Bài 9. Hai cây phong
Chia sẻ bởi Bùi thị thùy trang |
Ngày 02/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Hai cây phong thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
TIẾT 33 – 34
VĂN BẢN : HAI CÂY PHONG
*Ai-ma-tốp
*Tác giả Ai-ma-tốp và đoạn trích Hai cây phong.
Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va.
Tác phẩm đầu tiên Ai-ma-tốp : Ga-mi-li-a.
Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),...
Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
Phần trích Hai cây phong
trong sách giáo khoa do
người biên soạn đặt. Bối cảnh
của truyện là một vùng quê hẻo
lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa
những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi
đây tư tưởng phong kiến và gia
trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ
và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.
+ Hình ảnh hai cây phong được miêu tả
với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện.
Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước
để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng "tôi" (có lúc là "chúng tôi") củng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.
ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN
*Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”- Người họa sỹ.
* Hình dáng
+ Khổng lồ, các mấu mắt và cành cây cao ngang tầm chim bay.
* Động tác
+ Nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời.
Cảnh vật thiên nhiên
+ Đất rộng bao la.
+ Chuồng ngựa như một căn nhà xép bình thường
+ Dải thảo nguyên hoang vu sau làng mất hút sau làn sương mờ đục.
+ Dòng sông lấp lánh nơi chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh.
Tình cảm của nhân vật “ tôi” với hai cây phong khi về Ku-ku-rêu
- Đều coi bổn phận đầu tiên là đưa mắt tìm hai cây phong.
- Dù chúng có cao đến đâu hay dù đứng xa cũng khó lòng trông thấy nhưng bao giờ cũng cảm biết được chúng,lúc nào cũng nhìn rõ.
= >Tình cảm đặc biệt yêu quý, thân thiết, gần gũi vì chúng đã nằm trong trái tim người họa sĩ và chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim người họa sĩ.
Nghĩ thầm với nỗi buồn da diết :
+Ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy ?
+Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!
+ Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất.”
=> Các kiểu câu biểu cảm đan xen, nhịp điệu dồn đập thể hiện khát khao cháy bỏng được về với hai cây phong của người họa sĩ để hòa mình vào lá, chính là lúc người họa sĩ và hai cây phong có sự đồng điệu trong tâm hồn.
*Cảm nhận về hai cây phong của nhân vật tôi.
Đều coi bổn phận đầu tiên là đưa mắt tìm hai cây phong
Dù khó lòng trông thấy nhưng bao giờ cũng cảm biết được.
=> Tình cảm đặc biệt yêu quý, thân thiết và gần gũi vì hai cây phong đã nằm trọn trong trái tim và đời sống tâm hồn người họa sĩ
Nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết, mong muốn:
+ Ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?
+ Mong chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong.
+ Đứng dưới gốc cây nghe mãi tiếng lá reo tới khi say sưa ngây ngất.
Các kiểu câu đan xen, nhịp điệu dồn dập thể hiện khát khao cháy bỏng được hòa mình vào âm thanh của lá.
Chính là lúc người họa sĩ và cây phong có sự đồng điệu trong tâm hồn.
Cảm nhận về thầy Đuy – sen và hai cây phong.
a, Trong mạch,ngu?i kể chuyện xưng "tôi", hai cây phong chiếm vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý và gây xúc động sâu sắc cho ngu?i kể. chuyện
- Bởi vì:
+ Hai cây phong gắn bó
với "tôi" từ thuở ấu thơ:
"Tôi biết chúng từ thuở bắt
đầu biết mình..Phải
chăng người ta vẫn đặc
biệt nâng niu những ấn
tượng thời thơ ấu."
+ Hai cây phong gắn với
tình yêu quê hương da
diết:
Mỗi lần về quê..tôi đều
coi bổn phận đầu tiên là từ
xa đưa mắt tìm hai cây
phong thân thuộc ấy.
Đã bao lần.: " Ta sắp
được thấy chúng chưa,
hai cây phong sinh đôi ấy?
Mong sao chóng về tới
làng, chóng lên đồi.
+ Hai cây phong còn gắn với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò: "Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy."
+ Nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen,ngưuời thầy đầu tiên và cô bé An-tuư-nai gần bốn muoi năm về tru?c.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi thị thùy trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)