Bài 9. Nói quá

Chia sẻ bởi Lương Thanh Vân | Ngày 03/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nói quá thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 37
i. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ: Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.
a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
b. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
c. Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.

? Các cụm từ in nghiêng trong ví dụ có phản ánh đúng sự thật không.
? Cách nói như vậy nhằm mục đích gì.
2. Nhận xét ví dụ
? Các cụm từ in nghiêng trong ví dụ có phản ánh đúng sự thật không
? Cách nói như vậy nhằm mục đích gì
a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
b. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
c. Con rận bằng con ba ba

- Các cụm từ in nghiêng phản ánh không đúng sự thật.
- Mục đích:

-> ngụ ý thời gian đêm tháng năm rất ngắn.
-> ngụ ý thời gian ngày tháng mười rất ngắn.
-> người nông dân lao động hết sức vất vả.
-> con rận khác thường.
Thế nào là nói quá ?
* Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
* Tên gọi khác của nói quá: Phóng đại, thậm xưng, khoa trương, cường điệu.
* Bài tập:
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa.
a. Tiếng đồn cha mẹ anh hiền.
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan.

b. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.

Tiếng đồn cha mẹ anh hiền.
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan.
-> Cha mẹ anh rất ghê.
b. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
-> Người say rượu mà đi xe máy thì rất nguy hiểm.
* Bài tập:
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa
So sánh hai cách diễn đạt sau cách diễn đạt nào hay hơn ? Vì sao ?
Cách 1
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
=> Cách diễn đạt có sử dụng nói quá gây ấn tượng và hay hơn.

Cách 2
- Đêm tháng năm rất ngắn
- Ngày tháng mười rất ngắn
Mồ hôi chảy ướt đẫm

=> Cách diễn đạt thường chỉ mang tính thông báo.
Tác dụng của nói quá ?
Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
3. Ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
II. Luyện tập
Bài tập 1
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
=> công sức của con người sẽ tạo ra thành quả lao động.(niềm tin vào sức lao động)

b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
=> Vết thương chẳng có nghĩa lí gì, vẫn có thể đi rất khỏe.
Bài tập 2
Điền thành ngữ để tạo biện pháp nói quá
a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
b. Bầm gan tím ruột
c. Ruột để ngoài da

Bài tập 4
Tìm thành ngữ so sánh có dùng nói quá
- Nhanh như cắt
Chậm như sên
Vui như tết
Rẻ như bèo
Đắt như tôm tươi
Dùng từ ngữ phóng đại
Nói quá kết hợp với so sánh
Quả bí khổng lồ Tí và Tèo đi qua một khu vườn trồng bí. Tí thấy quả bí to, kêu lên: - Chà quả bí kia to thật! Tèo cười và bảo rằng: - Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa. Tí nói ngay: - Thế thì đã lấy gì làm lạ, Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta. Tèo ngạc nhiên hỏi: - Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy? Tí giải thích: - Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói đấy mà. Tèo biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác

Câu chuyện tiếu lâm sau có sử dụng biện pháp tu từ nói quá không? Vì sao ?
Lưu ý: Phân biệt nói quá với nói khoác.
Giống
Đều phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Khác
Mục đích:
Nói quá Nói khoác
Là biện pháp tu từ nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, có tác động tích cực.
Nhằm phô trương bản thân, tạo sự hiểu nhầm cho người khác, người nói bị chê cười.
Bài tập 3 : Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá.
Mẫu:
- Thánh Gióng là vị thần mình đồng da sắt.
Tiết 37: Nói quá
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ
2. Nhận xét
3. Ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài tập: 1, 2, 4, 6, 3.
* Lưu ý:
- Phân biệt nói quá với nói khoác.
- Tên gọi khác của nói quá.
- Các cách nói quá.
Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập còn lại.
Xem trước bài: Nói giảm, nói tránh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)