Bài 9. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bền | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhật Bản thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:


LỊCH SỬ 9

BÀI 9. NHẬT BẢN


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:

- Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
- Nhật Bản đang ra sức vươn lên trở thành một cường quốc chính trị nhằm tương xứng với sức mạnh to lớn của mình.

2/ Tư tưởng:
- Có nhiều nguyên nhân đưa tới sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản như ý chí vươn lên, lao động hết mình, tôn trọng kỉ luật…
-Từ năm 1993 đến nay, các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá…giữa nước ta và Nhật Bản ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở của phương châm” Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy” giữa hai nước.
3/ Kĩ năng:
- Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và so sánh, liên hệ
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:- SGK, SGV, giáo án
-Lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Một số tranh ảnh về Nhật Bản.
* Học sinh:
-Ôn kiến thức của bài cũ.
-Đọc trước nội dung bài mới ở nhà.
-Sưu tầm các tranh ảnh về Nhật Bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1:

Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất
thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?




?
? Câu hỏi 2:

Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


I. TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á đã duy trì được nền độc lập, không rơi vào vòng nô dịch thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Từ một nước phong kiến lạc hậu đã vươn lên nhanh chóng, phát triển thành một cường quốc TBCN.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đứng trước một thách thức to lớn và bước sang một giai đoạn mới.
?
Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề lâm vào tình cảnh khó khăn: thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, lạm phát….

Kết luận:
Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) chiếm đóng.
Thất bại trong chiến tranh đã gây nên sự đổ vỡ, suy sụp về tinh thần và tình cảm trong dân chúng Nhật Bản.
Chính quyền chiếm đóng Mĩ đã tiến hành một loạt các cải cách dân chủ, nhờ đó nước Nhật đã có một chuyển biến to lớn và sâu sắc.
?
Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Ban hành Hiến pháp mới (1946).
Thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949)
Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt, giải giáp các lực lượng vũ trang…
Ban hành các quyền tự do dân chủ.
Trừng trị tội phạm chiến tranh, thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước…
Những cải cách dân chủ đó có ý nghĩa gì?
Xoá bỏ chế độ chuyên chế, chuyển sang chế độ dân chủ.
Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân.
Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
?
Kết luận:
Nhờ những cải cách dân chủ đó đã làm nước Nhật chuyển biến sâu sắc: từ chế độ chuyên chế chuyển sang chế độ dân chủ. Chính điều này trở thành nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973)
Sau khi được khôi phục vào năm 1951, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng nhanh chóng, nhất là trong những năm 1952-1973, thường được gọi là giai đoạn “thần kì” của Nhật Bản, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên đứng thứ hai trong thế giới TBCN.
II. NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH.
Nêu những thành tựu của công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh.
Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỉ USD
Thu nhập bình quân đầu người năm 1990 đạt 23796 USD.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm là 15%
Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và phát triển nghề đánh cá…
?
Kết luận:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Nguyên nhân nào Nhật Bản lại đạt được sự tăng trưởng “thần kì” như vậy?
Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời của người Nhật.
Hệ thống tổ chức hiệu quả.
Vai trò quan trọng của Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển đúng đắn.
Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
?
Em hãy quan sát H18, 19, 20 SGK để nhận thấy sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản sau khi khôi phục nền kinh tế.

Bên cạnh đó nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác…
Sau thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của TK XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái kéo dài.
Vì sao thế giới nhận xét rằng: Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX ?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục: năm 1991-1995 là 1,4%, năm 1996 là 2% nhưng đến năm 1997 là âm 0,7%, năm 1998 âm 1,0%, năm 1999 âm 1,19%.
Nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt…
?
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH.
Nêu chính sách đối nội của Nhật Bản sau chiến tranh.
Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
Đảng Cộng sản và nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động.
Phong trào bãi công và phong trào dân chủ phát triển rộng rãi.

?






Kết kuận:

Với những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản. Nhật Hoàng không còn là đấng tối cao bất khả xâm phạm, chỉ còn là một biểu tượng.

Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh?

Về chính trị, Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ và thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng.
Về kinh tế, Nhật Bản tập trung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.
?
Kết luận:
Sau thời kì “chiến tranh lạnh” Nhật Bản dành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành một cường quốc về chính trị.
Trong những năm gần đây tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
IV. Củng cố kiến thức:
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh?

Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
V. Bài tập trắc nghiệm:
Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là:

A. Xung đột nội chiến.
B. Mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
C. Trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
Nhật Bản ban hành Hiến pháp mới vào năm:
A. 1946
B. 1947
C. 1948
D. 1949
Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian:
A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)