Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)
Chia sẻ bởi Âu Thị Nhân |
Ngày 08/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM
Đông Phú, ngày 16 tháng 11 năm 2009
Giáo viên dạy: Âu Thị Nhân
Trường THCS Đông Phú, Quế Sơn
Kiểm tra bài cũ
Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
Văn bản:
VỀ THÔI EM
Dương Quang Anh
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
Dương Quang Anh sinh năm 1946,
quê ở thôn Việt An, xã Bình Lâm, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - nay là xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Ông có thơ đăng trên một số báo, tạp chí...
2. Tác phẩm:
Bài thơ Về thôi em được Dương Quang Anh viết cuối năm 1997, được tuyển chọn và in trong tuyển tập thơ Chưa mưa đà thấm do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành.
Dương Quang Anh sáng tác không nhiều, tuy vậy, bài thơ Về thôi em của ông là một bài thơ đã in đậm dấu ấn trong tâm hồn bao con người Quảng Nam. Bài thơ đã được phổ nhạc.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
Chú ý về ngữ điệu :
giọng tâm tình, giục giã ở 2 câu đầu;
sôi nổi, tha thiết hơn ở 12 câu tiếp;
lắng sâu nhẹ nhàng ở phần còn lại.
VỀ THÔI EM
Em ra không, mai anh về đất Quảng.
Trời miền Nam giáp tết quá nôn nao.
Thèm chi mô một chén rượu hồng đào,
Dẫu chưa uống - chỉ say từ câu hát.
Em ở biển ngọn khoai trườn nổng cát,
Anh trên nguồn đá chẹn củ mì eo
Cả đời cha cày bới lượm đói nghèo
Vẫn khen đất mình chưa mưa đà thấm.
Biển dưới em con cá chuồn ngon lắm,
Trên nguồn anh trái mít phải lòng theo,
Lận đận một đời quảy gánh gieo neo,
Nuôi con lớn mẹ lên nguồn xuống biển
Đất dễ thấm - dễ mềm lòng quyến luyến,
Người đi xa nhớ muối mặn gừng cay
Đờn Miếu Bông ai chọn phím so dây,
Để ta khóc theo chuyến tàu hối hả ?
Về thôi em, bận lòng chi xứ lạ.
Sông Thu ta dẫu bên lở bên bồi,
Dẫu mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi,
Cây măng sậy vẫn bám bờ xanh mãi.
Chắc vườn xưa chừ ửng vàng hoa cải,
Cha mẹ trông ta - mòn Hòn Kẽm Đá Dừng !
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nỗi nhớ quê của người con xứ Quảng:
-Không gian: trời miền Nam (quê đất Quảng)
-Thời gian: giáp tết
*Cảm xúc: quá nôn nao, thèm chi mô …
thể hiện nỗi nhớ thương da diết, quay quắt của một người con xứ Quảng phải xa quê trong những ngày giáp tết nôn nao ở tận miền Nam.
b. Những hồi tưởng của một người con xứ Quảng:
-Về cảnh, vật quê hương:
Những đặc sản như rượu hồng đào, những sản vật bình dị như “ngọn khoai trườn nổng cát”, rồi “mít non, cá chuồn”, và cả những địa danh thân thương như Miếu Bông, Hòn Kẽm Đá Dừng, sông Thu cứ dồn dập hiện về trong tâm trí người xa quê như lời hối thúc : về đi, về với quê hương thân thiết dấu yêu, dẫu quê ta “bên lở bên bồi”, dẫu quê ta “Mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi”, dẫu quê ta còn vô vàn khó khăn, vất vả !
-Về con người:
nhớ và thương biết mấy người dân quê xứ Quảng,
nhớ và thương biết mấy cha mẹ ngày xưa đã vất vả gian nan, vật lộn với cái đói, cái nghèo của đất quê.
Không chỉ thương mà còn tự hào bởi người dân quê ta giàu tình cảm, yêu quê hương, cần cù, chịu thương, chịu khó.
tiêu biểu cho đất và hồn của Quảng Nam
c. Niềm thôi thúc trong hiện tại:
Lớn lên trên mảnh đất đầy khó khăn mà nặng nghĩa tình ấy, lòng người xa quê - dẫu đang sống giữa chốn phồn hoa đô hội - vẫn không nguôi nhớ về đất quê, tình quê, nguyện giữ mãi tấm lòng son sắt với quê hương.
Và không chỉ tình quê mà còn có một tình cảm thiêng liêng khác thôi thúc mãnh liệt bước chân người xa xứ hãy mau quay về trong những ngày tết cận xuân kề : đó là nỗi nhớ mong cháy lòng của cha mẹ từ phương trời cũ.
Những câu thơ trong bài gợi cho em liên tưởng đến những câu ca dao xứ Quảng:
a) Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi…
b) Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say…
c) Nhớm chưn kêu bớ nậu nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.
d) Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau
III/ Tổng kết:
- Bài thơ làm xúc động người đọc bởi cách giãi bày bình dị, chân thành mà sâu lắng về nỗi nhớ quê đến quay quắt.
- Bài thơ đưa vào và vận dụng thành công hình ảnh lẫn ý tình của những câu ca dao thân thuộc tự lâu đời với bao người dân xứ Quảng. Không gian nghệ thuật của bài thơ, nhờ thế, chan chứa tình Quảng.
Luyện tập
Học thuộc lòng bài thơ và đọc bài thơ đúng với sắc thái tình cảm của nó.
Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ.
Phân tích giá trị bài thơ.
-Chuẩn bị bài mới: Lặng lẽ Sa Pa.
-Tiết 64: TLV:
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Chúc các em học tốt phần văn học địa phương!
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM
Đông Phú, ngày 16 tháng 11 năm 2009
Giáo viên dạy: Âu Thị Nhân
Trường THCS Đông Phú, Quế Sơn
Kiểm tra bài cũ
Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
Văn bản:
VỀ THÔI EM
Dương Quang Anh
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
Dương Quang Anh sinh năm 1946,
quê ở thôn Việt An, xã Bình Lâm, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - nay là xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Ông có thơ đăng trên một số báo, tạp chí...
2. Tác phẩm:
Bài thơ Về thôi em được Dương Quang Anh viết cuối năm 1997, được tuyển chọn và in trong tuyển tập thơ Chưa mưa đà thấm do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành.
Dương Quang Anh sáng tác không nhiều, tuy vậy, bài thơ Về thôi em của ông là một bài thơ đã in đậm dấu ấn trong tâm hồn bao con người Quảng Nam. Bài thơ đã được phổ nhạc.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
Chú ý về ngữ điệu :
giọng tâm tình, giục giã ở 2 câu đầu;
sôi nổi, tha thiết hơn ở 12 câu tiếp;
lắng sâu nhẹ nhàng ở phần còn lại.
VỀ THÔI EM
Em ra không, mai anh về đất Quảng.
Trời miền Nam giáp tết quá nôn nao.
Thèm chi mô một chén rượu hồng đào,
Dẫu chưa uống - chỉ say từ câu hát.
Em ở biển ngọn khoai trườn nổng cát,
Anh trên nguồn đá chẹn củ mì eo
Cả đời cha cày bới lượm đói nghèo
Vẫn khen đất mình chưa mưa đà thấm.
Biển dưới em con cá chuồn ngon lắm,
Trên nguồn anh trái mít phải lòng theo,
Lận đận một đời quảy gánh gieo neo,
Nuôi con lớn mẹ lên nguồn xuống biển
Đất dễ thấm - dễ mềm lòng quyến luyến,
Người đi xa nhớ muối mặn gừng cay
Đờn Miếu Bông ai chọn phím so dây,
Để ta khóc theo chuyến tàu hối hả ?
Về thôi em, bận lòng chi xứ lạ.
Sông Thu ta dẫu bên lở bên bồi,
Dẫu mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi,
Cây măng sậy vẫn bám bờ xanh mãi.
Chắc vườn xưa chừ ửng vàng hoa cải,
Cha mẹ trông ta - mòn Hòn Kẽm Đá Dừng !
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nỗi nhớ quê của người con xứ Quảng:
-Không gian: trời miền Nam (quê đất Quảng)
-Thời gian: giáp tết
*Cảm xúc: quá nôn nao, thèm chi mô …
thể hiện nỗi nhớ thương da diết, quay quắt của một người con xứ Quảng phải xa quê trong những ngày giáp tết nôn nao ở tận miền Nam.
b. Những hồi tưởng của một người con xứ Quảng:
-Về cảnh, vật quê hương:
Những đặc sản như rượu hồng đào, những sản vật bình dị như “ngọn khoai trườn nổng cát”, rồi “mít non, cá chuồn”, và cả những địa danh thân thương như Miếu Bông, Hòn Kẽm Đá Dừng, sông Thu cứ dồn dập hiện về trong tâm trí người xa quê như lời hối thúc : về đi, về với quê hương thân thiết dấu yêu, dẫu quê ta “bên lở bên bồi”, dẫu quê ta “Mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi”, dẫu quê ta còn vô vàn khó khăn, vất vả !
-Về con người:
nhớ và thương biết mấy người dân quê xứ Quảng,
nhớ và thương biết mấy cha mẹ ngày xưa đã vất vả gian nan, vật lộn với cái đói, cái nghèo của đất quê.
Không chỉ thương mà còn tự hào bởi người dân quê ta giàu tình cảm, yêu quê hương, cần cù, chịu thương, chịu khó.
tiêu biểu cho đất và hồn của Quảng Nam
c. Niềm thôi thúc trong hiện tại:
Lớn lên trên mảnh đất đầy khó khăn mà nặng nghĩa tình ấy, lòng người xa quê - dẫu đang sống giữa chốn phồn hoa đô hội - vẫn không nguôi nhớ về đất quê, tình quê, nguyện giữ mãi tấm lòng son sắt với quê hương.
Và không chỉ tình quê mà còn có một tình cảm thiêng liêng khác thôi thúc mãnh liệt bước chân người xa xứ hãy mau quay về trong những ngày tết cận xuân kề : đó là nỗi nhớ mong cháy lòng của cha mẹ từ phương trời cũ.
Những câu thơ trong bài gợi cho em liên tưởng đến những câu ca dao xứ Quảng:
a) Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi…
b) Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say…
c) Nhớm chưn kêu bớ nậu nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.
d) Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau
III/ Tổng kết:
- Bài thơ làm xúc động người đọc bởi cách giãi bày bình dị, chân thành mà sâu lắng về nỗi nhớ quê đến quay quắt.
- Bài thơ đưa vào và vận dụng thành công hình ảnh lẫn ý tình của những câu ca dao thân thuộc tự lâu đời với bao người dân xứ Quảng. Không gian nghệ thuật của bài thơ, nhờ thế, chan chứa tình Quảng.
Luyện tập
Học thuộc lòng bài thơ và đọc bài thơ đúng với sắc thái tình cảm của nó.
Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ.
Phân tích giá trị bài thơ.
-Chuẩn bị bài mới: Lặng lẽ Sa Pa.
-Tiết 64: TLV:
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Chúc các em học tốt phần văn học địa phương!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Âu Thị Nhân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)