Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:




Tiết 43 - 44(NV9)
Tổng kết
về từ vựng
(Gv: nguyễn thị thuý)
I.Từ đơn và từ phức
1. Khái niệm
a. Từ đơn: Là từ chỉ gồm 1 tiếng (VD: nhà, cây, biển, trời đất, đi...).
b. Từ phức: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng (VD: quần áo, câu lạc bộ, sạch sành sanh, vi sinh vật học, đẹp đẽ...).
c. Từ phức gồm 2 loại :
*Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (VD: điện máy, xăng dầu, trắng đen,...)
* Từ láy: gồm các từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (VD: lạnh lùng, nho nhỏ, xào xạc, tim tím, đo đỏ,...)
2. Cấu tạo
Từ đơn Từ phức

Từ láy Từ ghép

Hoàn toàn Bộ phận Đẳng lập Chính phụ

Phụ âm đầu Láy vần




3. Bài tập: Xác định từ ghép và từ láy
Bài tập 2 SGK/122: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy:
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Trả lời:
->Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
->Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Bài tập 3-SGK/123
Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự giảm nghĩa và từ láy nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc?
Trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.
Đáp án:
->Từ láy có nghĩa giảm nhẹ: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
->Từ láy có nghĩa tăng mạnh: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. Thành ngữ
1. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...
* VD: Mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng, ăn cháo đá bát, đem con bỏ chợ, mèo mả gà đồng...
2. Tục ngữ: Là những câu nói dân gian, có đặc điểm rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu. Tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, xã hội...
3. Chú ý:
*Thành ngữ thường là 1 ngữ cố định biểu tị 1 khái niệm, nó có giá trị tương đương với 1 từ và được dùng như 1 từ có sẵn trong kho từ vựng.
*Tục ngữ thường là 1 câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị 1 phán đoán hoặc 1 nhận định (Tục ngữ thường khuyết chủ ngữ).
4. Bµi tËp
Bài tập 2-SGK/123-124. Trong tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
b. Đánh trống bỏ dùi
c. Chó treo mèo đậy
d. Được voi đòi tiên
e. Nước mắt cá sấu
Đáp án: 1. Thành ngữ:
b.Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
d. Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, có cái này lại đòi hỏi cái khác.
e. Nước mắt cá sấu: hành động giả dối được che đậy 1 cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
2. Tục ngữ:
a. Gần mực thì đen: hoàn cảnh sông, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
c. Chó treo mèo đậy: muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng, phù hợp.











Bài tập 3 - SGK/123

Tìm 2 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
Đáp án: a. 2 thành ngữ chỉ động vật
*Chó cắn áo rách: người đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai hoạ dồn dập ập xuống đầu.
-Đặt câu: Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại bị cháy nhà, đúng là chó cắn áo rách.
*Mèo mù vớ cá rán: 1 sự may mắn tình cờ do hoàn cảnh đem lại(không phải có được bằng tài năng, hay sự cố gắng)
-Đặt câu: Nó đã dốt nát lại lười biếng, thế mà vớ được cô vợ con nhà giàu sụ, đúng là mèo mù vớ cá rán.
b. 2 thành ngữ chỉ thực vật
*Bãi bể nương dâu: theo thời gian, cuộc đời có những thay đổi ghê gớm khiến cho con người phải giật mình suy nghĩ.
-Đặt câu: Anh đứng trước cái vườn hoang, không còn dấu vết gì của ngôi nhà tranh khi xưa, lòng chợt buồn về cảnh bãi bể nương dâu.
Bài tập 4 - SGK/123:
Tìm 2 VD có sử dụng thành ngữ trong văn chương.
*Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non. (Hồ Xuân Hương)
*Một đời được mấy anh hùng
Bõ khi cá chậu chim lồng mà chơi. (Nguyễn Du)
*Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm. (Nguyễn Du)
*Người nách thước kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. (Nguyễn Du)
*Hoạn Thư hồn lạc phách siêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. (Nguyễn Du)

III. nghĩa của từ
1. Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
Có 3 cách để giải Nghĩa của từ:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Mô tả Sự vật, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị.
+Sự vật (tự nhiên hoặc nhân tạo, thể rắn hoặc thể lỏng..): bàn, cây, thuyền, biển...
+Tính chất: tốt, xấu, rắn nát, xanh, đỏ,...
+Quan hệ (cho hoặc nhận, liên hợp hoặc phụ thuộc...): và, với, cùng, của
- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.


2. Bài tập
Bài tập 2 - SGK/ 123. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a. Nghĩa của từ mẹ là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.->Hợp lí (có thể bổ sung cácnét nghĩa:người phụ nữ có con do mình sinh ra hoặc con nuôi,nói trong quan hệ với con).
b. Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa người phụ nữ, có con.->Chưa hợp lí
c. Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong 2 câu: mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ của thành công.->Có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc (a) và nghĩa chuyển (Thất bại là mẹ của thành công).
d. Nghĩa của từ Mẹ không có phần nào chung với từ bà.
->Sai, vì mẹ và bà có chung nét nghĩa người phụ nữ.
Bài tập 3 - SGK/123
Cách giải thích nào trong 2 cách sau là đúng
Độ lượng là:
a. đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
->Không hợp lí, vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa danh từ.
b. rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
-> Đúng, vì dùng từ rộng lượng là định nghĩa cho từ độ lượng (giải thích bằng từ đồng nghĩa), phần còn lại là cụ thể hoá cho từ rộng lượng.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Khái niệm:
- Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên (VD: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre, mắt lưới,...)
- Từ 1 nghĩa: xe đạp, máy nổ, bọ nẹt,...
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Là quá trình thay đổi, mở rộng nghĩa của từ, tạo ra những tà có nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
*Chú ý: Thông thường trong câu, từ chỉ có 1 nghĩa nhất định. Nhưng trong 1 số trường hợp, từ được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
VD. Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. (Hồ Chí Minh)

3.Bµi tËp2 - SGK/124.
Trong 2 câu thơ sau, từ hoa trong từ thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trả lời: Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
Phân tích: - Về cú pháp, hoa trong từ thềm hoa và lệ hoa là các Định ngữ nghệ thuật.
- Về tu từ từ vựng: hoa trong các tổ hợp từ trên có nghĩa là đẹp, sang trọng, tinh khiết.
Chú ý: Đây là các nghĩa chỉ có trong câu thơ lục bát này, nếu tách hoa ra khỏi câu thơ thì những nghĩa này không còn nữa. Vì vậy, người ta gọi chúng là Nghĩa lâm thời.
*Không thể coi nghĩa chuyển là nguyên nhân khiến từ hoa trở nên nhiều nghĩa, vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ hoa và chưa được chú giải trong Từ điển.
v. Từ đồng âm
1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau (VD: đường để ăn, đường để đi, trong tính từ chỉ tính chất, trong danh từ chỉ vị trí...)
2. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
a. Hiện tượng nhiều nghĩa: 1 từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau(1 hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa).VD: Từ chín: chỉ lương thực, thực phẩm đã được nấu chín; chie sự vật phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được; chỉ sự vật đã được xử lí qua nhiệt độ như 1 công đoạn kĩ thuật bắt buộc: vá chín; chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã đến mức cao: tài năng đã chín, suy nghĩ đã chín...
b. Hiện tượng đồng âm: Từ đồng âm là từ có nghĩa rất khác nhau (2 hoặc nhiều hình thức ngữ âm có nghĩa khác nhau).
VD: (Con ngựa) lồng lên - lồng (vỏ chăn) - (đèn) lồng - lồng (để nhốt gà); (hòn) đá - (bóng) đá - đá (nhiều) - đá (lửa).

3. Bài tập
Bài tập 2 - SGK/124. Trong 2 trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a. Từ lá trong: Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh dời dợi
(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
Và trong: Công viên lá phổi của thành phố.
b. Từ đường, trong: Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn đồng, Trường Sơn tây)
Và trong: Ngọt như đường.
Trả lời:
a. Hiện tượng nhiều nghĩa. Vì từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong từ lá xa cành.
b. Hiện tượng đồng âm. Vì 2 từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Tiết 44. Vi.từ đồng nghĩa
1. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 1 từ có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa. VD: Máy bay-tàu bay-phi cơ; cọp-hổ-hùm-ông 50; hy sinh-chết-từ trần...
2. Bài tập.
Bài tập 2-SGK/125.
a. Không đúng vì đồng nghĩa là hiện tượng chung của tất cả các các ngôn ngữ trên thế giới; nói cách khác, không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
b. Không đúng, vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa 2, 3 hoặc nhiều hơn 3 từ.
c. Không đúng, vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
d. Đúng vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng.

Bài tập 3.SGK/125.
Đọc câu sau: Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. (Hồ Chí Minh)
Cho bíêt dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
Trả lời:
a. Từ xuân: chỉ 1 mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể 1 hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
b. Dùng từ xuân có 2 tác dụng:
-Tránh lặp từ tuổi tác.
-Có hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung khiến cho lời văn vừa hóm hỉnh, vừa toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời.
vii. Từ trái nghĩa
1.Khái niệm và đặc điểm:
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-Từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
-Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lới nói thêm sinh động.
VD: a. Các cặp từ trái nghĩa, trong đó 1 từ trái nghĩa với 1 từ: trắng-đen, rắn-nát, cứng-mềm,...
b. Một từ nhiều nghĩa có trái nghĩa với nhiều từ: lành-rách, lành-mẻ, lành-độc, lành-ác...
c. Một số câu đối tham khảo:
-Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn 2 mắt lại,
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có 1 người thôi.
-Bán giàu, bán rượu, không bán nước
Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.
2. Bài tập
Bài tập 2.SGK/125. Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông-bà, xấu-đẹp, xa-gần, voi-chuột, thông minh-lười, chó-meo, rộng-hẹp, giàu-khổ.
Trả lời:
a. Những cặp từ trái nghĩa về ngôn ngữ (khi đứng trong từ điển vẫn trái nghĩa nhau): xấu-đẹp, xa-gần, rộng-hẹp...
b. Những cặp từ trái nghĩa ngữ dụng(chỉ trái nghĩa trong 1 số văn cảnh cụ thể, thông qua cách hiểu bằng vốn sống và kinh nghiệm của người bản ngữ):
-Ông nói gà bà nói vịt (gà-vịt)
-Đầu voi đuôi chuột (voi-chuột)
-Cắn nhau như chó với mèo (chó-mèo)
Bài tập 3.SGK/125
Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống-chết, yêu-ghét, chẵn-lẻ, cao-thấp, chiến tranh-hoà bình, già-trẻ, nông-sâu, giàu-nghèo.
Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành 2 nhóm: nhóm 1 như: sống-chết (Không sống có nghĩa là chết, không chết có nghĩa là còn sống), nhóm 2 như già-trẻ (không già có nghĩa là còn tre, không trẻ có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?
Trả lời:
a.Cùng nhóm với sống-chết có: chiến tranh-hoà bình, đực-cái,chẵn-lẻ,...->Đây là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau, không thể vừa A vừa B, không kết hợp với các từ chỉ mức độ như rất, hơi, quá, lắm.
b. Cùng nhóm với già-tre có: yêu-ghét, cao-thấp, nông-sâu,...
->Đây là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau, có thể kết hợp thành các từ theo mô hình vừa A vừa B.
viii. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
1. Khái niệm:
a.Nghĩa của 1 từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
-1 từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
-1 từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
-1 từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp với 1 từ ngữ khác.
b.Về bản chất, đây là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với nhau:
-Các từ giống nhau về nghĩa gọi là Từ đồng nghĩa.
-Các từ trái ngược nhau về nghĩa gọi là Từ trái nghĩa.
-Các từ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa gọi là Cấp độ khái quát nghĩa của từ.

2.Bài tập
Bài tập 2.SGK/126.
a. Điền từ ngữ:
Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)
b. Giải thích:
1.Từ đơn: là từ gồm 1 tiếng.VD: nhà, cửa, núi, sông...
2.Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên.
-Hai tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa là từ ghép. VD: nhà cửa, điện máy, chìm nổi, trắng đen,...
-Hai tiếng có quan hệ với nhau về ngữ âm là từ láy.
VD: đẹp đẽ, lạnh lùng, xôn xao, lấp lánh, nho nhỏ,...
3. Từ ghép:
*Ghép đẳng lập là 2 tiếng bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa.
VD: trầm bổng, tôm cá, già trẻ, đứng ngồi,..
*Ghép chính phụ là 2 tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp và ngữ nghĩa

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)