Bài 9. Lục Vân Tiên gặp nạn

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Lục Vân Tiên gặp nạn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Lục Vân Tiên đánh cướp.
Tiết 41+42
Lục Vân Tiên
gặp nạn
Trích : Lục Vân Tiên
(Nguyễn Đình Chiểu)
Tiết 41+42 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (nguyễn đình chiểu)
I. Giới thiệu chung :
Vị trí đoạn trích :
(SGK / 120)
II. Đọc - Hiểu văn bản :
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
(SGK / 120)
Tiết 41+42 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (nguyễn đình chiểu)
2. Bố cục :
2 phần.
3. Phân tích :
a. Nhân vật Trịnh Hâm:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Nghinh ngang . mịt mờ .
Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị gã xô ngay
xuống vời.
Trịnh Hâm giả . kêu trời
... lấy lời phui pha.
? Từ láy,
động từ,
từ địa phương,
so sánh,
sắp xếp tình tiết hợp lí:
Vờ nhân từ, lén lút thực hiện tội ác, có tính toán để xóa tội.
? Trịnh Hâm là kẻ bất nghĩa, bất nhân, nham hiểm, độc ác, hèn hạ .
Tiết 41+42 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (nguyễn đình chiểu) Luyện tập : Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Trịnh Hâm?
? Chỉ trong 8 câu thơ, tác giả đã nêu lên tâm địa độc ác của Trịnh Hâm. Trước cảnh mù lòa của Lục Vân Tiên, hắn đã không hề có một chút thương cảm. Từng là bạn bè với nhau khi cùng đến trường thi, giờ gặp lại bạn trong lúc khó khăn, bệnh hoạn lại hết lòng tin cậy : "tình trước ngãi sau - Có thương xin khá giúp nhau phen nầy" và chính miệng Trịnh Hâm cũng đã khăng khăng hứa hẹn : "Đương cơn hoạn nạn gặp nhau, Người lành nỡ bỏ người đau sao đành". Vậy nhưng hắn lại làm ngược lại. Một kẻ bất nhân bất nghĩa. Hắn đã lừa tiểu đồng vào rừng sâu và trói vào gốc cây bỏ cho thú dữ ăn thịt. Hơn thế nữa, Trịnh Hâm là một kẻ xảo trá. Hành động tội ác của hắn không phải là vô tình mà là
Tiết 41+42 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (nguyễn đình chiểu) Luyện tập : Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Trịnh Hâm?
? một âm mưu khá tinh vi đã được hắn hoạch định trước : Đưa Vân Tiên xuống thuyền với lời hứa sẽ đưa về tận nhà, đợi khi tối trời đẩy Vân Tiên xuống sông cho nước cuốn trôi rồi lại giả tiếng kêu trời nhằm lừa mọi người hòng che giấu tội ác của mình. Trịnh Hâm là mẫu người tiêu biểu cho cái ác, cái xấu của xã hội lúc đó.
Động cơ thủ ác của hắn là gì? Chẳng quen biết, thù hằn gì nhau, chỉ gặp nhau trên đường đi thi, trong một lần uống rượu làm thơ trong quán, chỉ vì thấy Vân Tiên đức cao tài giỏi mà Trịnh Hâm sinh lòng đố kị, ganh ghét.
Chỉ vì dục vọng thấp hèn mà hắn trở nên tàn bạo như thế. Hắn ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình. Lúc này, khi mối lo không còn cơ sở nữa (Vân Tiên bị mù), nhưng hắn vẫn tìm cách hãm hại. Chứng tỏ sự ác độc dường như đã ngấm vào máu thịt hắn, đã trở thành bản chất của hắn.
Trịnh Hâm đã hiện nguyên hình là một kẻ độc ác, đê hèn, táng tận lương tâm. Tuy nhiên, không phải tác giả đã mất hết hi vọng, niềm tin vào cuộc sống. Phần tiếp theo của đoạn trích và cũng là phần trọng tâm, tác giả đã miêu tả và ca ngợi tấm lòng nhân hậu, cao thượng, chân tình của ông Ngư khi cứu vớt và tận tình chăm sóc Vân Tiên. Nội dung này, chúng ta sẽ học ở tiết tiếp theo.
Hướng dẫn về nhà:
Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng nội dung đoạn trích.
Nắm được vị trí đoạn trích và nội dung cơ bản của đoạn trích này.
Nắm được hành động tội ác của Trịnh Hâm.
Soạn kĩ câu 3, 4 / SGK trang 121 để tiết sau học tiết tiếp theo.
Làm bài tập phần luyện tập trang 121.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)