngkhiến chúng tôi cảm xúc.
TRẢ LỜI
A/ Im lặng : vắng lặng,yên tĩnh
B/ Thành lập : thiết lập
C/Cảm xúc : cảm động,cảm phục
Tiếng Việt: Tiết 43
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
Người thực hiện: Phạm Văn Thành
I/ TỪ ĐƠN TỪ PHỨC
1. Từ đơn
Thế nào là từ đơn ?
Cho ví dụ minh họa ?
Từ đơn :Là từ do một tiếng
có nghĩa tạo thành
Ví dụ: hoa ,quả, vv
2.Từ phức
Thế nào là từ phức ?
Cho ví dụ minh họa ?
Ví dụ: hoa hồng ,
quả cam
Phân biệt các loại từ phức:
Từ ghép
Từ phức có 2 loại
Từ láy
Từ phức có
mấy loại ?
Từ ghép : ghép các tiếng có nghĩa với nhau.


Từ ghép chính phụ: ví dụ: xe đạp, xe máy, ...
Từ ghép đẳnglập :
ví dụ: áo quần, sông núi, ...
Phân biệt các loại từ ghép:
Từ láy: Có sự
hòa phối
âm thanh giữa
các tiếng
Từ láy hoàn toàn :
Ví dụ : tim tím ,đo đỏ
Láy bộ phận
Từ láy
Láy phụ âm đầu :
Ví dụ: xa xôi
Láy vần :
Ví dụ: lom khom
Láy bộ phận 2 loaị






Bài 2 (Tr/122) Trong những từ sau, từ nào là từ láy? từ ghép?
Ngặt nghèo, giam giữ, lấp lánh, gật gù, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, mong muốn, nho nhỏ, xa xôi, nhường nhịn, rơi rụng, lạnh lùng.

ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
2. Phân biệt từ ghép, từ láy:

Từ ghép:
Từ láy:
3/Xác Định từ láy tăng nghĩa ,từ láy giảm nghĩa
Giảm nghĩa :
trăng trắng ,đèm đẹp,nho nhỏ,lành lạnh, xôm xốp.
Tăng nghĩa:
nhấp nhô , sạch sành sanh, sát sàn sạt.
Từ
( xét về đặc điểm cấu tạo )
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép
chính phụ
Từ ghép
đẳng lập
Từ láy âm
Từ láy
bộ phận
Từ láy vần
Từ láy
hoàn toàn
II/ THÀNH NGỮ
1/ Khái niệm : Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ : nhanh như thỏ ,
Ví dụ : dữ như hổ ...
2/ Phân biệt thành ngữ ,tục ngữ
-Thành ngữ
Đánh trống bỏ dùi
Được voi đòi tiên
Nước mắt cá sấu
- Tục ngữ
Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
Chó treo mèo đậy

2/ Giải thích nghĩa của thành ngữ
b. đánh trống bỏ dùi: là thành ngữ chỉ sự làm việc dở dang, thiếu tinh thần trách nhiệm.
d. được voi đòi tiên: là thành ngữ chỉ sự tham lam, được cái này đòi cái khác.
e. nước mắt cá sấu: là thành ngữ chỉ hành động giả dối nhằm đánh lừa người khác.

Tục ngữ:
a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Hoàn cảnh
môi trường xã hội ảnh hưởng đến tính cách đạo
đức con người.
c. Chó treo mèo đậy: muốn giữ gìn thức ăn với
chó thì phải treo, với mèo thì phải đậy.
3/ Tìm hai thành ngữ chỉ động vật,hai thành ngữ thực vật
Chỉ động vật : - Mèo già hóa cáo.
- Chó căn áo rách.

Chỉ thực vật : - Cây nhà lá vườn.
- Cây cao bóng cả.
Giải thích ý nghĩa mỗi thành ngữ tìm được
Mèo già hóa cáo: ở lâu ngày ,sống lâu năm trở lên ranh mãnh quỷ quyệt.
Chó cắn áo rách : đã khó khăn đến cùng cực lại còn gặp tai họa,diều rủi ro.
Cây ngay không sợ chết đứng: người ngay thẳng người tốt thì không sợ gièm pha vu khống.
Cây nhà lá vườn : những thứ tự làm ra chứ không phải đem từ bên ngoài vào.
ĐẶT CÂU VỚI MỖI THÀNH NGỮ TÌM ĐƯỢC
Chính là cái lão “mèo già hóa cáo ấy rồi”.
Đúng là cuộc đời “chó cắn áo rách”.
Anh nói thật chứ : “cây ngay không sợ chết đứng đâu”.
Sau những buổi làm việc mệt nhọc anh em đã thưởng thức món “cây nhà lá vườn” thật tuyệt.
4. Sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
(Nguyễn Du)
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
III. NGHĨA CỦA TỪ
Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất,
hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
1. Khái niệm
2. Chọn cách hiểu đúng:
a. Nghĩa của từ “mẹ” là “người phụ nữ
có con, nói trong mối quan hệ với con”.
=> Hợp lý.
b. Nghĩa của mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ có con”.
=> Chưa hợp lý.
c. Cách hiểu (c) có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc (a) và nghĩa chuyển (thất bại là bài học kinh nghiệm cho thành công).
d. Cách giải thích này sai vì mẹ và bà có nét nghĩa chung là người phụ nữ.
3. Cách giải thích đúng:

Độ lượng: rộng lượng, dễ
thông cảm với người
có sai lầm
và dễ tha thứ.
IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ:
Từ có thể có một nghĩa : xe đạp, máy nổ, rau muống …
Từ nhiều nghĩa: mũi, miệng, ăn, đánh, …
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo thành từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Nghĩa gốc : Là nghĩa xuất hiện từ đầu,làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.


Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ:
Cái chân em bị đau. (nghĩa gốc)
Anh ấy có chân trong cơ quan. (nghĩa chuyển)
Câu thơ:
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Từ “hoa” trong thềm hoa, lệ hoa là nghĩa
chuyển, chỉ xuất hiện tạm thờitrong văn cảnh.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ

* Về nhà học bài .
* Soạn nội dung tiếp theo
Chân thành cảm ơn
quý thầy cô giáo
và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)