Bài 9. Hai cây phong

Chia sẻ bởi Khuong Hue | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng Qúy thầy cô về dự giờ
NGỮ VĂN 8
GV: NGUYỄN THỊ HUẾ
Trường THCS Yên Giả
Kiểm tra bài cũ
2
Em hãy tóm tắt truyện: “Chiếc lá cuối cùng”? Cho biết: chiếc lá ấy có phải là một kiệt tác hay không? Vì sao?
HAI CÂY PHONG
Trích : “Người thầy đầu tiên”
Ai – ma – tốp
Tiết 33 Văn bản : HAI CÂY PHONG
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Là nhà nghiên cứu, viết văn đầy sáng tạo, được giải thưởng Lê–nin (1963), giải thưởng Quốc gia Liên xô (1968)
2. Tác phẩm
- Thể loại: Truyện vừa.
a, Vị trí: nằm ở phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên” rút từ tập truyện “ Chuyện núi đồi thảo nguyên”
- Ai – ma – tốp (1928-2008) là nhà văn lớn của Cư-rơ-gư-xtan. (Liên Xô cũ)
Tiết 33 Văn bản : HAI CÂY PHONG
b, Đọc, hiểu từ khó
c, Bố cục
- P1: “ Làng Ku – ku – rêu ... gương thần xanh”
=> Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật Tôi
- P2: “ Vào năm học ... trường Đuy- sen”
=> Hai cây phong với kí ức tuổi thơ
Tiết 33 Văn bản : HAI CÂY PHONG
* Mạch kể
Thảo luận: Truyện có mấy mạch kể (ngôi kể)? Hãy chỉ ra sự khác nhau của những mạch kể ấy?
Tôi (người họa sĩ)
Chúng tôi (họa sĩ và các bạn)
Những cảm xúc riêng
Những cảm xúc tập thể về hai cây phong và thảo nguyên
Hai mạch kể lồng ghép, linh hoạt
Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ.
Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung
a. Giới thiệu làng Ku-ku-rêu.
=> Một vùng quê có phong cảnh hùng vĩ, bao la và nên thơ
-> Nghệ thuật liệt kê, từ ngữ hình ảnh chọn lọc.
<=> Tình cảm yêu mến tự hào của nhà văn về quê hương mình
Nằm ven chân núi
Trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào…đổ xuống.
Phía dưới là thung lũng Đất vàng, là thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông…Con đường sắt làm thành một dải…chân trời phía tây.
1. Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật Tôi.
Tiết 33 Văn bản : HAI CÂY PHONG
II. ĐỌC – TÌM HiỂU VĂN BẢN
- Vị trí: đặc biệt.
- Đặc điểm:

Với nhiều cung bậc khác nhau như:
Cao, phía trên làng
Giữa đồi, Như những ngọn hải đăng
so sánh => Hình ảnh Hai cây phong không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân làng Ku-ku –rêu
b. Hình ảnh Hai cây phong
Tiết 33 Văn bản : HAI CÂY PHONG
Tiếng nói riêng
Tâm hồn riêng
Những lời ca êm dịu
Một làn sóng thuỷ triều vỗ vào bãi cát
Một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm
Một ngọn lửa bốc cháy rừng rực
Cất tiếng thở dài - thương tiếc người nào
=> Nhân hóa, so sánh, liệt kê: Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai mãnh liệt.
- Ý nghĩa:
Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người dân làng Ku –ku –rêu: tinh thần vượt khó, lạc quan, tình nghĩa thủy chung
Nhắc nhở bổn phận tìm về quê hương, hai cây phong trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu
Tiết 33 Văn bản : HAI CÂY PHONG
III. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
1. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong là
Ẩn dụ.
So sánh.
Nhân hoá.
Cả A, B, C.
2. Nếu nhân vật Tôi mang hình bóng của chính tác giả thì em hiểu gì về nhà văn này qua phần đầu văn bản ?
Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với cái đẹp đẽ cao quý
Trí tưởng tượng mãnh liệt
Tài miêu tả và biểu cảm khi kể chuyện
Tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với hai cây phong cũng là đối với vẻ đẹp làng quê mình
3. (BTVN) Bằng một đoạn văn (từ 8 - 10 câu), em hãy trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh hai cây phong?

Hoàn thành bài tập số 3
Chọn và học thuộc đoạn văn mà em thích
Nghiên cứu tiếp phần còn lại
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Xin chân thành cảm ơn
thầy cô

các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuong Hue
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)