Bài 9. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Tùng | Ngày 26/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhật Bản thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

MÔN LỊCH SỬ
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh?
Kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ như thế nào?
NHẬT BẢN
Bài 9 - Tiết 11

Tổ: HÓA – SINH – ĐỊA
THCS QUÁCH VĂN PHẨM
Lịch Sử 9
I./ TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
Tình hình nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa.
Kinh tế bị tàn phá nặng nề
Đất nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn: nạn thất nghiêp trầm trọng, lương thực-thực phẩm và hàng tiêu dùng thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
Kinh tế Nhật bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai:
34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển bị phá huỷ.
Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh.
Chủ quyền của Nhật chỉ còn trên 4 hòn đảo (Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu)
I./ TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
 Bị quân Mỹ chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá  khó khăn bao trùm đất nước.
?
Nội dung công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Ban hành Hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ.
Cải cách ruộng đất.
Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
Giải giáp lực lượng vũ trang.
Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
Ban hành các quyền tự do dân chủ.
I./ TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
 Bị quân Mỹ chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá  khó khăn bao trùm đất nước.
 Tiến hành một loạt các cải cách dân chủ, ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ.
?
Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kỳ về kinh tế.
Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã mang lại niềm hy vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này.
I./ TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
 Bị quân Mỹ chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá  khó khăn bao trùm đất nước.
 Tiến hành một loạt các cải cách dân chủ, ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ.
 Ý nghĩa: Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kỳ về kinh tế, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này.
II./ NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH
Từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào?
Trong những năm 50 – 60 kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển “thần kỳ”
Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 đạt 20 tỷ USD, năm 1968 đạt 183 tỷ USD
Công nghiệp: 1950-1960 tốc độ tăng trưởng là 15%, 1961-1970 tốc độ tăng trưởng là 13,5%
Nông nghiệp: 1967-1969 nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa và nghề đánh cá rất phát triển đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Pêru
?
Nêu những thuận lợi cơ bản dẫn đến sự khôi phục và phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản?
Do cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950) Nhật Bản đã thu được những thuận lợi khổng lồ, nhờ những đơn đặt hàng của Mỹ. Đó là “ngọn gió thần” thứ nhất thổi vào Nhật Bản.
Những năm 60 của thế kỷ XX khi Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam lại có cơ hội mới để vươn lên vượt qua các nước Tây Âu đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (nhờ đơn đặt hàng của Mỹ)
II./ NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH

 Từ 1950, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng. Đến những năm 70, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
GDP của Nhật tăng rất nhanh :
1950: 20 tỷ USD
1968: 183 tỷ USD
1973: 402 tỷ USD
1989: 2828 tỷ USD
Hiện nay Nhật có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ)
Công nghiệp:
1950: Tổng giá trị 4,1 tỷ USD, bằng 1/28 của Mỹ.
1969 Đứng thứ hai thế giới, bằng 1/4 của Mỹ
Hiện nay Nhật đứng đầu thế giới về tàu biển (trên 50%), ôtô, sắt thép, xe máy, điện tử (máy thu thanh, thu hình, ghi âm, ghi hình, máy ảnh, đồng hồ ...)
Từ những năm 70 trở đi, Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới (Mỹ, Nhật, Tây Âu).
Dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mỹ
Hàng hoá Nhật len lỏi, cạnh tranh khắp thị trường thế giới: ôtô, máy móc điện tử ... Kể cả thị trường Mỹ và Tây Âu.
Thu nhập bình quân đầu người năm 1990 là 23796 USD
Tóm lại, từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chỉ vài thập kỷ, Nhật đã trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới. Đó là sự “thần kỳ” của Nhật Bản.
THẢO LUẬN
Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?
Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời
Hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
Vai trò quản lý của Nhà nước.
Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm.
?
Những khó khăn và hạn chế của kinh tế Nhật là gì?

Hầu hết năng lượng và nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài.
Luôn bị Mỹ và Tây Âu cạnh tranh ráo riết
Đầu những năm 1990 suy thoái kéo dài.
1991 – 1995 : 1,4% năm
1996 : 2% năm
1997 : - 0,7% năm
1998 : - 1% năm
1999 : - 1,19% năm
Nhiều công ty bị phá sản.
Ngân sách bị thâm hụt
III./ CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
Chính sách đối nội của Nhật Bản như thế nào?
Nhật Bản đã chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
Đảng cộng sản và nhiều đảng phái khác được công khai hoạt động.
Phong trào bãi công và dân chủ phát triển rộng rãi.
Đảng dân chủ tự do (LDP) đại diện cho giai cấp tư sản liên tục cầm quyền
Từ 1993, đảng LDP mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ hoặc liên minh với các đảng phái đối lập  Đó là biểu hiện của tình hình chính trị không ổn định, đòi hỏi mô hình mới với sự tham gia cầm quyền của nhiều chính đảng
III./ CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
 Đối nội :
Từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản.
Thủ tướng Nhật :
Kuzomi
Thủ tướng Nhật :
Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật hiện
nay
Taso Aro
?
Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản?
Hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh.
Ngày 8/9/1951 “Hiệp ước an ninh” Nhật – Mỹ được ký kết với nội dung của Hiệp ước này Nhật để Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
Nhờ đó Nhật ít phải chi phí quân sự (khoảng 1% GDP) các nước khác chi từ 4 – 5% thậm chí 20%.
Từ nhiều thập kỷ qua, Nhật đã thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại trao đổi, buôn bán đầu tư và viện trợ vào các nước, đặc biệt là Đông Nam Á
Từ đầu những năm 90, Nhật Bản đang vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với siêu cường kinh tế, để xoá bỏ hình ảnh mà thế giới thường nói về Nhật Bản “Một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chú lùn về chính trị”.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản được vận động để trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, giành quyền đăng cai tổ chức các Hội nghị quốc tế, các kỳ thế vận hội, hoặc đóng góp tài chính vào những hoạt động quốc tế của Liên hiệp quốc.
Nhật Bản là 1 trong những nước có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
III./ CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
 Đối nội :
Từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản.
 Đối ngoại :
Ký hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật (1951)
Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo về chính trị và tập trung vào phát triển các mối quan hệ về kinh tế
Vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với siêu cường kinh tế.
Củng cố bài
Hãy điền thời gian và sự kiện sao cho đúng trong bảng dưới đây :
- Kinh tế Nhật Bản dần dần được khôi phục
Từ 1945 – 1950
- Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thần kỳ vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên hàng thứ hai của thế giới (sau Mỹ)
Từ những năm 1970
Tháng 6/1950
- Kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh.
- Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới
Đến giữa những năm 1960
Nêu những nét nổi bật về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ về chính trị và an ninh.
Dựa vào tiềm lực kinh tế – tài chính, tìm cách xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Tập trung vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á
Nỗ lực vươn lên để trở thành một cường quốc về chính trị
DẶN DÒ
Về nhà học bài và làm bài tập 1,2 SGK trang 40
Xem trước bài 10 “ Các nước Tây Âu”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)