Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Huỳnh Linh | Ngày 09/05/2019 | 158

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN 9
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc bởi  "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO)
Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ  phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ.
Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết:
"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". 
Vậy trẻ em là gì? Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay. đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng :
Và đây là những quyền cơ bản mà chính quyền địa phương đang hết sức quan tâm:
Quyền được biết mình là ai
Mọi trẻ em có quyền biết mình là ai, từ đâu đến và bố mẹ mình là ai. Mọi trẻ em cần có những tài liệu về nguồn gốc, sự tồn tại trước luật pháp.
Quyền được có cơ hội giáo dục và đào tạo
Trẻ em có quyền được học, được đến trường miễn phí và tất cả trẻ em đều có quyền tham gia học hết cấp 2 (9 lớp) một cách đều đặn. Những quyền này đôi khi cũng bị vi phạm bởi vì phải tham gia giúp đỡ kinh tế cho gia đình.
quyền được vui chơi giải trí
Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
quyền được phát triển năng khiếu
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
Quyền được bảo vệ
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Quyền được chăm sóc y tế
+ Mỗi đứa trẻ nên được trưởng thành một cách khoẻ mạnh, bởi vậy mà các chính phủ nên làm hết khả năng của mình để mỗi đứa trẻ đều được đến bác sỹ khi ốm. Bên canh đó thì cả mẹ và con  phải được chăm sóc sức khoẻ. Để trẻ em có thể bước ra ngoài thế giới một cách khoẻ mạnh, được ăn sạch và uống nước sạch.
Quyền được giúp đỡ
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn luôn được nhà nước bảo vệ, giúp đỡ mọi lúc khi thật sự cần thiết
Ai cũng biết rằng trẻ em là tuổi ăn học, vui chơi, tuổi lớn, tuổi của những hoài bảo đẹp và vốn có quá mong manh trước những cám dỗ, cạm bẫy của xã hội
Thế nhưng! ở đâu đó chúng ta lại thấy cảnh những đứa trẻ gầy gò phải ăn xin, phải làm việc để mưu sinh qua ngày mà đáng lí ra, chúng phải đang cắp sách tới trường, chạy nhảy cùng chúng bạn. Có vậy mới thấy sự quan trọng của quyền trẻ em như thế nào?
Tuy nhiên, trong khi mọi con tim, mọi nổ lực hướng về trẻ em nhằm làm cho cuộc sống của những đứa trẻ ấy bớt cực nhọc thì lại có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác đối với trẻ em như bắt ăn xin, đánh giày, bán vé số...còn có những kẻ bạo hành trẻ em, bắt cóc để mua bán, bắt chúng làm công việc nặng nhọc
Ấy mới thấy, các bộ luật về quyền trẻ em cần phải nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ ác độc ấy
Ngoài những việc làm xấu xa, vô nhân đạo của bọn dã thú đã xuất hiện những con người với một đức tính hoàn toàn ngược lại. Một con người mà bất kì đứa trẻ nào bị bỏ rơi cũng muốn gọi là cha là mẹ và nơi đó cũng được gọi là một gia đình.
Một gia đình thật to lớn với tình yêu thương bao la của cha mẹ nơi đó không khác là các trung tâm bảo trợ xã hội hay trại trẻ mồ côi,…
Và đây là một gia đình
Là nơi mà tất cả mọi đứa trẻ cơ nhở nào cũng coi là nhà, là nơi chứa đầy tình yêu thương của gia đình tuy không cùng chung dòng máu
Người ta không máu mủ ruột rà mà vẫn coi nhau là 1 phần trong gia đình mà nỡ lòng nào những người làm cha làm mẹ lại không có tình người như thế bỏ con nhỏ mặc kệ sống chết ra sao
Hãy nhìn lại những hình ảnh, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mà hãy hành động vì một thế giới mai sau tươi sáng. Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.
Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.
Good bye!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)