Bài 9. Tổng kết chương I: Quang học

Chia sẻ bởi Phạm Đăng Cường | Ngày 22/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Tổng kết chương I: Quang học thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

12/10/2011
Giáo viên: Phạm Đăng Cường
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
LÝ THƯỜNG KIỆT
VẬT LÝ 7
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
3. Nguồn sáng và vật sáng?
4. Ánh sáng được truyền đi như thế nào?
5. Tia sáng là gì?
6. Chùm sáng là gì?
7. Bóng tối là gì?
8. Bóng nữa tối là gì?
9. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực?
10. Hiện tượng phản xạ ánh sáng?
11. Định luật phản xạ ánh sáng ?
12. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
13. Gương cầu lồi?
14. Gương cầu lõm?
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến mắt ta.
2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta.
3. Nguồn sáng và vật sáng?
a. Nguồn sáng: Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng.
Ví dụ: Mặt Trời, Ngọn lửa, bóng đèn điện đang cháy…
b. Vật sáng: Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
VD: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sách, vợ...
4. Ánh sáng được truyền đi như thế nào?
Trong môi trường trong suốt như không khí, nước, thủy tinh…. Đường truyền của ánh sáng là đường thẳng.
Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
5. Tia sáng là gì?
Quy ước: Tia sáng là đường truyền ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
Biểu diễn tia sáng:

6. Chùm sáng là gì?
Chùm tia sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
- Có 3 loại chùm sáng:
* Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
* Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
* Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng
S
M
a
b
c
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
7. Bóng tối là gì?
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
8. Bóng nữa tối là gì?
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nữa tối
9. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực?
- Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên đường thẳng, Mặt Trăng ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nữa tối.
+ Đứng ở chỗ bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi phần đó là có nhật thực toàn phần.
+ Đứng ở chỗ bóng nữa tối ta nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta gọi phần đó là có nhật thực một phần.
- Nguyệ thực: Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
10. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Hiện tượng ánh sáng gặp gương phẳng bị hắt trợ lại gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
11. Định luật phản xạ ánh sáng :
Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
- Tia tới SI,
- Tia phản xạ IR,
- Pháp tuyến IN;
- Góc tới = i,
- Góc phản xạ = i’.
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
12. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
13. Gương cầu lồi:
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
14. Gương cầu lõm:
- Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song.
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy B. Đèn ống đang sáng
C. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng D. Mặt Trời.
Câu 2: Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn vì:
Giữa mắt và dây tóc không có vật chắn sáng
B. Có dòng điện chạy qua dây tóc
Có ánh sáng truyền đến dây tóc
Có ánh sáng từ dây tóc truyền đến mắt.
Câu 3: Ảnh tạo bởi gương phẳng là
A. Ành ảo không hứng được trên màn, lớn hơn vật.
B. Ành ảo không hứng được trên màn, bé hơn vật.
C. Ành ảo không hứng được trên màn, lớn bằng vật.
D. Ành ảo hứng được trên màn, lớn bằng vật.
C
D
C
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 4: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 30o thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc:
a. i’= 450 b. i’= 600 c. i’= 300 d. i’= 900
Câu 5 : Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây:
a. Là ảnh thật bằng vật b. Là ảnh ảo bé hơn vật.
c. Là ảnh ảo bằng vật. d. Là ảnh thật bé hơn vật
Câu 6: Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là
Ảnh ảo lớn bằng vật. b. Ảnh ảo lớn hơn vật.
c. Ảnh ảo gấp đôi vật. d. Ảnh ảo bé hơn vật.
Câu 7: Một người cao 1.6m đứng trên bờ ao cách mặt nước một khoảng là 0.5m. Khoảng cách từ mặt nước đến ảnh đỉnh đầu của ngưới ấy là:
1.6m . b. 0.5m. c. 1.1m. d. 2.1m
c
b
b
d
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 8 (câu C1 SGK). Có hai điểm sáng S1, S2 đặt trước gương như hình vẽ.
a. Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương.
b. Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1, S2 và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương.
c. Dể mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương? Gạch chéo phần đó.
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 9. Hãy vẽ tiếp tia tới, tia phản xạ, tính góc tới, góc phản xạ trong các trường hợp sau và chỉ rõ chiều truyền của các tia sáng?
12/10/2011
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: QUANG HỌC
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 10. Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của điểm sáng S,vật sáng AB và BOA đặt trước gương phẳng trong các trường hợp sau ?
12/10/2011
12/10/2011
Về nhà học bài và làm các bài tập chương I để chuẩn cho bài kiểm tra 1 tiết
DẶN DÒ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đăng Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)