Bài 9. Hai cây phong

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chúc các con một buổi học vui vẻ và lý thú
trU?ng thcs Tân Phú
gi�o vIấn : nguy?n th?hương
Kiểm tra bài cũ:
Chiếc lá cuối cùng không rụng.
B. Tác dụng của thuốc và sự chăm sóc của Xiu-đi.
C. Tình yêu và niềm tin sống trở lại trong cô.
D. Vì sự may mắn của số phận.
Câu trả lời đúng là (C). Vì khi Giôn-xi thấy chiếc lá vẫn gan góc bám chặt vào cành cây khẳng khiu như muốn níu giữ sự sống, thì cô có lý do gì mà lại chối bỏ cuộc sống của mình. Cô thấy mình thật có tội.Thế là niềm tin sống lại trở về trong lòng cô hoạ sĩ trẻ như một điều tất yếu và khiến cô nhanh chóng khỏi bệnh.
Trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi khỏi bệnh vì sao? Chọn và giải thích một trong những nguyên nhân sau.
C
Đáp án
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - Tác phẩm:
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả qua sự hiểu biết của mình?
Hãy giới thiệu về xuất xứ của đoạn trích?
a. Tác giả:
(1928 - 2008)
b. Tác phẩm:
Là nhà văn nổi tiếng của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan
Đoạn trích được trích trong phần đầu của truyện vừa "Người thầy đầu tiên"
2. Đọc - hiểu chú thích:
Giọng đọc chậm, buồn, gợi nhớ thương
Lưu ý các CT: 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
3. Bố cục:
Em hãy xác định các phần trong đoạn trích sao cho tương ứng với các nội dung sau?
Đ1: Làng ku-ku-rêu. chân trời phía Tây.
Đ2: Phía trên làng tôi. chiếc gương thần xanh
Đ3: Vào năm học cuối. xa thẳm biêng biếc kia.
Đ4: Tôi lắng nghe. "Trường Đuy-sen"
3. Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi" với bạn bè thời thơ ấu chơi đùa và trèo lên hai cây phong
4. NV "tôi" nhớ người trồng hai cây phong gắn liền với Trường Đuy-sen.
1. Giới thiệu chung vị trí làng quê của nhân vật "tôi".
2. Vị trí, hình ảnh hai cây phong ; tâm trạng và cảm xúc của nhân vật "tôi" khi về thăm làng, thăm quê.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
4. Ngôi kể và phương thức biểu đạt:
1. Hãy xác định đại từ nhân xưng "tôi" ở các đoạn 1,2,4, là chỉ ai? ở thời điểm nào?
a. Ngôi kể:
Chỉ người kể chuyện và cũng là người hoạ sĩ ; ở thời điểm hiện tại mà nhớ về quá khứ.
Chỉ người kể chuyện - hoạ sĩ nhưng nhân danh "bọn con trai" ở thời điểm quá khứ lúc còn thơ ấu
2. Hãy xác định đại từ nhân xưng "chúng tôi" ở đoạn 3 là chỉ ai? ở thời điểm nào?
* Mạch kể xưng "chúng tôi"
*Mạch kể xưng "tôi"
Thảo luận nhóm:
3. Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn?
4. Cho biết tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong đoạn trích? Nhận xét cách sử dụng đó?
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
4. Ngôi kể và phương thức biểu đạt:
a. Ngôi kể:
Các phương thức tự sự - miêu tả - biểu cảm đã được tác giả kết hợp một cách khéo léo trong văn bản.
Cho biết tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong đoạn trích? Nhận xét cách sử dụng đó?
b. Phương thức biểu đạt:
Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn?
Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn => Làm câu chuyện trở nên sống động, gần gũi, thân mật
Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì tôi có cả ở hai mạch. Cách đan xen, lồng ghép ở hai thời điểm hiện tại và quá khứ, lúc trưởng thành, khi thơ ấu, một người và nhiều người.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
II. Đọc - Hiểu nội dung văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
Theo em ở phần 3 này ta có thể chia làm 2 đoạn nhỏ được không? Nếu được thì ý chính của mỗi đoạn là gì?
ở phần 3 ta có thể chia làm 2 đoạn nhỏ: + 3.1: Vào năm học cuối.bao la và ánh sáng -> Bọn trẻ chơi đùa, trèo lên hai cây phong phá tổ chim. + 3.2: Đất rộng bao la. xa thẳm biêng biếc kia -> Phong cảnh làng quê và cảm giác của bọn trẻ khi từ ngọn cây nhìn xuống.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Em thấy đoạn văn nào thú vị hơn? vì sao?
Hai cây phong cùng lũ trẻ nghịch ngợm được vẽ lên qua những chi tiết nào?
Đoạn 2. Vì ở đây có những điều kỳ diệu khiến lũ trẻ phải ngây ngất mà quên cả việc phá tổ chim.
- Hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa. tiếng lá xào xạc dịu hiền. - Bọn con trai chúng tôi chạy ào lên phá tổ chim. reo hò, huýt còi ầm ĩ. Và chúng tôi, lũ nhóc con. cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai !
II. Đọc - Hiểu nội dung văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
II. Đọc - Hiểu nội dung văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
Em cảm nhận được gì về mối quan hệ giữa hai cây phong và lũ trẻ? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả điều đó?
Kết hợp kể, tả một cách cụ thể thông qua nỗi nhớ thấm đượm cảm xúc, tác giả đã làm sáng tỏ bức tranh hai cây phong. Chúng như người bạn thân gắn bó với lũ trẻ trong ký ức ngọt ngào của thời thơ ấu. Và lũ trẻ cứ hồn nhiên chơi đùa trên cành, dưới gốc cây như những chú chim non.
- Kết hợp kể, tả một cách cụ thể. Hình ảnh hai cây phong như những người bạn thân thiết gắn bó với lũ trẻ.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Từ trên cao phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ điều gì?
Lũ trẻ có cảm giác gì? Cảm giác đó được diễn tả như thế nào?
Mở ra cả một thế giới "đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng "; một thế giới vừa quen vừa lạ
Chúng thấy sửng sốt trước không gian bao la rộng lớn, chúng nín thở ngồi lặng đi mà quên cả một việc làm thích thú nhất là phá tổ chim.
II. Đọc - Hiểu nội dung văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
- Trước không gian đẹp đẽ, bao la và ánh sáng lũ trẻ say sưa, ngây ngất đến choáng ngợp
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
II. Đọc - Hiểu nội dung vb:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
Lũ trẻ đã nhìn thấy gì khi ngồi trên ngọn hai cây phong?
Chúng thấy mọi thứ như thu nhỏ lại: nông trang, chuồng ngựa, dải thảo nguyên hoang vu, nhìn thấy những nơi chúng chưa bao giờ biết đến, chưa từng nghe nói. Tất cả đều trở nên huyền ảo, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Đó chính là những khát vọng và ước mơ của một tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá khi lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh quê hương lúc chúng ngồi trên ngọn cây.
II. Đọc - Hiểu nội dung vb:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
Từ trên ngọn hai cây phong, có điều gì được thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng ku-ku-rêu?
- Hai cây phong chính là bệ phóng cho những khát vọng và ước mơ trong tâm hồn của "tôi" và lũ trẻ làng ku-ku-rêu ngày ấy.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội hoạ?
Trong mạch kể, tả xen lẫn hai cây phong và quang cảnh nơi đây tuy chỉ được vẽ bằng những nét chấm phá. Nhưng đó là nét vẽ của một hoạ sĩ tài ba => Tạo nên một bức tranh đẹp và quyến rũ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
II. Đọc - Hiểu nội dung vb:
1. Hình ảnh hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ:
Quang cảnh làng Ku-ku- rêu cùng hai cây phong là một bức tranh đẹp lộng lẫy, bí ẩn, đầy sức quyến rũ trong măt lũ trẻ và trong tâm tưởng người đọc
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Trong đoạn 2 người kể đã giới thiệu về hai cây phong qua những chi tiết, hình ảnh nào? Cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
phía trên làng có một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. như ngọn hải đăng. chúng là hai cây phong sinh đôi. - Hai cây phong này khác hẳn - có tiếng nói, có tâm hồn riêng., chúng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào.tiếng thì thầm, thiết tha nồng thắm.có khi im bặt một thoáng. có lúc cất tiếng thở dài. - Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai, reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực
II. Đọc - Hiểu nội dung vb:
Hai cây phong được miểu tả sinh động và ấn tượng bởi nghệ thuật nhân hóa và so sánh, chúng không chỉ là một cái cây mà chúng như một con người thực sự có ngôn ngữ, có lời nói, có tình cảm riêng sâu lắng mà mãnh liệt.
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi - người hoạ sĩ
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Theo em, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
- Hai cây phong ở vị trí cao, trên đỉnh đồi; như ngọn hải đăng; gắn liền với nhưng kỷ niệm thời thơ ấu mà người kể rất trân trọng, nâng niu; Liên quan đến nghề họa sĩ của ông.
II. Đọc - Hiểu nội dung vb:
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi - người hoạ sĩ
Hai cây phong trở thành trung tâm, kết đọng tình cảm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện.
Nhân vật tôi đã có những xúc cảm gì khi giới thiệu về hai cây phong?
- Người họa sĩ nói: Tôi biết chúng từ thưở mới biết mình. luôn hiện ra trước mắt. nâng niu, trân trọng. mỗi lần về quê, bổn phận đầu tiên là đưa mắt tìm hai cây phong, luôn cảm biết được chúng.
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Ngoài những gì vừa phân tích còn lý do nào khác khiến hai cây phong trở nên đặc biệt trong tâm hồn của nv `tôi"?
- Là nhân chứng của câu chuyện xúc động giữa thầy Đuy-sen và cô học trò nhỏ An-tư-nai. Là ước mơ, hy vọng, Là tấm lòng và phẩm chất của người thầy giáo - người cộng sản chân chính: Thầy giáo Đuy-sen
II. Đọc - Hiểu nội dung vb:
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi - người hoạ sĩ
Người hoạ sĩ luôn nhớ về quê hương, đặc biệt là hai cây phong bởi chúng đã trở thành ký ức không thể quên trong tâm hồn ông => Biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết của một người con đi xa nặng tình với quê mẹ.
Qua phân tích, em đọc được gì về tình cảm của nhân vật "tôi" đối với quê hương và hai cây phong?
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Tiết
33-34
Em hãy nhắc lại những nét nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm?
- Hình ảnh hai cây phong trong ký ức tuổi thơ không thể phai mờ. - Biểu hiện một tấm tình cảm sâu nặng, tha thiết với quê hương. - Nghệ thuật so sánh, nhân hoá kết hợp kể, tả khéo léo và tinh tế.
III. Tổng kết:
2. Luyện tập:
1. Nội dung và nghệ thuật:
Hãy viết một đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm về cảnh đẹp của quê hương em?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)