Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng)

Chia sẻ bởi Tạ Đình Ngọc | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Chào mừng các thầy, cô giáo
về dự giờ thao giảng
môn Ngữ văn
lớp 9B - Trường THCS Trường Lâm - Tĩnh Gia - Thanh Hoá. GV thực hiện: Tạ Xuân Ngọc

Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Nhóm 1: Nghiên cứu phần nội dung kiến thức số 5 Mục V: Từ đồng âm
Nhóm 2: Nghiên cứu phần nội dung kiến thức số 6 Mục VI: Từ đồng nghĩa
Nhóm 3: Nghiên cứu phần nội dung kiến thức số 7 Mục VII: Từ trái nghĩa
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
V.Từ đồng âm
1.Khỏi ni?m:
-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau .
- Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm:
+ Giống: Có vỏ âm thanh giống nhau
+ Khác: - Từ đồng âm: Có nghĩa khác xa nhau, không liên quan nhau
- Từ nhiều nghĩa: Có mối liên hệ với nhau về nghĩa.
2.Bài tập
a.Tõ l¸ trong:
- Khi chiÕc l¸ (1) xa cµnh
L¸ kh«ng cßn mµu xanh
Mµ sao em xa anh
§êi vÉn xanh rêi rîi.
(Hå Ngäc S¬n- Göi em d­íi quª lµng) - C«ng viªn lµ l¸ (2) phæi cña thµnh phè.



Từ nhiều nghĩa
b.Từ đường trong:
- Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
(Phạm tiến duật-Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) - Ngọt như đường.


Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Từ đồng âm
VI.Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Từ đồng nghĩa có hai loại :
- Đồng nghĩa hoàn toàn
- Đồng nghĩa không hoàn toàn.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
1.Khái niệm:
2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
b. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
c. Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
3. Đọc câu sau:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao sức khỏe càng thấp.
(Hồ Chí Minh)
Cho biết dựa trên cơ sở nào từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
Trả lời:
* xuân: chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian ứng với một tuổi.
- Lấy 1 mùa để chỉ thời gian một năm: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. (Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể)
* Việc thay từ có tác dụng:
- Tránh lặp từ: tuổi.
- Hàm ý tươi đẹp trẻ trung, toát lên tinh thần lạc quan yêu đời.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
VII.Từ trái nghĩa
1. Khái niệm:
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó.
Lưu ý:

- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ
trái nghĩa khác nhau.


2.Bài tập 1: Cho biết trong các cặp từ sau đây cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa

ông- bà, xấu- đẹp, xa- gần, voi- chuột,
thông minh- lười, chó- mèo, rộng- hẹp, giàu- khổ.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Bài tập 2: Cho các cặp từ trái nghĩa sau:
Sống- chết, yêu- ghét, chẵn- lẻ, cao- thấp, chiến tranh- hòa bình, già- trẻ, nông- sâu, giàu- nghèo.
Có thể xếp những cặp từ này thành hai nhóm:
nhóm 1: Ví dụ như sống- chết (Không sống có nghĩa là đã
chết; Không chết có nghĩa là còn sống)
nhóm 2: Ví dụ như già- trẻ (Không già không có nghĩa là
trẻ; Không trẻ không có nghĩa là già).
Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Đáp án
*Cùng nhóm với sống- chết gồm:
Chẵn- lẻ, chiến tranh- hòa bình.(đối lập)
* Cùng nhóm với già- trẻ gồm:
Yêu- ghét, cao- thấp, nông- sâu, giàu- nghèo.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
1.Khái niệm:
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (Khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Một từ có thể vừa có nghĩa rộng lại vừa có nghĩa hẹp.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)

VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
2.Bài tập: VËn dông kiÕn thøc vÒ c¸c kiÓu cÊu t¹o tõ tiÕng ViÖt ®· häc ë líp 6 vµ líp 7 ®Ó ®iÒn tõ ng÷ thÝch hîp vµo c¸c « trèng trong s¬ ®å
Từ
(xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Từ
(xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép
đẳng lập
Từ ghép
chính phụ
Từ láy
hoàn toàn
Từ láy
bộ phận
Từ láy âm
Từ láy vần
IX.Trường từ vựng

1. Khái niệm
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2.Bài tập:Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
Chúng lập ra nhiều nhà tù hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu
nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc
khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn độc lập)
-Tắm và bể có chung trường từ vựng là nước.
-Tác dụng: Khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ.
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Tổng quát phần học về từ vựng
1. Từ

2. Thµnh ng÷
3. Nghĩa của từ
4.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
5. Từ đồng âm
6. Từ đồng nghĩa
7. Từ trái nghĩa



8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ





9. Trường từ vựng


Bài tập về nhà
1- Tìm các từ trái nghĩa có trong sáu câu đầu đoạn trích Kiều ở lầu ngưng Bích và phân tích tác dụng của những từ đó trong đoạn thơ.
2- Tìm các từ đồng nghĩa với các từ gạch chân trong câu thơ dưới đây và lí giải tại sao tác giả lại sử dụng những từ đó:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
(Truyện Kiều- nguyễn Du)
Ngữ văn. bài 9 - tiết 44. Tổng kết về từ vựng
(tiếp theo)
Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc kiến thức đã tổng kết về từ vựng.
Soạn bài: Đồng chí (Chính Hữu).
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra phần truyện trung đại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Đình Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)