Bài 9. Hai cây phong
Chia sẻ bởi Trần Thanh Hòa |
Ngày 09/05/2019 |
374
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
phßng gd-§t lôc nam
Trường thcs đông phú
hội GIảNG:
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Nhung
Thi GVG cấp trường
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu hai mạch kể lồng ghép được thể hiện trong văn bản Hai cây phong.Hai mạch kể này được kết hợp có tác dụng gì?
A-Mở rộng cảm xúc vừa chung vừa riêng.
B-Thấy được tình yêu thiên nhiên và làng quê của cả một thế hệ.
C-Làm cho câu chuyện trở nên sống động gần gũi với người đọc.
D-Cả ba ý trên.
Tiết 34:Văn bản
Hai cây phong(Tiếp)
( Trích " Người thầy đầu tiên") Ai-ma-tôp
II)Đọc-hiểu văn bản
1)Hai cây phong qua cảm nhận của nhân vật "tôi"-Người họa sĩ
a)Cảm nghĩ của "tôi" trên đường về làng.
-Bổn phận đầu tiên là tìm hai cây phong.
-Bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
-Mong sao chóng về tới làng chóng lên đồi mà đến với hai cây phong.
-Cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất.
?Hai cây phong nhắc nhở bổn phận tìm về quê hương.Chúng trở thành một phần tâm hồn
không thể thiếu của người con xa quê.
b)Hình ảnh hai cây phong:
*Vị trí:-Nằm phía trên làng Ku-ku-rêu, giữa một ngọn đồi.
-.hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
+Nghệ thuật so sánh
?Hai cây phong là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu
Việc so sánh hai cây phong như vậy có tác dụng gì?
A-Chỉ giá trị tín hiệu(dẫn đường về làng của hai cây phong).
B-Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng
C-Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu D-Cả ba ý trên
Quan sát đoạn văn
"Trong làng tôi không thiếu các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài như thương tiếc một người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong lại nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực."
-Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu
-Nghiêng ngả thân cây lay động lá cành.
-Tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.
-Như một làn sóng thủy triều.
-Như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.
-Cất tiếng thở dài.
-Nghiêng ngả tấm thân rẻo rai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc
cháy rừng rực.
+Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
?Hai cây phong như hai con người có tâm hồn với những cung bậc
tình cảm khác nhau,có sức sống mãnh liệt,biểu tượng cho bao
phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương,con người
thảo nguyên.
2)Hai cây phong qua kí ức tuổi thơ
-Hai cây phong khổng lồ,nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời.
-Bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc.
-Các mắt mấu,các cành cao ngất,cao đến ngang tầm cánh chim bay.
*Từ trên cao:
-Chuồng ngựa nông trang như một căn nhà xép bình thường.
-Giải thảo nguyên hoang vu,làn sương mờ đục.
-Thấy không biết bao nhiêu là vùng đất.
-Những dòng sông lấp lánh tận chân trời.
?Hai cây phong mang lại niềm vui và những kỉ niệm tuổi thơ.
Mang lại sự hiểu biết, niềm khao khát được khám phá và chắp cánh cho
những ước mơ.
3)Hai cây phong và thầy Đuy-sen
-Nhớ đến người trồng hai cây phong gắn với tên trường Đuy-sen.
-Hai cây phong là nhân chứng xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên
và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.
->Tình yêu thiên nhiên mở rộng đến tình yêu con người.
III)Tổng kết
1)Nghệ thuật:
*Hai mạch kể lồng ghép.
*Thứ tự kể:đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
*Kết hợp kể tả và biểu lộ cảm xúc.
*Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa và trí tưởng tượng phong phú.
*Cách dẫn dắt truyện khéo léo, tinh tế.
2)Nội dung:
*Thể hiện vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong.
*Tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với cảnh vật nơi quê hương
yêu dấu.
Lời nhắn nhủ của người kể qua văn bản là gì?
-Quê hương, thiên nhiên, truyền thống.nuôi dưỡng con người lớn lên.
-Đó là nền tảng để con người có thể đứng vững trong bất kì hoàn cảnh sống nào.
-Là nhận thức,lòng biết ơn của người họa sĩ đối với nơi "chôn rau cắt rốn"
của mình.
-Con người phải luôn ý thức được bổn phận của mình đối với quê hương đất nước
cảm ơn các thầy cô giáo đã đến dự giờ
cảm ơn các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)