Bài 9. Hai cây phong

Chia sẻ bởi Pé Đào | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 33
Văn bản: HAI CÂY PHONG
Giáo viên: Nguyễn Thị Quyên
Trường: THCS Kiên Bình
Lớp 8/1
Năm học: 2011-2012
Nhiệt liệt chào mừng
quý thầy cô giáo về dự tết học

Bài 9: Hai cây phong
(Trích Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Tác giả , tác phẩm:
- Ai-ma-tốp (sinh năm:1912), nhà văn Cơ-rư-gơ-xtan.
- VB được trích từ phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

Em hãy giới thiệu vắn tắt về tác giả, tác phẩm?
Bài 9: Hai cây phong
(Trích Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp

I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Tác giả , tác phẩm:
2. Đọc – chú thích:
SGK
3. Bố cục:
+ Hình ảnh con người.
+ Hình ảnh hai cây phong.
=> Hai hình ảnh gắn bó, đan xen nhau
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? “Tôi” có phải là tác giả không? Vì sao em biết? Từ đó em rút ra lưu ý gì về ngôi kể trong văn tự sự?
- Ngôi thứ nhất
Không phải là tác giả mà chính là người kể chuyện,
người ấy tự xưng là họa sĩ
=> Không nhất thiết người kể chuyện phải là tác giả.
Em hãy chia bố cục của VB?
Bố cục: 4 phần
P1: Từ đầu->phía tây: giới thiệu vị trí làng.
P2: Tiếp->gương thần xanh: nhớ về hình ảnh 2 cây phong,
Cẩm xúc của nhân vật tôi khi về thăm làng.
P3: Tiếp->biêng biếc kia: nhớ về những cảm xúc, tâm trạng thời
Trẻ thơ khi vui đùa cùng lũ bạ
P4: Còn lại: Nhân vật tôi nhớ lại người trồng 2 cây phong.
? Trong VB nổi bật lên 2 hình ảnh nào? Hai hình ảnh đó có
mối quan hệ với nhau như thế nào?
Bài 9: Hai cây phong
(Trích Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
3. Bố cục:
+ Hình ảnh con người.
+ Hình ảnh hai cây phong.
=> Hai hình ảnh gắn bó, đan xen nhau
- Phương thức tự sự-miêu tả-bểu cảm được kết hợp rất khéo léo.

Em có nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích? Đại từ nhân xưng “tôi, chúng tôi” ở phần 1,2,4 chỉ ai, ở thời điểm nào? Đại từ “chúng tôi” ở đoạn 3 chỉ ai, vào thời điểm nào? Sự thay đổi ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
“ Tôi, chúng tôi” ở đoạn 1,2,4 chỉ người kể chuyện-một họa sĩ. ở thời điểm hiện tại
nhớ về quá khứ
“Chúng tôi” ở đoạn 3 chỉ người kể chuyện và bạn bè của anh ở thời điểm
Quá khứ thời thơ ấu.
Cách đan xen hai thời điểm hiện tại – quá khứ, trưởng thành – niên thiếu
Làm cho câu truyện trở nên sống động, than mật, gần gũi, ấp áp, đáng tin cậy đối
Với người đọc
Câu hỏi thảo luận:
Em có nhận xét gì về các phương thức biểu đạt trong văn bản?
Bài tập củng cố
Hai mạch kể chuyện trong văn bản là:
Mạch kể của người kể chuyện xưng tôi ỏ thời điểm hiện tại.
Mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi ở thời điểm quá khứ.
Đáp án a và B đúng.
Đáp án A và B sai.
2. Người kể truyện trong văn bản làm nghề gì?
A. Nhà văn B. Nhà giáo
C. Họa sĩ D. Bộ đội
Giới thiệu một số hình ảnh về đất nước, con người Cư-rơ-gư-xtan
Hướng dẫn học bài về nhà:

- Học bài cũ, chọn học thuộc lòng một đoạn trong văn bản.
- Đọc lại và nắm vững cấu trúc của văn bản.
- Soạn phần còn lại của văn bản.
Tiết học đến đây là kết thúc
Chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe
Chúc các em học sinh học tốt
Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Ai-ma-tốp?
2.Văn bản có mấy mạch kể? Ai là người kể chuyện? Có mấy hình ảnh quan trọng trong văn bản? Đó là những hình ảnh nào?
Nhà văn Ai-ma-tốp (1912), người nước Cơ-rư-gơ-xtan.
Văn bản có 2 mạch kể:
- Mạch kể nhân vật xưng tôi ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ.
- Mạch kể xưng chúng tôi chỉ người kể chuyện và bạn bè ở thời điểm quá khứ
thời thơ ấu
- Văn bản có hai hình ảnh quan trọng:
+ Hình ảnh con người.
+ Hình ảnh hai cây phong.
Chào mừng các thầy cô, các em học sinh
Về dự tiết học Ngữ văn lớp 8/1
Tiết 34
Văn bản: HAI CÂY PHONG
GV: Nguyễn Thị Quyên
Tiết 34-Bài 9: Hai cây phong
(Trích Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
I. Đọc – Tìm hiểu chung:
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong và những kí ức tuổi thơ:
- Hai cây phong khổng lồ, cao ngất, mát rượi,
Có nhiều tổ chim, nghiêng ngả đong đưa như muốn mời chào...
->Hai cây phong được miêu tả sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
Người kể xưng “ chúng tôi ” kể về điều gì và kể về thời điểm nào?
Kể về những kỉ niệm tuổi thơ khi vui đùa
Cùng bạn bè
Ở thời điểm quá khứ.
Phần 3 có thể tách ra làm mấy đoạn nhỏ? Ý chính của mỗi đoạn?
Tách làm 2 đoạn:
Đ 1: Tù đầu-> bao la ánh sáng: Hình ảnh 2 cây phong
trên đồi cao vào năm học cuối trước kì nghỉ hè.
Đ 2: Còn lại: Phong cảnh làng quê và cảm giác của
bọn trẻ từ ngọn cây phong nhìn xuống.
Hãy qua sát phần 2 và đoạn 1 của phần 3, tìm những chi tiết tác giả miêu tả hai cây phong
Qua những hình ảnh miêu tả 2 cây phong, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong và những kí ức tuổi thơ:
+ Chuồng ngựa rộng nhất thế gian.
+ Thảo nguyên mênh mông, dòng sông lấp lánh...
->Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bao la, bí ẩn đầy quyến rũ của đất đai, bầu trời, cảnh vật quê hương qua đôi mắt trẻ thơ lần đầu nhận thấy khi ngồi trên 2 cây phong.
-> Cảm giác say xưa, ngây ngất
=> Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, khám phá mơ ước, đánh thức khát vọng tâm hồn của những đứa trẻ.
Quan sát đoạn 2 cho biết :Từ trên cao, bức tranh thiên nhiên hiện ra trước mắt bọn trẻ như thế nào? Tại sao chúng lại say xưa, ngây ngất?
Qua bức tranh thiên nhiên bao la, hình ảnh 2 cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn trẻ thơ?
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi-người họa sĩ:
Ở vị trí cao, luôn lôi cuốn sự chú ý.
Như 2 ngọn hải đăng...
Gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ
Đại diện của quê hương.
Chúng có hành động, có tiếng nói tâm hồn.
->Là kí ức tuổi thơ, là tình yêu quê hương da diết.
Nghệ thuật miêu tả, so sánh, nhân hóa một cách cao độ
- Người họa sĩ có tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc.
Thảo luận:Quan sát phần 1+2+3 cho biết: Nguyên nhân nào khiến 2 cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sau sắc cho nhân vật tôi-Người họa sĩ?
Những biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng để nói về 2 cây phong trong hồi ức của nhân vật “ tôi ”
Khi đã trưởng thành, hiểu được những điều bí ẩn của 2 cây phong người họa sĩ vẫn không bị vỡ mộng xưa. Qua đây em có nhận xét gì về ông?
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi-người họa sĩ:
- Thầy Đuy-xen đã trồng 2 cây phong trên đồi cao.
->Là nhân chứng của câu truyện xúc động về tình thầy trò.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
=> Ghi nhớ/SGK/101
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm lồng ghép phù hợp.
- Lồng ghép 2 ngôi kể đặc sắc.
- Nhân hóa, so sánh đắt giá.
Điều cuối cùng tác giả chưa nghĩ đến thuở thiếu thời là gì? Hai cây phong co vai trò gì?
Qua bài học hôm nay em rút ra được nội dung gì cần ghi nhớ?
Hãy tổng hợp những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
Bài tập củng cố:
Hãy chọn đáp án đúng.
Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi.
Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình thầy trò.
Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn học bài ở nhà
Học bài cũ.
Soạn văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
CHÚC CÁC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHỎE.
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Pé Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)