Bài 9. Nói quá

Chia sẻ bởi Lâm Thị Ngọc | Ngày 02/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nói quá thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
NGỮ VĂN LỚP 8C
Vân Hán, ngày 10 tháng 10 năm 2013
TRƯỜNG THCS VÂN HÁN
KIỂM TRA BÀI CŨ
? Hãy nêu chức năng của tình thái từ?
Đặt một câu có sử dụng tình thái từ.

Tình thái từ là những từ được thêm vào trong câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ: Bạn học thuộc bài rồi à?
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. Nói quá và tác dụng của nói quá.
*Ví dụ
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
-> Đêm tháng năm ngắn chưa kịp nằm thì trời đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-> Ngày tháng mười ngắn chưa kịp cười thì trời đã tối


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
( Tục ngữ)
b. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
( Ca dao)


=> Nói quá sự thật, phóng đại sự thật nhằm nhấn mạnh đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
*Ví dụ
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-> Mồ hôi rơi nhiều như mưa và từng giọt mồ hôi rơi xuống tạo thành âm thanh ngân vang lúc to, lúc nhỏ.
=> Nói quá sự thật, phóng đại sự thật nhằm nhấn mạnh công việc cày đồng của người nông dân hết sức vất vả.
* Kết luận
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả trong câu.
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
*Ví dụ
* Kết luận
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả trong câu.
So sánh hai cách nói:
- Nói quá nhằm để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
*Ghi nhớ (SGK- T103)
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
*Ví dụ
* Kết luận
*Ghi nhớ (SGK- T103)
*Lưu ý:
- Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu. Nói quá được sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ, trong thơ văn …và được sử dụng nhiều trong thành ngữ.
Câu chuyện: Con rắn vuông.
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Một hôm, đi rừng về bảo vợ:
Hôm nay tôi vào rừng hái củi trông thấy một con rắn to ơi là to !... Bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước.
Chị vợ bĩu môi nói:
Làm gì có con rắn dài như thế bao giờ.
Không tin à ? Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.
Cũng không dài đến một trăm thước.
Thật mà không đúng một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.
Chị vợ vẫn lắc đầu. Anh chồng thì gân cổ cãi vì muốn cho vợ tin cứ rút xuống dần cuối cùng nói:
Tôi nói thật đấy nhé ! Quả tôi có trông thấy con rắn đúng hai mươi thước.
Chị vợ lúc bấy giờ cười ngặt nghẽo:
- Con rắn bề ngang hai mươi thước, dài hai mươi thước thì chả là con rắn vuông à ?
Câu chuyện: Quả bí khổng lồ.
Hai anh bạn đi qua khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to liền kêu lên:
- Chà quả bí này to thật !
Anh kia cười bảo:
- Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi có lần trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà kia…
Tình huống
Thấy Nam đang nói chuyện, cười hồn nhiên trong giờ, cô giáo liền gọi:
Nam! Em lên bảng làm cho cô bài tập 1.
Thưa cô em đau bụng lắm ạ !
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
*Ví dụ
* Kết luận
*Ghi nhớ (SGK- T103)
*Lưu ý:
- Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu. Nói quá được sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ, trong thơ văn …và được sử dụng nhiều trong thành ngữ.
- Để nhận ra biện pháp nói quá cần đối chiếu nội dung lời nói với thực tế, phải nắm được ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (hiểu theo nghĩa bóng không hiểu theo nghĩa đen)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
II. LUYỆN TẬP:
 Bài 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.
… “ sỏi đá cũng thành cơm”:
Niềm tin vào sức lao động và thành quả lao động của con người.
b)… “ đi lên đến tận trời”:
Trấn an người nghe rằng vết thương nhỏ, rất nhẹ, không sao cả, chỉ là vết thương ngoài da thôi. Còn rất khỏe có thể đi đến bất cứ nơi nào.
c)… “ thét ra lửa”:
Kẻ có quyền uy, cụ bá rất hống hách quát nạt mọi người, nhấn mạnh tính cách nhân vật.
 Bài 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống /..../ để tạo thành biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a. Ở nơi ............................... thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng …...............
chó ăn đá gà ăn sỏi
bầm gan tím ruột.
II. LUYỆN TẬP:
c. Cô Nam tính tình xởi lởi, .........................
d. Lời khen của cô giáo làm cho nó ...........................
e. Bọn giặc hoảng hồn .......................... mà chạy.
ruột để ngoài da.
nở từng khúc ruột.
vắt chân lên cổ
 Bài 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống /..../ để tạo thành biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
II. LUYỆN TẬP:
II. LUYỆN TẬP:

 Bài 3: Đặt câu với các thành ngữ sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

(2) Khi có sức mạnh của sự đoàn kết thì chúng ta có thể “dời non lấp biển”.
(1) Lan có vẻ đẹp “ nghiêng nước nghiêng thành”.
(3) Nếu anh em trong nhà mà biết yêu thương, giúp đỡ nhau thì dù “lấp biển vá trời” cũng có thể làm xong.
(4) Mẹ giống như một chiến sĩ “mình đồng da sắt” đã chống chọi với mọi khó khăn trong cuộc đời để bảo vệ con.
(5) Mình “nghĩ nát óc” mà vẫn chưa giải được bài toán này.
Ví dụ đặt câu:
1
KHỎE NHƯ VOI
XEM HÌNH ĐOÁN CHỮ
Học vui,vui học!
2
ĐEN NHƯ CỘT NHÀ CHÁY
XEM HÌNH ĐOÁN CHỮ
Học vui,vui học!
NHANH NHƯ CHỚP
3
XEM HÌNH ĐOÁN CHỮ
Học vui,vui học!
CHẬM NHƯ RÙA
4
XEM HÌNH ĐOÁN CHỮ
Học vui,vui học!
Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm hết các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập truyện kí Việt Nam”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)