Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung | Ngày 07/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,... trường từ vựng) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhung
Tổ: Văn – Sử
Trường THCS Ẳng Cang – Mường Ảng
1.Khái niệm.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
- Các loại từ phức :
+ Từ láy: là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
2.Bài tập.
*Bài tập 2/122
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, bó buộc, nhường nhịn, rơi rụng.
-Từ láy : Nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
*Bài tập 3/122
a. Từ láy có sự giảm nghĩa .
- Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b. Từ láy có sự tăng nghĩa:
- Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
1. Khái niệm.
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có giá trị tương đương với 1 từ.
Ví dụ: Chó ăn đá, gà ăn sỏi; Một nghề thì sống, đống nghề thì chết...
2. Bài tập.
*Bài tập 2/123
- Thành ngữ:
+ đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
+ được voi đòi tiên: tham lam được cái này còn muốn thêm cái khác.
+ nước mắt cá sấu: sự cảm thông thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
- Tục ngữ
+ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
+ chó treo mèo đậy: muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
2. Bài tập.
* Bài tập 3/123
Tìm 2 thành ngữ.
- Chỉ động vật:
+ cá chậu chim lồng cảnh tù túng, mất tự do, bó buộc.
+ Đặt câu: Cái cảnh giam cầm đúng là cá chậu chim lồng.
+ điệu hổ li sơn mèo dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế để bề chinh phục, dễ bề đánh thắng.
+ Đặt câu: Công an đã dùng điệu hổ li sơn để bắt tên cướp.
- Chỉ thực vật:
+ dây cà, dây muống nói năng dài dòng không rõ ý.
+ Đặt câu: Bạn lớp trưởng nói năng chẳng gẫy gọn đúng là dây cà dây muống.
+ bẻ hành, bẻ tỏi bắt bẻ vô lí.
+ Đặt câu: Ông bảo vệ cơ quan cứ bắt bẻ tôi vô lí đúng là bẻ hành bẻ tỏi.
2. Bài tập
* Bài tập 4/123.
Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
-" Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng..." (Phạm Đình Hổ, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
-Vợ chàng quỉ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao
(Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên)
1. Khái niệm:
- Nghĩa của từ là nội dung ( Sự việc,tính chất, hành động quan hệ....) mà từ biểu thị.
2. Bài tập.
*Bài tập 2/123
- Cách hiểu đúng a.
*Bài tập 3/123.
Chọn cách hiểu đúng.
-Cách giải thích (b) là đúng.
Vì cách giải thích này phù hợp với nguyên tắc giải nghĩa một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
=>Cách giải thích (a) không phù hợp vì dùng một cụm từ chỉ thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
1.Khái niệm.
-Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
-Từ nhiều nghĩa:
+Nghĩa gốc.
+Nghĩa chuyển.
2.Bài tập 2/124
-Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
-Chuyển nghĩa của từ hoa có tính chất lâm thời nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
- Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa.
Hướng dẫn về nhà
Ho�n thi?n cỏc b�i t?p
ễn t?p chu?n b? cỏc n?i dung c?a cỏc ph?n cũn l?i. (m?c V d?n IX)
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)