Bài 9. Sụ phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Phương | Ngày 27/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Sụ phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH!
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Phương
Phòng GD - ĐT Cam Lộ
Trường THCS Lê Lợi
Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Em đã được học điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?
+ Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây dẫn.
+ Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
Trả lời:
C1: Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?
Trả lời: Ta phải tiến hành đo điện trở các dây dẫn có cùng chiều dài và tiết diện nhưng làm bằng vật liệu khác nhau.
a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để tiến hành thí nghiệm xác định điện trở của dây dẫn
b. Lập bảng kết quả thí nghiệm
Bảng 1
c. Tiến hành thí nghiệm
Em hãy nêu phương án làm thí nghiệm?
Trả lời:
Dụng cụ: 1 Vôn kế, 1 Ampe kế, nguồn điện, khoá K, dây nối, 2 cuộn dây có cùng chiều dài và tiết diện, khác vật liệu
Mắc mạch điện như sơ đồ hình vẽ
Tiến hành làm thí nghiệm với 2 dây điện trở cùng chiều dài và tiết diện nhưng khác vật liệu làm dây dẫn
Kết quả ghi vào bảng 1
d. Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét xem điện trở của các dây dẫn này là như nhau hay khác nhau
Nhận xét: Hai dây dẫn có cùng tiết diện và kích thước nhưng khác vật liệu thì điện trở khác nhau
Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất ) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và tiết diện là một m2
Điện trở suất được ký hiệu ρ (đọc là “ rô ”)
Đơn vị của điện trở suất là Ω.m (đọc là “ôm mét”)
Bảng 1: Điện trở suất ở 200C ở một số chất
- Điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 có nghĩa gì?
- Trong các chất ở bảng trên chất nào dẫn điện tốt nhất? Vì sao?
ρ
ρl
ρ
Kết luận: Điện trở R của dây dẫn được tính bằng công thức:
ρ là điện trở suất (Ω.m)
l là chiều dài dây dẫn(m)
S là tiết diện dây dẫn (m2)
Đáp án câu C2: Cho biết: l=1m; S=1mm2=1.10-6m2, ρ = 0,5.10-6. R=?
Áp dụng công thức ta có: R = 0,5.10-6. 1/1.10-6 = 0,5 Ω
C4:
Cho biết:
l=4m
d= 1mm=10-3m
r=0,5.10-3m
ρ = 1,7.10-8 (Ω.m)
Tính: R=?
Giải:
Tiết diện của dây dẫn:
S=3,14.r2 =3,14. (0,5.10-3)2= 0,785.10-6 m2
- Điện trở dây dẫn:
= 1,7.10-8.4/0,785.10-6
= 0,087 (Ω)
C5: Tính tương tự câu C4
C6:
Cho biết:
-R=25 Ω
ρ = 5,5.10-8 (Ω.m)
r=0,01mm=1.10-5m
Tính: l = ?
Giải:
Tiết diện của dây tóc:
S=3,14. r2 =3,14. (1.10-5 )2 = 3,14.10-10 m2
Chiều dài dây tóc:
l=RS/ ρ = 25. 3,14.10-10 /5,5.10-8
= 0,1428 (m)
Qua bài học hôm nay em cần nắm những kiến thức cơ bản nào?
Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn
Công việc về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ bài học
Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C6
Làm bài tập 9.1 đến 9.5 Sách bài tập
Nghiên cứu nội dung bài mới:
Biến trở, điện trở dùng trong kỹ thuật
+ Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở
+ Bảng 1: Trị số của điện trở được quy định theo các vòng màu (Trang 31-SGK9)
CHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM VUI KHOẺ
XIN CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)