Bài 9. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Phạm Văn Nhậm | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhật Bản thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

LỚP 9C
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ GiỜ LỚP TA HÔM NAY
TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH TÂY
Giáo viên Phạm Văn Nhậm
KIỂM TRA BÀI CŨ
Chọn chữ cái đầu dòng phần trả lời đúng cho câu hỏi sau?
Dòng nào sau đây nói đúng về chính sách đối nội của Mĩ?:
A. Đi xâm lược các nước.
B. Mưu đồ bá chủ thế giới.
C. Lôi kéo các nước vào các khối quân sự.
D. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động, ngăn cản phong trào công nhân…

TIẾT 11 – BÀI 9:
NHẬT BẢN
Giới thiệu vài nét về đất nước Nhật Bản?
Núi Phú Sĩ
Tháp Tô-ki-ô
Nêu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trả lời:
- Bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
- Mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- Nạn thất nghiêp; thiếu thốn lương thực, hàng hoá; lạm phát gia tăng.
Diện tích: 377,835 km2 diện tích nước: 3,091km2 diện tích đất liển: 374,744 km2  nhỏ hơn một chút so với California (Mỹ).
Khoảng 1500 trận động đất / năm
Địa hình: Chủ yếu là núi, đất trồng trọt: 12,19%
- Thất nghiệp 13 triệu người.
- Lượng lúa thu bằng 2/3 trước chiến tranh.
- Sản lượng công nghiệp còn 10% trước chiến tranh.
- Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
- Lạm phát từ 1945 đến 1949 tăng 8000%.
- Tinh thần người dân hoàn toàn suy sụp.
Tình trạng nước Nhật sau chiến tranh.
Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của nó?
Trả lời:
Những cải cách dân chủ
Ý nghĩa
Hiến pháp mới 1946.
Cải cách ruộng đất.
Trừng trị tội phạm chiến tranh, xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
Ban hành quyền tự do dân chủ.
Mang lại luồng không khí mới đối với nhân dân.
Đây là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Sự kiện nào được gọi là “ngọn gió thần” và “thần kỳ” cho nền kinh tế Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 2?
6/1950, Mĩ tiến hành chiến tranh triều tiên
Những năm 60 của thế kỷ XX, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 và 90 của thế kỷ XX vào bảng sau?
1950, đạt 20 tỷ USD bằng 1/17của Mĩ
1968, đạt 180 tỷ USD (Mĩ 830 tỷ USD) đứng thứ hai.
1990, thu nhâp bình quân 23 796 USD, sau Thuỵ Sĩ (29 830 USD)
Tốc độ tăng trưởng về công nghiệp: 1950-1960 là 15%; 1961-1970 là 13,5%.
1967- 1969, đáp ứng 80% lương thực; 2/3 nhu cầu thịt, sữa. Đứng thứ hai về đánh cá.
- 1991-1995, đạt tăng trưởng là 1,4%
- 1996 là 2%
- 1997 là -0,7%
- 1998 là -1,0%
- 1999 là -1,19%
- Nhiều công ty phá sản. Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp khắc phục nhưng không như mong muốn.
Tàu chạy trên lớp đệm không khí
Cầu Sê-tô Ô-ha-si
Trồng cây bằng phương pháp sinh học.
Một thành phố ở Nhật bản
Qua các thông tin trên, em có nhận xét gì về nền kinh tế Nhật Bản?
Những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với Mĩ, Tây Âu, Nhật bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
Tìm những nguyên nhân, nhân tố nào dẫn đến thành công và các khó khăn, hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản vào bảng sau?
Nhưng trong các thập niên sau, Nhật Bản cũng vấp vào cuộc suy thoái kéo dài chưa từng thấy.
Điều kiện thuận lợi, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
Tiếp thu những tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Quản lý có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp.
Nhà nước đề ra chiến lươc, đón đúng thời cơ.
Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, giữ kỷ luật và tiết kiệm.
Năng lượng, nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.
Sự cạnh tranh gay gắt.
Biện pháp khắc phục của chính phủ chưa có hiệu quả
Nêu các chính sách đối nội của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Trả lời:
Đảng Cộng sản và nhiều đảng phái được hoạt động
Phong trào dân chủ phát triển rộng rãi.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của giai cấp tư sản liên tục cầm quyền. Đến năm 1993 phải nhường quyền lực cho các đảng đối lập.
Đỉnh núi Phú Sĩ
Nêu các chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trả lời:
Nhật lệ thuộc Mĩ: Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được ký vào 9/1951 nên chi phí quốc phòng rất ít;
Chính sách đối ngoai mềm mỏng; tập chung phát triển các quan hệ kinh tế, nhất là khu vực Đông Nam Á;
Ngày nay, Nhật nỗ lực vươn lên về chính trị cho ngang với tầm vóc kinh tế của mình.
Ngôi chùa ở Nhật
Thảo luận nhóm 4 – thời gian 3 phút.
So sánh chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản và Mĩ .
Đảng Cộng sản và nhiều chính đảng hoạt động công khai.
Phong trào dân chủ phát triển rộng rãi.
Cấm Đảng Cộng sản hoạt động.
Ngăn cản phong trào công nhân.
Chính sách đối ngoại mềm mỏng.
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
Phát triển kinh tế đối ngoại.
Lôi kéo, thành lập khối quân sự; mưu đồ bá chủ
NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh:
1. Các khó khăn:
Kinh tế bị tàn phá, thất nghiêp, thiếu thốn hàng hoá, lạm phát nặng nề.
2. Các cải cách:
Ban hành hiến pháp mới, cải cách ruộng đất, xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt… giải thể công ty độc quyền…
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế:
1. Thành tựu kinh tế:
Đứng thứ 2 sau Mĩ. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới.
2. Những nguyên nhân dẫn đến thành công: ? SGK
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh:
1. Đối nôi:
Thực hiện dân chủ rộng rãi, nhiều đảng hoạt động.
2. Đối ngoại:
Chính sách mềm mỏng về chính trị; tập trung phát triển các quan hệ kinh tế…
Chuẩn bị bài: Các nước Tây Âu
Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh? Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực? Mục tiêu của EU là gì?
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC.
CẢM ƠN THẦY CÔ ĐẾN THAM DỰ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Nhậm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)