Bài 9. Nhật Bản

Chia sẻ bởi Trương Xuân Thắng | Ngày 26/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Nhật Bản thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HUYỆN ĐĂK TÔ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Kính chào Ban giám khảo và quí thầy cô!
VGTH: Đỗ Hữu Hưng
Môn: Lịch sử. Lớp 9
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sự khôi phục và tăng trưởng nhanh về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật bản sau chiến tranh.
* Tích hợp giáo dục môi trường: Những điều kiện tự nhiên thuận lợi, khó khăn cho sự phát triển của nước Nhật.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu.
3. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh ý thức vượt khó, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tranh ảnh, số liệu về đất nước và kinh tế của Nhật.
III. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản?
Đáp án:
- Không bị chiến tranh tàn phá.
- Giàu tài nguyên.
- Thu được 114 tỉ ÚD từ buôn bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thừa hưởng được các thành tựu của khoa học – kĩ thuật của thế giới.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
H: Những hình ảnh dưới đây là biểu tượng của nước nào?
Tiết 11 - Bài 9. NHẬT BẢN
Lược đồ Nhật Bản
Diện tích: 377.835km2
Dân số: 127.5 triệu
người (6/2006)
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
1. Nhật Bản sau chiến tranh.
H: Cho biết nội dung của các hình ảnh sau?
TIẾT 11-BÀI 9: NHẬT BẢN
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma ngày 6/8/1945
Hi-rô-si-ma sau thảm hoạ ném bom nguyên tử tháng 8/1945
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
1. Nhật Bản sau chiến tranh.
H: Em hãy cho biết tình hình nước Nhật khi chiến tranh kết thúc?
TIẾT 11-BÀI 9: NHẬT BẢN
- Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
H: Để thoát khỏi những tổn thất to lớn đó Nhật Bản đã làm gì?
2. Cuộc cải cách dân chủ.
H: Trình bày nội dung những cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh?
a. Nội dung: Cải cách toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội.
H: Những cải cách dân chủ ở Nhật có ý nghĩa như thế nào?
b. Ý nghĩa:
- Mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân Nhật.
- Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
1. Thành tựu.
H: Kinh tế Nhật khôi phục và phát triển như thế nào?
- Từ 1945-1950, khôi phục kinh tế.
Từ 6/1950 đến những năm 1960 thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển “thần kì” khi Mĩ gây ra chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam. Nhật vươn lên đứng thứ hai thế giới.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
TIẾT 11-BÀI 9: NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
1. Thành tựu.
H: Vì sao khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam, lại tạo điều kiện cho kinh tế Nhật phát triển thần kì?
H: Chỉ ra những dẫn chứng về sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật?
Thành tựu kinh tế Nhật Bản
H: Những thành tựu đạt được về kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước Nhật?
H: Các tranh ảnh sau đây nói đến một lĩnh vực rất phát triển của Nhật Bản. Theo em đó là lĩnh vực gì?
H: Các tranh ảnh sau đây nói đến một lĩnh vực rất phát triển của Nhật Bản. Theo em đó là lĩnh vực gì?
Tàu chạy trên đệm từ
Cầu Sê-tô Ô-ha-si
Trồng trọt theo phương pháp sinh học
Máy tính điện tử
Giao thông vận tải.
Nông nghiệp
TIẾT 11-BÀI 9: NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
1. Thành tựu.
2. Nguyên nhân.
Câu hỏi thảo luận nhóm (4 phút)
H: Em hãy chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản? Theo các em nguyên nhân nào là quan trọng? (Tổ 1&3)
H: Nhật Bản gặp những khó khăn gì trong phát triển kinh tế? (Tổ 2&4)
H: Qua các tranh ảnh vừa quan sát, em có nhận xét gì về nền khoa học công nghệ của Nhật Bản?
a. Chủ quan:
b. Khách quan:
- Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Mĩ gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
3. Khó khăn:
TIẾT 11-BÀI 9: NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Việc học của học sinh Nhật Bản: 94% trẻ em học đến tú tài, đạt tỷ lệ cao nhất thế giới. Học sinh giành nhiều thời gian cho việc học, nghỉ hè chỉ 1 tháng, thứ 7 vẫn học. Hết chương trình trung học,học sinh vẫn tiếp tục học thêm 1 năm nữa. Mỗi buổi tối học sinh bỏ ra trung bình 2.5 tiếng để làm bài.
*Văn hóa đọc của người Nhật: Trong một lĩnh vực rất gần với giáo dục là tiêu thu sách báo, tập chí người Nhật cũng đứng đầu thế giới. Hơn 4.5 tỷ bản tạp chí định kì được xuất bản hàng năm ở Nhật. Người Nhật đọc ở mọi lúc, mọi nơi. Người ta thường đọc khi đứng trên tàu điện ngầm, trên xe buýt, trong các của hàng. Đến mức mà "đọc đứng" đi vào ngôn ngữ thường ngày của người Nhật: "Tachiyomi".
* Chỉ số thông minh của người Nhật: Xếp hàng đầu với điểm số trung bình 111, trong khi Mĩ là 100. Trong một thế hệ, khoảng cách giữa hai nước đã tăng thêm 7 điểm. Ở châu Âu, Hà Lan được xếp số 1 với 109.4 điểm; nước Pháp cầm đèn đỏ với 96.1 điểm. Mặt khác châu Âu và Mĩ chỉ có 2 % dân số có hệ số thông minh cao hơn 130 điểm. Còn Nhật có tới 10% dân số. ( Theo: Nước Nhật mua cả thế giới)
Sự khác biệt giữa nước Nhật sau chiến tranh và nước Nhật hiện nay.
TIẾT 11-BÀI 9: NHẬT BẢN
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
H: Sau chiến tranh Nhật Bản thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
1. Đối nội:
- Chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ dân chủ.
- Các chính đảng được công khai hoạt động.
- Phong trào bãi công và phong trào dân chủ phát triển rộng rãi.
- Từ năm 1955-1993, nắm quyền lãnh đạo là Đảng dân chủ tự do (LDP) (đại diện cho giai cấp tư sản cầm quyền). Đến năm 1993, đảng này mất quyền thành lập chính phủ.
H: Điểm yếu của nền chính trị Nhật là gì?
2. Đối ngoại:
- Lệ thuộc vào Mĩ về an ninh và chính trị. Kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật”, Chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ.
- Các nước khác: Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung phát triển các quan hệ KT đối ngoại (đặc biệt là ĐNA).
- Ngày nay, NB đang nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc về chính trị tương xứng với siêu cường về kinh tế.
H: Chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh?
MỐI QUAN HỆ VIỆT – NHẬT
H?i d�m Vi?t - Nh?t
Th? tu?ng Nguy?n T?n Dung tham Nh?t
Ông Phan Văn Khải đến thăm Nhật Bản
Bộ trưởng ngoại giao Nhật thăm Việt Nam
Tại hội đàm Việt-Nhật đã ra tuyên bố chung: Vươn tới tầm cao
Củng cố
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản theo chế độ:
Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ lập hiến
Xã hội chủ nghĩa D. Quân phiệt phản động
Câu 2: Kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ:
50 - 90 thế kỉ XX B. 60 - 90 thế kỉ XX
70 - 90 thế kỉ XX D. 80 - 90 thế kỉ XX
Câu 3: Nội dung của công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật nằm trong:
Luật cải cách ruộng đất
Luật giải giáp lực lượng vũ trang
Hiếp pháp mới 1946
Quyền tự do dân chủ.
Hướng dẫn về nhà
- Học bài.
- Làm hai bài tập SGK trang 40.
- Chuẩn bị bài 10 : Các nước Tây �u.
+ Tìm hiểu tình hình chung các nước Tây Âu.
+ Sự liên kết khu vực.
Kính chúc sức khoẻ ban giám khảo và quí thầy cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Xuân Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)