Bài 9. Hai cây phong

Chia sẻ bởi Na Trần | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 33-34 :
Hai cây phong
Giáo viên: Phạm Thị Kim Anh
Kiểm tra bài cũ
Vì sao nói bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là một kiệt tác?
=> Bức vẽ chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, vì:
+ được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
+ bức vẽ giống như thật,
+ được vẽ bằng tình yêu thương, bằng mạng sống của người họa sĩ.
+ bức vẽ đã cứu sống một con người.
Chỉ ra hai sự kiện đảo ngược tình huống tạo ra sức hấp dẫn của truyện.
=> Hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau:
- Gion-xi bị viêm phổi nặng, tuyệt vọng, bình thản chờ đợi cái chết.
- Lấy lại nghị lực sống, vượt qua bệnh viêm phổi và hồi sinh.
- Đặt sự sống chết của bản thân vào chiếc lá cuối cùng trên tường.
- Vẽ chiếc lá cuối cùng lên tường thay cho chiếc lá thật đã rơi.
- Bơ-men đang khỏe mạnh, vừa tức giận vừa thương xót cho suy nghĩ tuyệt vọng của Gion-xi.
- Nhiễm bệnh sưng phổi và chết
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ
Nêu ý nghĩa văn bản.
- Truyện là bài học về tình yêu thương cao cả giữa người và người, truyện thể hiện tinh thần nhân đạo, tư tưởng nhân vân của nhà văn O- Hen-ri
- Truyện còn khẳng định nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống là nghệ thuật chân chính.
Giới thiệu bài mới
Tình yêu thương con người đã biểu hiện rõ nét trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng và nhiều tác phẩm khác. Bên cạnh đó, tình yêu quê hương và lòng biết ơn cũng là những tình cảm thường được thể hiện với những cảm xúc đặc biệt từ những hình ảnh thân thuộc nhất. Bài Hai cây phong ta học hôm nay là một trong những văn bản thể hiện nội dung đó.
HAI CÂY PHONG
Tiết 33,34- Văn bản:
(Ai-ma-tốp)
Tiết 33,34- Bài:
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Ai- ma- tốp (1928 - 2008) là nhà văn nước Cư- rơ- gư- xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.
- Văn bản được trích ở phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”, một tác phẩm tiêu biểu của Ai-ma-tốp .
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Dựa vào phần chú thích, em giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
*Tóm tắt truyện (xem chú thích SGK/99
Hai cây phong
(Trích “Người thầy đầu tiên” – Ai-ma-tốp)


Cao nguyên
Hai cây phong
(Trích “Người thầy đầu tiên” – Ai-ma-tốp)
Thảo nguyên
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản:
3. Chú thích: (SGK/100)
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi , hơi buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện
Đọc chú thích SGK/100
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản:
3. Chú thích: (SGK/100)
4. Bố cục:
=> Chia làm 3 đoạn
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Cho biết ý chính của mỗi đoạn.
=> Chia làm 3 đoạn
-Đoạn 1: Từ đầu -> “bốc cháy rừng rực”: Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu.
-Đoạn 2: “Về sau, khi nhiều năm” -> “biêng biếc kia”: Hai cây phong với kí ức tuổi thơ.
- Đoạn 3: (phần còn lại): Cảm nghĩ về người trồng cây phong.
* Cách 1:
- Phần 1: Từ đầu -> … phía Tây:
Giới thiệu vị trí làng Ku-ku-rêu
- Phần 2: Tiếp -> … biêng biếc kia:
Hai cây phong của làng
- Phần 3: Còn lại
Cảm nghĩ về người trồng phong
Bố cục:
* Cách 2:
Phần 1: Vào năm học …biêng biếc kia:
Hai cây phong với kí ức tuổi thơ
- Phần 2: Còn lại
Hai cây phong với người họa sĩ
Căn cứ vào mạch kể:

Căn cứ vào bố cục của văn bản tự sự:

Thảo luận(2phút) : Truyện có mấy mạch kể? Hãy chỉ ra sự khác nhau của những mạch kể ấy?
* Mạch kể
Tôi
Chúng tôi
Những cảm xúc riêng
Những cảm xúc tập thể về hai cây phong và thảo nguyên
Hai mạch kể lồng ghép
Rộng lớn của cả một thế hệ Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê sâu sắc.
Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung
Tiết 33,34:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1) Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu:
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu
Tìm các chi tiết miêu tả quang cảnh làng Ku-ku-rêu.
=> “Nằm ven chân núi, trên cao nguyên”, “Khe nước ào ào…đổ xuống”, “thung lũng đất vàng”, “thảo nguyên… mênh mông”, “rặng núi … con đường sắt…chạy tít tận chân trời”
Em nhận xét gì về cảnh nơi đây? Thể hiện tình cảm gì của tác giả?
=>Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về cảnh sắc quê hương
Hình ảnh hai cây phong hiện diện trong khung cảnh đó như thế nào?
=>“Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-ru cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên”, “hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi”
Qua đó, em thấy hai cây phong được miêu tả như thế nào?
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu:
- Hình ảnh hai cây phong nổi bật trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của làng Ku-ku-rêu.
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu
Hình ảnh hai cây phong được miêu tả qua các chi tiết nào?
=> Hình ảnh hai cây phong được miêu tả qua các chi tiết đậm chất hội họa:
- chúng có tiếng nói riêng , tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu..nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau:
- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, …có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình,
- có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.
-Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.”
Qua đó, em cảm nhận gì về hình ảnh hai cây phong?
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu:
- Qua các chi tiết miêu tả đậm chất hội họa, hình ảnh hai cây phong với sức sống dẻo dai, mãnh liệt, trở thành biểu tượng cho làng quê Ku-ku-rêu, cho những phẩm chất tốt đẹp của dân làng và gợi nhắc những người con xa quê tìm về với quê hương.
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu
Cảm xúc của tác giả mỗi lần về thăm quê được diễn tả như thế nào?
=>Bổn phận đầu tiên, đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc; … nghĩ thầm với nỗi buồn da diết…mong chóng về tới làng, chóng lên đồi,đến với hai cây phong, đứng dưới gốc cây, nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất…
Qua đó, thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với làng quê
=> cảm giác gắn bó thân thiết với hai cây phong, thể hiện tình yêu quê hương da diết, sâu nặng.
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh hai cây phong và quang cảnh làng Ku-ku-rêu:
- Hình ảnh hai cây phong gắn bó thân thiết với tác giả , thể hiện tình yêu quê hương da diết, sâu nặng.
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
2. Hai cây phong và những kỷ niệm của tuổi thơ
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Hai cây phong và những kỷ niệm của tuổi thơ
Hai cây phong gắn liền với những kỷ niệm nào trong kí ức tuổi thơ của tác giả?
=> “ào lên đấy phá tổ chim”, “hai cây phong ghiêng ngả, đung đưa như muốn mời chào chúng tôi đến với bóng râm mát rượi, với tiếng lá xào xạc dịu hiền”, “chúng tôi đi chân đất…công kênh nhau, bám vào các mắt mấu và cành cây…”, “từ trên những cành cây cao ngất…vụt mở trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, “đất rộng bao lá làm chúng tôi sửng sốt…chúng tôi nhìn thấy không biết bao nhiêu vùng đất…dòng sông lập lánh tận chân trời”, “Nép mình trong các cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió ảo huyền, tiếng lá cây đáp lại lời gió…”
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
2.Hai cây phong và những kỷ niệm của tuổi thơ
Bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, tác giả cho thấy hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ; nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
3.Cảm nghĩ về người trồng hai cây phong

HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Cảm nghĩ về người trồng hai cây phong
Điều mà tác giả chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì?
=> ai là người trồng hai cây phong? Người ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì? ấp ủ những niềm hi vọng gì khi trồng hai cây phong trên đỉnh đồi?
Điều ấy có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuỵên?
=> Cách sử dụng những câu nghi vấn trong đoạn cuối gợi cho người đọc hướng đến nhân vật chính của truyện, đó là thầy giáo Đuy-sen - người thầy đầu tiên-có công xây dựng ngôi trường đầu tiên ở Ku-ku-rêu, người đã trồng hai cây phong với những ước mơ hi vọng về một tương lai tươi sáng cho những đứa học trò nghèo ở đây. Sự gợi nhắc này nhằm thể hiện sự biết ơn một cách kín đáo mà sâu sắc
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
3. Cảm nghĩ về người trồng hai cây phong
Gợi nhắc đến người trồng hai cây phong với sự biết ơn kín đáo mà sâu sắc. Đây cũng là chi tiết hướng người đọc đến nhân vật chính của truyện: thầy giáo Đuy-sen
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Tiết 33,34- Bài:
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II.Tìm hiểu văn bản:
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên mạch kể lồng ghép.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
- Các biện pháp so sánh, nhân hóa với nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Bằng các biện pháp nghệ thuật nào hai cây phong được khắc họa hết sức sống động như hai con người?
Tiết 33,34- Bài:
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc –hiểu văn bản:
III.Tổng kết:
2.Nội dung:
Hai cây phong biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng Ku- ku-rêu.
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Cho biết nội dung văn bản?
Tiết 33,34- Bài:
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc –hiểu văn bản:
III. Tổng kết:
(ghi nhớ SGK/101)
HAI CÂY PHONG
(Ai-ma-tốp)
Đọc ghi nhớ SGK/101
Tiết học kết thúc. Tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Na Trần
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)