Bài 9. Nói quá

Chia sẻ bởi Dương Thu Oanh | Ngày 03/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nói quá thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngày 01 - 11 - 2007
Lớp 8B nhiệt liệt chào mừng
các Thầy Cô giáo đến dự tiết học ngày hôm nay!
Kiểm tra bài cũ
*Đánh dấu vào câu trả lời em cho là đúng:
1.Tình thái từ là:
a. Những từ thêm vào câu để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói và người viết.
b. Những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
c. Những từ nêu nên hành động, trang thái của sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
d. Những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
2. Đặt một câu có sử dụng tình thái từ nghi vấn?
d
Nói quá
1. Nói quá và tác dụng của nói quá.
*Ví dụ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
( Tục ngữ )
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
( Ca dao )
Ngày 01 - 11 -2007
Bài 9 - Tiết 37

*Ví dụ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
( Tục ngữ )
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
( Ca dao )

Đêm tháng năm rất ngắn
Ngày tháng mười rất ngắn


Mồ hôi rất nhiều ướt đẫm




Nói quá
1. Nói quá và tác dụng của nói quá.
*Ví dụ:
*Ghi nhớ:

Ngày 01 - 11 -2007
Bài 9 - Tiết 37

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,
tính chất của sự vật, hiện tượngđược miêu tả để nhấn mạnh,
gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
2. Nói quá không sử dụng trong các văn bản hành chính hoặc văn bản khoa học.
Lưu ý:
1. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ.mặc dù tên gọi khác nhau nhưng bản chất giống nhau là đều nói quá sự thật có dụng ý nhằm tăng sức biểu cảm.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa nói quá và nói khoác.

*Giống: Đều phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
*Khác:
Nói quá Nói khoác
Là biện pháp tu từ nhằm mục - Nhằm mục đích làm người
đích nhấn mạnh đặc điểm, bản nghe tin vào những điều
chất của sự vật hiện tượng tạo không có thực -> tác dụng
giá trị biểu cảm đặc biệt. tiêu cực.






Nói quá
I. Nói quá và tác dụng của nói quá.
*Ví dụ:
*Ghi nhớ:




II. Luyện tập.


Ngày 01 - 11 -2007
Bài 9 - Tiết 37
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,
tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh,
gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Bài 1:Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
( Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất )
b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sước da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
( Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng )
c. Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
( Nam Cao, Chí Phèo )
a. Sỏi đá cũng thành cơm: Nhấn mạnh niềm tin vào bàn tay lao động sau những ngày lao động gian khổ mệt nhọc.
b. Đi lên tận trời: Nhấn mạnh vết thương chẳng có nghĩa lý gì, không phải bận tâm.
c. Thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát với người khác.








Bài 2: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:
* Nhóm 1:
- Nghiêng nước, nghiêng thành .
- Dời non lấp biển.
* Nhóm 2:
- Lấp biển vá trời.
- Mình đồng da sắt.
* Nhóm 3:
- Nghĩ nát óc.
- Đứt từng khúc ruột.



Bài 2: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:
* Nhóm 1:
- Nghiêng nước, nghiêng thành .
+ Thuý Kiều có một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Dời non lấp biển.
+ Sức mạnh đoàn kết giúp dân tộc ta làm được những việc dời non lấp biển.
* Nhóm 2:
- Lấp biển vá trời.
+ Làm cách mạng là làm công việc lấp biển vá trời.
- Mình đồng da sắt.
+ Chị lao công mình đồng da sắt.
* Nhóm 3:
- Nghĩ nát óc.
+ Nó nghĩ nát óc mà không tìm ra cách giải bài tập.
- Đứt từng khúc ruột
+ Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột.

Bài 3: Quan sát hai bức tranh sau :
Đặt câu miêu tả bức tranh có sử dụng biện pháp nói quá
Bài 4: Viết đoạn văn chủ đề về dân số, môi trường và ma tuý.
Bài tập củng cố:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
Nói quá là gì?
a. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ hoặc yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng nào đó được nói đến.
b. Là cách thức sắp xếp đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.
c. Là một biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng.
d. Là phương thức chuyển tên gọi từ vật này sang vật khác.
2. ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của nói quá.
Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật hiện tượng được nói đến trong câu.
b. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
c. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
d. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng được nói đến.
c
d
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập còn lại trong SGK.
Soạn bài: "Ôn tập truyện kí Việt Nam".
(Gợi ý: Lập bảng thống kê theo mẫu sau:)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thu Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)