Bài 9. Nhật Bản
Chia sẻ bởi Chào Anh Nguyên |
Ngày 26/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhật Bản thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
Nêu vài hiểu biết của em về nước Nhật?
? Trong chiến tranh thế giới thứ hai Nhật ở phe nào.
? Sau chiến tranh tình hình Nhật ra sao.
- Sau chiến tranh Nhật bị tàn phá nặng nề, khó khăn bao trùm đất nước: Nạn thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng...
- Mỹ vào chiếm Nhật.
- 13 triệu người thất nghiệp. Lạm phát kéo dài 1945 - 1949.
- Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật tàn phá nặng nề đất nước.
? Nhật Bản đã làm gì để giải quyết khó khăn.
? Cho biết nội dung của cuộc cải cách.
- Nhật tiến hành cải cách dân chủ: Ban hành hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, thanh lọc phần tử phát xít, ban hành quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng).
? Em có nhận xét gì về những cải cách của Nhật bản.
Những cải cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
? Cải cách đó có ý nghĩa như thế nào.
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
=> Nước Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, là nhân tố quan trọng giúp Nhật có sự phát triển mạnh mẽ sau này.
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
?Nền kinh tế Nhật phát triển bắt đầu vào thời gian nào ? Tại sao?
- Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, "thần kỳ" bắt đầu năm những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX:
Thảo luận: ? Tại sao việc Mỹ tiến hành xâm lược Triều tiên được coi là ngọn gió thần đối với kinh tế Nhật?
? Cho biết những thành tựu kinh tế của Nhật thời gian này?
Công nghiệp tăng trưởng 15%, GDP tăng từ 20 tỉ USD (1950) lên 183 tỷ USD (1968) đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
Quan sát những bức ảnh và đoạn sử liệu sau:
Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD đến 1968, của Nhật đạt 183 tỉ USD (đứng thứ 2 sau Mỹ).
Năm 1990 thu nhập bình quân đạt 23796 USD (vượt Mỹ đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ).
Từ 1950 – 1960 công nghiệp tăng hàng năm 15%, những năm 1961 – 1970 là 13,5%.
Đáp ứng 80% nhu cầu lương thực trong nước, đánh cá đứng thứ 2 thế giới
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế và sự phát triển KHKT của Nhật Bản.
-> Từ năm 70 thế kỷ XX, Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển nhanh như vậy?
- Nền kinh tế phát triển vì: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lý hiệu quả của các xí nghiệp và công ty, vai trò điều tiết của chính phủ Nhật Bản (Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản).
- Vai trò của nhà nước: Bộ CN và Thương mại Nhật bản (MITI) là một dẫn chứng tiêu biểu, được đánh giá là trái tim của sự thành công Nhật Bản. Ngay sau chiến tranh MITI đã tổ chức lại toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản, phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn đảm bảo sự thành công và phồn thịnh trong tương lai đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế. Những bộ óc tốt nhất của cả nước được trưng dụng cho công nghiệp. Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước đã cấp những khoản vay với lãi suất ưu đãi và tài trợ cho những dự án phát triển. MITI ưu tiên cho lĩnh vực lọc dầu, hóa dầu, tơ sợi nhân tạo, máy công cụ nhất là điện tử và xe hơi. Đồng thời luật hải quan của Nhật cấm nhập khẩu sản phẩm của nước ngoài cùng chủng loại và bảo hộ chặt chẽ nền công nghiệp quốc gia. Mục tiêu của MITI là làm cho công nghiệp của Nhật phát triển và bán hàng với giá rẻ hơn trên các thị trường nước ngoài, giành được những thị phần quốc tế và đảm bảo chiến thắng.
- Con người Nhật Bản: Có những giá trị truyền thống được đề cao: Cần cù lao động và có tình yêu thiên nhiên; Biết tìm cái hay của người khác để học hỏi và vận dụng nó để phục vụ mình; tính kỷ luật và ý thức rõ ràng và bổn phận; trung thành với bậc quyền uy và luôn giữ chữ tín; Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự; Tiết kiệm và biết lo xa.
Từ đây em rút ra được bài học gì cho bản thân?
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
? Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng nền kinh tế Nhật gặp hạn chế gì.
? Từ đầu năm 90 thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật phát triển thế nào ? Dẫn chứng cụ thể.
- Trong thập kỷ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 âm 0.7%)
Theo dõi đoạn sử liệu:
Tốc độ phát triển kinh tế suy giảm liên tục: những năm 1991- 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2,0% nhưng năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 là âm 1%, năm 1999 là âm 1,19%. Nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt. Dư luận thế giới nhận xét: Nhật bản đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỷ XX”. Những biện pháp khắc phục của chính phủ không đem đến hiệu quả như mong muốn.
? Yêu cầu đặt ra cho kinh tế Nhật Bản lúc này là gì?
- Nền kinh tế Nhật đòi hỏi phải có cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản
1. Đối nội
? Chính sách đối nội của Nhật thể hiện như thế nào.
- Sau chiến tranh, nhờ những cải cách dân chủ, Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
? Chính quyền Nhật Bản do đảng nào lãnh đạo?
- Từ 1955 đến 1993, Đảng dân chủ tự do (LDP0 liên tục cầm quyền. Hiện nay chính phủ Nhật Bản là liên minh cầm quyền của nhiều chính đảng.
Nhật Bản là quốc gia có đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
Đảng Dân chủ Tự do (LDP)
Đảng Dân chủ (JDP)
Đảng Komei (NKP)
Đảng Xã hội Dân chủ (JSP)
Đảng Cộng sản (JCP)
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản
1. Đối nội
? Cho biết những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật?.
2. Đối ngoại:
- Thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mỹ. Ký kết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (9/1951).
? Cho biết nội dung của hiệp ước này?
- Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế.
Chú ý đoạn sử liệu sau:
Từ đầu những năm 1990, Nhật bản dành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh thế giới thường nói về Nhật “Một gã khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị”. Trong những năm gần đây, Nhật bản đang vận động để trở thành Ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế, các kỳ thế vận hội hoặc đóng góp tài chính vào những hoạt động của Liên hợp quốc…
Em có nhận xét gì về những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Nhật?
Tất cả những thay đổi trên nhằm đưa nước Nhật lên một tầm cao mới trên vũ đài chính trị thế giới
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
Em hãy cho biết mối quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam?
Về chính trị: Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973
Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Về kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Những hình ảnh quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Về nhà: Tìm thêm những thông tin về Nhật Bản.
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối SGK/40.
Chuẩn bị bài: Các nước Tây Âu.
Chúc các em có một buổi học vui vẻ
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
Nêu vài hiểu biết của em về nước Nhật?
? Trong chiến tranh thế giới thứ hai Nhật ở phe nào.
? Sau chiến tranh tình hình Nhật ra sao.
- Sau chiến tranh Nhật bị tàn phá nặng nề, khó khăn bao trùm đất nước: Nạn thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng...
- Mỹ vào chiếm Nhật.
- 13 triệu người thất nghiệp. Lạm phát kéo dài 1945 - 1949.
- Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật tàn phá nặng nề đất nước.
? Nhật Bản đã làm gì để giải quyết khó khăn.
? Cho biết nội dung của cuộc cải cách.
- Nhật tiến hành cải cách dân chủ: Ban hành hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, thanh lọc phần tử phát xít, ban hành quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng).
? Em có nhận xét gì về những cải cách của Nhật bản.
Những cải cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
? Cải cách đó có ý nghĩa như thế nào.
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
=> Nước Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, là nhân tố quan trọng giúp Nhật có sự phát triển mạnh mẽ sau này.
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
?Nền kinh tế Nhật phát triển bắt đầu vào thời gian nào ? Tại sao?
- Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, "thần kỳ" bắt đầu năm những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX:
Thảo luận: ? Tại sao việc Mỹ tiến hành xâm lược Triều tiên được coi là ngọn gió thần đối với kinh tế Nhật?
? Cho biết những thành tựu kinh tế của Nhật thời gian này?
Công nghiệp tăng trưởng 15%, GDP tăng từ 20 tỉ USD (1950) lên 183 tỷ USD (1968) đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
Quan sát những bức ảnh và đoạn sử liệu sau:
Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD đến 1968, của Nhật đạt 183 tỉ USD (đứng thứ 2 sau Mỹ).
Năm 1990 thu nhập bình quân đạt 23796 USD (vượt Mỹ đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ).
Từ 1950 – 1960 công nghiệp tăng hàng năm 15%, những năm 1961 – 1970 là 13,5%.
Đáp ứng 80% nhu cầu lương thực trong nước, đánh cá đứng thứ 2 thế giới
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế và sự phát triển KHKT của Nhật Bản.
-> Từ năm 70 thế kỷ XX, Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển nhanh như vậy?
- Nền kinh tế phát triển vì: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lý hiệu quả của các xí nghiệp và công ty, vai trò điều tiết của chính phủ Nhật Bản (Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản).
- Vai trò của nhà nước: Bộ CN và Thương mại Nhật bản (MITI) là một dẫn chứng tiêu biểu, được đánh giá là trái tim của sự thành công Nhật Bản. Ngay sau chiến tranh MITI đã tổ chức lại toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản, phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn đảm bảo sự thành công và phồn thịnh trong tương lai đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế. Những bộ óc tốt nhất của cả nước được trưng dụng cho công nghiệp. Thông qua hệ thống ngân hàng, nhà nước đã cấp những khoản vay với lãi suất ưu đãi và tài trợ cho những dự án phát triển. MITI ưu tiên cho lĩnh vực lọc dầu, hóa dầu, tơ sợi nhân tạo, máy công cụ nhất là điện tử và xe hơi. Đồng thời luật hải quan của Nhật cấm nhập khẩu sản phẩm của nước ngoài cùng chủng loại và bảo hộ chặt chẽ nền công nghiệp quốc gia. Mục tiêu của MITI là làm cho công nghiệp của Nhật phát triển và bán hàng với giá rẻ hơn trên các thị trường nước ngoài, giành được những thị phần quốc tế và đảm bảo chiến thắng.
- Con người Nhật Bản: Có những giá trị truyền thống được đề cao: Cần cù lao động và có tình yêu thiên nhiên; Biết tìm cái hay của người khác để học hỏi và vận dụng nó để phục vụ mình; tính kỷ luật và ý thức rõ ràng và bổn phận; trung thành với bậc quyền uy và luôn giữ chữ tín; Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự; Tiết kiệm và biết lo xa.
Từ đây em rút ra được bài học gì cho bản thân?
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
? Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng nền kinh tế Nhật gặp hạn chế gì.
? Từ đầu năm 90 thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật phát triển thế nào ? Dẫn chứng cụ thể.
- Trong thập kỷ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 âm 0.7%)
Theo dõi đoạn sử liệu:
Tốc độ phát triển kinh tế suy giảm liên tục: những năm 1991- 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2,0% nhưng năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 là âm 1%, năm 1999 là âm 1,19%. Nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt. Dư luận thế giới nhận xét: Nhật bản đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỷ XX”. Những biện pháp khắc phục của chính phủ không đem đến hiệu quả như mong muốn.
? Yêu cầu đặt ra cho kinh tế Nhật Bản lúc này là gì?
- Nền kinh tế Nhật đòi hỏi phải có cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản
1. Đối nội
? Chính sách đối nội của Nhật thể hiện như thế nào.
- Sau chiến tranh, nhờ những cải cách dân chủ, Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
? Chính quyền Nhật Bản do đảng nào lãnh đạo?
- Từ 1955 đến 1993, Đảng dân chủ tự do (LDP0 liên tục cầm quyền. Hiện nay chính phủ Nhật Bản là liên minh cầm quyền của nhiều chính đảng.
Nhật Bản là quốc gia có đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
Đảng Dân chủ Tự do (LDP)
Đảng Dân chủ (JDP)
Đảng Komei (NKP)
Đảng Xã hội Dân chủ (JSP)
Đảng Cộng sản (JCP)
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản
1. Đối nội
? Cho biết những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật?.
2. Đối ngoại:
- Thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mỹ. Ký kết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (9/1951).
? Cho biết nội dung của hiệp ước này?
- Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế.
Chú ý đoạn sử liệu sau:
Từ đầu những năm 1990, Nhật bản dành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh thế giới thường nói về Nhật “Một gã khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị”. Trong những năm gần đây, Nhật bản đang vận động để trở thành Ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quốc tế, các kỳ thế vận hội hoặc đóng góp tài chính vào những hoạt động của Liên hợp quốc…
Em có nhận xét gì về những thay đổi trong chính sách ngoại giao của Nhật?
Tất cả những thay đổi trên nhằm đưa nước Nhật lên một tầm cao mới trên vũ đài chính trị thế giới
BÀI 9 - TIẾT 12: NHẬT BẢN
Em hãy cho biết mối quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam?
Về chính trị: Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973
Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Về kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Những hình ảnh quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Về nhà: Tìm thêm những thông tin về Nhật Bản.
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối SGK/40.
Chuẩn bị bài: Các nước Tây Âu.
Chúc các em có một buổi học vui vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chào Anh Nguyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)