Bài 9. Nói quá

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Hằng | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nói quá thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi :Tìm những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân sau: cha, mẹ, ông ngoại, chồng, vợ…
* Đáp án :
Cha : bố, ba, thầy, tía, bọ,..
Mẹ : má, u, bu, mạ, mế,...
Ông ngoại : ông ngoại, ông cậu,...
Chồng : chồng, ông xã,...
Vợ : vợ, bà xã,...
TUẦN 10- BÀI 9
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ.
a. Xét ngữ liệu:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
-> đêm tháng năm rất ngắn.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-> ngày tháng mười rất ngắn.
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-->Nói sự vất vả cực nhọc của người nông dân.
=> Đối chiếu với thực tế ta thấy những câu này đã nói quá sự thật, phóng đại mức độ, tính chất sự vật, hiện tượng,…
-> Cách nói trên có tác dụng nhấn mạnh điều muốn nói, gây ấn tượng…
2.Kết luận :
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
*GHI NHỚ SGK/102
II. LUYỆN TẬP
1.Bài tập 1:(SGK Tr 102)
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
-> thành quả của lao động gian khổ.
b) Em có thể đi lên đến tận trời.
-> vết thương nhẹ, không cần bận tâm.
c) Thét ra lửa
-> kẻ có quyền sinh, quyền sát với người khác.
2.Bài tập 2:(SGK Tr 102)
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi.
b) Bầm gan tím ruột.
c) Ruột để ngoài da.
d) Nở từng khúc ruột.
e) Vắt chân lên cổ.
3. Bài tập 3.(SGK Tr 102)
Đặt câu
+ Nàng Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Đoàn kết là sức mạnh để dời non lấp biển.
+ Công việc lấp đá vá trời ấy là công việc của nhiều đời, phải nhiều thế hệ mới có thể làm xong.
+ Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ xâm lược.
4.Bài tập 4.(SGK Tr 103)
Thi giữa ba đội chơi – 5
- Ngáy như sấm.
- Trơn như mỡ.
- Đen như chó thui.
- Đen như cột nhà cháy (kèo nhà bếp).
- Nhanh như cắt.
- Lừ đừ như ông từ vào đền.
- Trắng như tuyết.
- Chạy như tên bay.
- Đẹp như tiên.
- Đắt như tôm tươi.
- Ăn như rồng cuốn.
+ Ví dụ:
Thuận vợ… cũng cạn. ( ca dao)
Làm trai cho đáng nên trai, đánh đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài yên. ( Tục ngữ)
5. Bài tập 5: Sgk tr103
Viết một đoạn văn ngắn( 5-7 câu) đề tài tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nói quá
6.Bài tập 6:(SGK Tr 103)
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác:
* Giống:Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, nhưng khác nhau ở mục đích.
+ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)