Bài 9. Hai cây phong

Chia sẻ bởi Lê Thị Nhung | Ngày 09/05/2019 | 140

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

trích người thầy đầu tiên
ai-ma-tốp
Hai cây phong
Tìm hiểu chung
Tác giả:
Nhà văn nổi tiếng người Cu-rơ-gư-xtan, trước thuộc Liên Xô.
Năm1958 ông bắt đầu nổi tiếng với truyện ngắn Gia-mi-li-a . Sau đó ông cho ra đời nhiều kiệt tác
Ii-đọc và tìm hiểu đoạn trích
1/ Hai mạch kể trong đoạn văn
Ngôi kể
Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất
Điểm đặc biệt ở cách kể: Lúc kể về Tôi và có lúc lại kể về Chúng tôi
Chuyện kể về Tôi có lúc thì ở hiện tại, có lúc thì ở quá khứ. Chuyện kể về Chúng tôi thì chỉ ở quá khứ
Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau.
b. Vị trí người kể chuyện:
- Nhân vật xưng tôi đóng vai người kể chuyện là được tác giả sáng tạo ra để dẫn dắt câu chuyện . Trong mạch kể xưng tôi người kể chuyện tự giới thiệu mình là họa sĩ.
- Trong mạch kể xưng chúng tôi, vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước ,và hồi ấy, người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn.
- Căn cứ vào độ dài hai mạch kể ta thấy mạch kể xưng tôi là quan trọng hơn.
2/ Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
Hai cây phong như " ngọn hải đăng đặt trên núi"
-> Hình ảnh so sánh
->ánh sáng văn hóa tinh thần của quê hương soi sáng chỉ đường cho con người bước tới.
Thảo luận
Tại sao có thể nói người kể chuyện ( họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây đậm chất hội họa?

Hai cây phong mọc trên đồi vóc dáng khổng lồ với các mắt mấu , các cành cao ngất , cao đến ngang tầm cánh chim bay, với bóng râm mát rượi với động tác nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời...
Bức tranh thiên nhiên được ngắm nhìn từ trên cao. Không gian mở rộng đến vô cùng chân trời xanh thẳm , thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh , làn sương mờ đục ...
Bức tranh ấy có màu sắc rất đặc trưng , đầy quyến rũ => ấn tượng khó quên
3/ Hai cây phong và thày Đuy-sen.
Hai cây phong với người kể chuyện :
Hai cây phong làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất , khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện .
-> Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
-> Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò.
-> Hai cây phong là nhân chứng câu chuyện hết sức xúc động về thầy giáo Đuy-sen và cô bé An-tư-nai: Chính thày Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng cô bé An-tư-nai
và thày đã gửi gắm ở hai cây phong non mơ ước , hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ , thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên , ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người hữu ích.
b. Hình ảnh hai cây phong
-Chúng có tiếng nói riêng ...chan chứa những lời ca êm dịu...
-> Nhân hóa sinh động - Hai cây phong như những con người có tâm hồn với những tâm trạng , cung bậc tình cảm khác nhau.
-> Hai cây phong được tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn người nghệ sĩ

Tổng kết



Quê hương , thiên nhiên, truyền thống...nuôi dưỡng con người lớn lên.
Và đấy còn là nền tảng để con người có thể đứng vững trong bất kì hoàn cảnh sống nào.
Đấy là nhận thức, là lòng hàm ơn của người họa sĩ đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Con người phải luôn ý thức được bổn phận của mình đối với quê hương đất nước.
Lời nhắn nhủ của người kể qua văn bản là gì?
Luyện tập
Làm bài tập trắc nghiệm.
Trong văn bản, hình ảnh so sánh xuất hiện nhiều. Hãy xác định và nêu ý nghĩa của nghệ thuật so sánh đó.
Dặn dò
Học thuộc lòng đoạn văn bản em yêu thích.
Viết đoạn văn kể về loài cây em yêu thích.
Chuẩn bị viết bài TLV số 2 ( Tiết 35 +36)
chúc các con học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)