Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)
Chia sẻ bởi Cao Thị Long |
Ngày 08/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
DANH MỤC THƯ VIỆN
Nhà văn Nguyên Hùng
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Bình Nguyên Lộc
Nhà văn Bảo Định Giang
Nhà văn Lý Lan
Nhà văn Bùi Chí Vinh
Nhà văn Trần Bạch Đằng
Nhà văn Vương Hồng Sển
Nhà văn Anh Đức
Nhà văn Trần Thùy Mai
Nhà văn Sơn Nam
Nhà văn Mạc Can
Nhà thơ Nguyễn Đông Thức
Nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Lê Văn Thảo
Nhà văn Trang Thế Hy
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Trần Kim Trắc
GÓC BÌNH VĂN
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
TỔ 5
TỔ 6
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
TỔ 5
TỔ 6
TẬP THỂ TỔ 3
XIN KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Phạm Ngọc Giáng Tiên Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Vũ Nhật Khánh Linh Trần Minh Nhật
Nguyễn Hoàng Phi Phụng Thạch Kim Anh Tú
Nguyễn Văn Thanh
NHÀ THƠ BÙI CHÍ VINH
Sinh ngày 23/10/1954 tại Sài Gòn.
- Năm 15 tuổi đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Viết trên quê hương điêu tàn của nhật báo Tin Sáng.
- Giải thưởng Văn học TP HCM năm 1976- 1977 với tập thơ Hạnh phúc có thật
- Giải đặc biệt của Lực Lượng TNXP với kịch thơ Thành Taberd
- Giải thưởng Thơ Hay báo Văn Nghệ TPHCM với bài thơ Blao
- Tiểu thuyết Tóc tiên được độc giả báo Mực Tím bầu chọn là truyện hay nhất năm 1991
***Các tác phẩm đã xuất bản:
- Thơ Tình Bùi Chí Vinh (Tái bản nhiều lần)
- Các tiểu thuyết: Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường, Luật nhân quả, Tiểu thư, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một.
- Tác giả bộ truyện tranh màu Hải Đại Bàng (gồm 15 cuốn).
- Phóng tác bộ truyện Tứ quái TKKG (gồm 70 cuốn) của nhà văn Stefan Wolf người Đức.
***Các tác phẩm chờ cơ hội xuất bản:
- Thơ Đời Bùi Chí Vinh.
- Thơ Đạo Bùi Chí Vinh.
- Thơ Quậy Bùi Chí Vinh.
- Thơ Tình Bùi Chí Vinh (có bổ sung).
- Kịch thơ Thành Taberd.
- Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên Năm Sài Gòn gồm 40 tập được tặng thưởng đặc biệt của NXB Kim Đồng
- Các tiểu thuyết và các bộ truyện đã làm phim: Yểu điệu thục nữ, Mênh mông tình buồn, Ngũ quái sài gòn, Bốn thí nghiệm trong đêm tân hôn
- Kịch bản phim kinh dị mới : Chết lúc nửa đêm và Bốn thí nghiệm đêm tân hôn.
*** Ngoài con đường sáng tác, ông còn tham gia đóng một bộ phim như :
- Ngôi nhà bí ẩn (Chánh Tín Phim) với vai một đại ca “đầu gấu” thật ngầu, mặt lạnh như tiền, cánh tay xăm hình nọ trông.
- Phim truyền hình Xóm cào cào do Mỹ Khanh đạo diễn với vai người phu đào huyệt Hai Màu.
- Phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với vai người điên quần chúng.
- Đặc biệt, trước đó, hồi đạo diễn Hồng Sến còn sống, đã thử lửa ông trong vai trò một thi sĩ đồng quê quần chúng trong phim Vùng gió xoáy.
“5 Sài Gòn”
Năm con người trẻ tuổi có cùng chí hướng và khát vọng lớn lao đã hội tụ trong một nhóm với cái tên rất dễ thương: Ngũ quái Sài Gòn. Năm người bạn, với năm tính cách khác nhau, có năm hoàn cảnh khác nhau, tạo thành năm dấu ấn trong một hành trình đi tìm chính nghĩa. Một Sơn Đại ca đẹp trai có tài thao lược và sở trường hai môn võ Karatédo và Vovinam, biết chơi sáo trúc, là đứa trẻ sống trong gia đình nghèo khó nhưng có hiếu với cha mẹ, thuỷ chung với bạn bè. Một Quyên Tiểu muội sống trong một biệt thự sang trọng, cô ngộ nghĩnh và xinh xắn như một búp bê, có biệt tài nhái giọng. Một Thuý bụi mang trong mình hai dòng máu Pháp - Việt, xinh đẹp, ngổ ngáo, thông minh khác thường, khả năng hoá trang đạt đến mức nghệ thuật, sống cùng người cha nuôi, là chủ nhân của mèo Bé Mun ranh mãnh.
Một Thạch Sầu đời chuyên nói ngược về mình, biết võ khỉ nên “dụ dỗ” được khỉ Tề Thiên quậy tưng, anh chàng đang phụng dưỡng người mẹ mù loà ngụ trong một xóm nghèo. Một Hoàng Lãng tử nho nhã hệt như một thư sinh, chán cảnh cha mẹ chia lìa đi thanh niên xung phong, có khả năng chinh phục thú dữ nhưng sợ những con côn trùng bé xíu, kè kè bên mình một con thần điêu Bụp dũng mãnh, cậu ta được truyền một môn võ có xuất xứ từ miền ngược và là nghệ sĩ kèn môi. Năm đứa trẻ có những dấu ấn riêng nhưng cùng có ấn tượng chung trong lòng độc giả là những đứa trẻ tốt bụng, yêu cái thiện, không thoả hiệp với cái ác. Bởi thế, những hình ảnh sinh động của năm người bạn này đã hiện lên dưới ngòi bút tài tình của nhà văn - nhà thơ Bùi Chí Vinh
NHÀ VĂN
guyễn Ngọc Tư
Một “đặc sản”
cuả miền Nam
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tác phẩm Cánh đồng bất tận, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
Giải thưởng
Với những tác phẳm của mình, chị đã đạt được nhiều giải thưởng như:
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II
2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ Thuật Việt Nam
2003: Một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"
2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Ngọn đèn không tắt (2000)
Sầu trên đỉnh Puvan (2007)
Ngày mai của những ngày mai… (2007)
Ông ngoại (2001)
Biển người mênh mông (2003)
Giao thừa (2003)
Nước chảy mây trôi(2004)
Các tác phẩm văn học
Tập Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết .Cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú), là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn là người Nam, và nhất là nếu bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ. Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc. Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang. Như cô viết: “Tự dưng nghe buồn, nghe thất vọng quá trời đất” (Một mái nhà), nhưng hình như cô không muốn người khác buồn theo cô. Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng. Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu: “Cãi qua cãi lại, hai má con ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của người ta” (Nhà cổ).
Phong cách sáng tác
Chúng ta mong sự trưởng thành của Nguyễn Ngọc Tư sẽ là sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Ta mong cô sẽ tiếp tục là một người ghi chép chân thật những chuyển biến của đời sống dân tộc. Nếu cô làm được điều đó thì chúng ta thật cám ơn cô. Tài năng của cô đúng là thiên phú. Nguyễn Ngọc Tư là một "đặc sản" của miền Nam
Nhiều người nghĩ rằng, nói chung, văn chương miền Nam (dù gì cũng là vùng đất mới) không thể so được với sự chỉnh chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền Bắc. Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đó phải nghĩ lại. Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.
Song, nhìn kỹ, sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào của cô, nhưng ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”. Đó là miền Nam của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa (Dòng Nhớ, Chợ Nổi Cà Mau - chút tình sông nuớc, Qua Cầu Nhớ Người, Nhớ Sông, Nước Chảy Mây Trôi). Đó là miền Nam đã thái bình nhưng vẫn còn dấu chiến tranh - không ở sự điêu tàn vì bom đạn mà ở những vết thương trong đời người (Ngọn Đèn Không Tắt, Mối Tình Năm Cũ).
Nhà văn Lý Lan
Sơ lược tiểu sử
Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.
Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).
Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.
Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ, và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam
Cuộc đời sự nghiệp
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.
Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM.
Tác phẩm văn học
Nơi Bình Yên Chim Hót (NXB Cà Mau, Cà Mau, 1986)
Chút Lãng Mạn Trong Mưa (NXB Trẻ, TP HCM, 1987)
Hội Lồng Đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991)
Chiêm Bao Thấy Núi (NXB Trẻ, TP HCM, 1991)
Chân Dung Người Hoa (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1994)
Bí Mật Của Tôi và Thằn Lằn Đen (NXB Trẻ, TP HCM,1996)
Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
Khi Nhà Văn Khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
Dặm Đường Lang Thang (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
Dị Mộng (NXB Trẻ, TP HCM, 2000)
Một Góc Phố Tàu (NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Ba Người và Ba Con Vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
Là Mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005)
Người Đàn Bà Kể Chuyện (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2006)
Tác phẩm tiêu biểu
Phong cách sáng tác
Lý Lan sống chủ yếu ở Hoa Kỳ và Việt Nam chính vì vậy ngôn ngữ của Lý Lan đôi lúc cũng "Tây hóa" nhưng hầu hết vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lý Lan sáng tác rất nhiều. Nhắc đến Lý Lan người ta nhớ tới tác phẩm "Tôi đi học" - một tác phẩm khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi của nhà văn đến gần với độc giả hơn. Với ngôn ngữ bình dân , đậm âm sắc miền Đông Nam Bộ nhiều tình tiết và hành động, sáng tác của Lý Lan rất có hồn và độc đáo. Lý Lan thường sáng tác về miền Đông Nam Bộ như các tác phẩm: Sài Gòn chợ lớn rong chơi , Một góc phố Tàu, Chân dung người Hoa. cho thấy tình cảm yêu thương quê hương của nhà văn.
Tập truyện mới nhất của Lý Lan là "Tiểu thuyết đàn bà"mới ra mắt bạn đọc - tác phẩm kể về cuộc đời của nhà văn Liên Thoa (Không Bé), hình ảnh người đàn bà xa xứ lấy chồng nước ngoài là một hình ảnh khắc họa lên chính nhà văn Lý Lan.
Nhà văn
Bảo Định Giang
Ông già
của Nam Bộ
Sơ lược tiểu sử
Tên khai sinh là Nguyễn Thanh Danh, sinh tháng 11 năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Các bút danh: Nguyễn Thanh, Thu Thủy, Văn Kỳ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà.
Ông xuất thân từ gia đình điền chủ bị phá sản, đã tốt nghiệp trung học thời Pháp thuộc, tham gia sáng lập Hội khuyến học tỉnh Mỹ Tho cùng với bác sĩ Dương Tấn Tươi.
Tham gia cách mạng từ năm 1945, giữ các công việc trong Ban Tuyên truyền lưu động chiến khu 8, Ban Tuyên huấn Bộ tư lệnh Nam Bộ, Bí thư chi bộ xã Tân Hòa…
Năm 1953 – 1977 công tác tại chiến khu Việt Bắc và Hà Nội đã giữ chức vụ như Vụ phó Vụ Tuyên truyền – đình chiến (thuộc Ban Tuyên huấn TW), Trưởng phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Văn nghệ dân gian Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ, Tổng biên tập NXB Văn nghệ giải phóng, Giám đốc xưởng phim Giải Phóng. Phó Tổng thư ký Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Năm 1977 đến nay: chuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh kinh qua các chức vụ như Bí thư Đảng Đoàn Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật thành phố, Tổng biên tập báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch UBTQ các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều công tác đoàn thể khác như ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Khóa II, III, ủy viên Mặt trận tổ quốc, ủy viên Ủy ban thiếu niên nhi đồng thành phố…
Các tác phẩm chính
- Văn nghệ một thời để nhớ, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh – 1994; NXB Văn học tái bản – 2001.
- Đường giải phóng – Thơ, NXB Tác phẩm mới – 1977.
- Sen đồng(1990)
- Trong mỗi trái tim(1993)
- Thuyền chở đạo(1994)
- Đêm huyền diệu – Thơ, NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1985.
- Dòng sông cuộc đời – Thơ, NXB Tiền Giang – 1986.
- Mây trắng và bến Nhà Rồng – Thơ, NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1989.
- Ca dao Bảo Định Giang – NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1990.
- Đảng lời nguyền – NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1991.
Ông được rất nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương độc lập hạng II, Huân chương chiến công hạng III, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I, Huy hiệu thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huy chương vì sự nghiệp văn học VN...
Năm 2000, được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Phong cách sáng tác
“Bảo Định Giang còn có cái lạ đối với tôi. Anh làm việc hết sức cần mẫn và sức dẻo dai đến kinh ngạc”-cố nhà văn Mai Văn Tạo nhận xét. Anh làm việc hùng hục như người nông dân mẫn cán, chỉ lo cho đất, cho lúa, ít nghĩ đến thân mình. Những năm trở lại đây Bảo Định Giang viết rất dữ (với nghĩa tốt) anh làm thơ, viết chính luận, ký, biên khảo, ca dao, câu đối, thơ trào phúng, châm biếm… Đã in mấy tập thơ và biên khảo (tự bỏ tiền ra in) đề tài của anh là truyền thống danh nhân lịch sử, đất nước quê hương. Anh viết như người chạy đua nước rút. Phải chăng vì anh cảm nhận thời gian hết sức khắc nghiệt với người cao niên? Lắm khi tôi thầm nghĩ: “Làm việc kiểu cha này không thể chết vì lão, mà chết vì lao”.
Nhà văn Bảo Định Giang là người con Nam Bộ vì thế ông thường viết về con người miền Nam, mảnh đất Nam Bộ trù phú. Văn thơ của ông đậm chất dân tộc và tràn đầy tình yêu quê hương, đất nướcvà ông luôn lấy hình ảnh của vùng đất quê mẹ là đề tài của các bài sáng tác. Với lòng yêu nghề và niềm đam mê ấy thì hình như thói quen nghề nghiệp quản lý văn nghệ sĩ – kiểu riêng ông – trở thành như quán tính đối với nhà văn. “Chuyện với Bảo Địng Giang bao giờ cũng thú vị, ở đâu, lúc nào cũng là chuyện sáng tác, văn thơ nghệ thuật, chuyện cuộc sống, cuộc đời bổ ích, chớ không phải chuyện tào lao, phù phiếm, tầm thường. Tiếp xúc với anh em từng địa phương, từng lúc anh lắng nghe, chăm chú tìm hiểu thấu đáo và góp ý giúp đỡ.”- nhà văn Mai Văn Tạo nói về ông.
Thắm một sắc cờ hoa phượng nở
Xanh trời cao vút những thân sao
Nắng vàng trải mỏng dài theo phố
Tường ánh màu vôi mới trắng phau.
Thành phố tên Người đẹp tháng Năm
Đường ken xe đạp buổi đi làm
Rợp tàn vú sữa sân nhà trẻ
Các cháu vui đùa dưới bóng râm.
Chóng lớn “Cháu ngoan của Bác Hồ!”
Tình thương dồn cả tuổi măng tơ
Một sương, hai nắng lòng cô bác
Chăm chút mầm non hẹn tốt mùa
Hạt giống người gieo nay chín rộ
Hai mùa kháng chiến khép thành thơ
Mồ hôi, máu đổ không chùn bước
Triệu đoá hoa xuân nở dưới cờ!
Được thở tự do dẫu một ngày
Tình người ấm lại chất men say
Trăm năm thoát khỏi đời nô lệ
Lưỡi vẫn còn tê vị đắng cay!
Muôn dặm bồng bềnh thủa Bác đi
Bồi tàu, rửa ảnh chẳng hề chi
Trời Âu quét tuyết đêm băng giá
Tim đỏ Lê- nin sáng lối về.
Cháo bẹ, rau măng rừng Pắc Bó
Gió lồng hang đá ngọn đèn khuya
Non sông ngàn dặm sao trời tỏ
Thế giới năm Châu đẹp bạn bè.
Chỉ nặng mỗi lòng tham tột bậc:
Người người áo ấm với cơm no
Con em đến tuổi vui đi học
Đất nước muôn đời được tự do
Bốn phương vô sản anh em cả
Muôn dặm quan san vốn một nhà
Mặt đất, thiên đường vui được nữa
“Đường lên hạnh phúc” cuối trời xa.
Tiếng sủa bên đường vẫn sáng trăng
Đường ta bay vỗ cánh chim bằng
Mác - Lê- nin đời xanh mầm sống
Rơi rụng bao nhiêu sắc úa vàng
Di chúc mỗi dòng rỏ máu tim
Muôn vàn thân ái gửi trăm miền
Mặc cơn đau buốt tình non nước
Hơi thở còn không phút lãng quên.
Thanh thản ra về nơi cõi thọ
Một toà đồ sộ Mác- Lê- nin
Xanh trong hồ ngọc, thơm lan, huệ
Cao cả cho đời một đức tin.
Bóng tối đã lùi tận góc xa
Tháng Năm sao mọc sáng muôn nhà
Bồi hồi bến cũ về thăm lại
Mây trắng Nhà Rồng nhớ Bác xưa
Mây Trắng
Bến Nhà Rồng
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 - ngày đánh dấu cột mốc lịch sử của Việt Nam – ngày Bắc Nam thống nhất, là ngày nhân dân ta phất cao ngọn cờ Tổ quốc trên đỉnh Dinh Độc Lập và là ngày mọi người hát vang bài ca “Giải phóng Miền Nam bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa đỏ……………” Vào ngày này, trên khắp nẻo đường thành phố chỉ có một sắc màu đỏ thắm của những lá cờ đỏ sao vàng, của những chùm phượng vĩ nở rộ, của những dòng máu chảy đỏ tươi của biết bao chiến sĩ – đó là màu của sự hy sinh, mất mát, của sự đau khổ, đau thương. Đồng bào miền Nam nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung đã kiên cường, bất khuất, khí thế hào hùng xung phong ra trận với một ước mơ cao cả: “hoà bình” & bọn Mỹ Ngụy đã phải trả một giá “rất đắt”-thua trận.
Bầu trời hoà bình thật đẹp. Trời xanh cao vút, nắng vàng trải đều khắp mọi nơi, mọi người vui vẻ đạp xe đi làm tăng gia sản xuất, đàn bé thơ vui đùa dưới tàn vú sữa trước hiên nhà, tất cả đều diễn ra một cách êm đềm và yên ổn. Trải qua một ngàn năm sống dưới ách nô lệ của phong kiến phương Bắc, một trăm năm đô hộ giặc Tây, nhân dân ta hai lần kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã hai lần máu đổ, đầu rơi không chùn bước thế mà bây giờ được tự do dường như mọi người không thể tin nổi vào mắt mình và mỗi khi nghĩ lại thì cảm thấy tủi hổ , đau lòng xót xa: “Được thở tự do dẫu một ngày. Tình người ấm lại chất men say. Trăm năm thoát khỏi đời nô lệ. Lưỡi vẫn còn tê vị đắng cay!”
Đất nước ta có được ngày hôm nay là nhờ một phần không nhỏ ở Bác – nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt. Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, làm đủ mọi công việc nặng nhọc để cố gắng tìm ra cách người ta cai trị đất nước của họ, học hỏi ở họ những cái tốt, sẵn sàng phê phán những cái xấu , Bác tiếp thu một cách chọn lọc , có sự kết hợp hài hòa giữa ta và người để tìm cách khôi phục đất nước ta.
Bình phẩm về bài thơ: " Mây trắng Bến Nhà Rồng"
“Muôn dặm bồng bềnh thủa Bác đi
Bồi tàu, rửa ảnh chẳng hề chi
Trời Âu quét tuyết đêm băng giá
Tim đỏ Lê- nin sáng lối về.
Cháo bẹ, rau măng rừng Pắc Bó
Gió lồng hang đá ngọn đèn khuya
Non sông ngàn dặm sao trời tỏ
Thế giới năm Châu đẹp bạn bè.
Chỉ nặng mỗi lòng tham tột bậc:
Người người áo ấm với cơm no
Con em đến tuổi vui đi học
Đất nước muôn đời được tự do”
Bác có một ham muốn đến tột bậc : mong sao cho đất nước được hòa bình, mọi người có cơm ăn áo mặc, trẻ em đến tuổi được học hành. Bác sống vì dân vì nước. Bác coi anh em bốn phương Đông Tây Nam Bắc như một nhà thế mà giờ đây lại đi xâm lược lẫn nhau thử hỏi “Đường lên hạnh phúc” còn bao xa? Chủ nghĩa Mac-Lê-nin là chồi xanh mầm sống, giáo dục con người đi theo hướng dấn chủ xã hội- một xã hội công bằng dân chủ vậy mà “rơi rụng bao nhiêu sắc úa vàng”.Bác Hồ là người đã tiếp bước theo chủ nghĩa Mac-Lê-nin, chúng ta đang học tập và noi gương tư tưởng của Bác - tư tường Hồ Chí Minh - một tư tưởng về đạo lý làm người, về cách sống, về nhân phẩm con người và về sự nỗ lực của con ngưởi vươn lên trong cuộc sống, vươn tới tương lai…Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chân lý sống, một quan niệm sống đúng đắn, một lý tưởng cao cả.Bác đã đi rồi nhưng vẫn không quên gửi muôn vàn lời thân ái đến trăm miền:”Việc dân, việc nước luôn đặt lên hàng đầu”.Lúc Bác đau ốm Bác vẫn luôn suy nghĩ về tình cảnh đất nước và không một phút nào lãng quên. Bác cống hiến cả cuộc đời mình vì dân, vì nước, vì sự nghiệp đầu tranh giải phóng dân tộc.Bác thanh thản ra vể nơi cõi thọ mà hài lòng với bản thân mình. Bác để lại cho muôn đời sau một tư tưởng chủ nghĩa vĩ đại Mac-Lê-nin.Bác cao cả cho đời một đức tin và nhân dân Việt Nam tự hào vì có một vị chủ tịch nước sống thật thanh cao trong sạch như hồ ngọc, tiếng thơm muôn đời…
THÀNH VIÊN TỔ 1
Ngô Thanh Hà
Vũ Trần Côn
Vũ Trần Hoàng Vy
Trương Hoàng Phúc
Trần Thuỷ Tiên
Huỳnh Thị Ngọc Trâm
Nguyễn Hoàng Minh Thu
NHÀ VĂN ANH ĐỨC
Nhà văn Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935 tại xã Bình Hòa huyện Châu Thành tỉnh An Giang. Ông là một nhà văn Việt Nam viết về đề tài kháng chiền chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1950-1970.Hiện nay ông đang cư trú ở Quận 1, TP Ho Chi Minh.
Các tác phẩm sau năm 1975 :Đứa con của đất (1976), Miền sóng vỗ (1985)…
“MIỀN SÓNG VỖ”
Dường như sau tiếng nói của người con gái, sóng biển đang cuồn cuộn trườn mình vào bờ cát cũng lên tiếng bảo rằng sóng đã nghe. Cửa Xoài Rạp ở trước mặt hai người, giờ đây vẫn như tự thuở hoang sơ trời sinh, đang mênh mông một vùng gió dập sóng dồi vô cùng vô tận kia như cũng thề rằng đã nghe cô gái nói. Và chiếc ghe cũ bể nằm úp sấp mà hai người tạm làm chỗ tựa nương nầy nữa, nó vẫn cứ mở mắt nhìn, vẫn cứ để cho gió lùa qua mạn sườn hở nứt mà hu hú cất lên cái tiếng kêu của kẻ làm chứng.
“Trích”
NHÀ VĂN TRẦN BẠCH ĐẰNG
Trần Bạch Đằng là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý.
Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Rạch Giá, Kiên Giang. qua đời ở tuổi 81 vào hồi 10g55 ngày 16-4-2007 (nhằm ngày 29-2 âm lịch) tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau một thời gian lâm bệnh. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô).
Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân Dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất, ông không tham gia vào các chức vụ trong chính quyền, tập trung vào sự nghiệp nghiên cứu và viết báo.
Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như: Trên bờ Đồng Nai; Dấu cũ; Chiếu rách mưa đêm; Dạy học lậu...
Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang... và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau.
Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975); Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985); Chân dung một quản đốc (1978); Ngày về của ngoại (1985)
Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951); Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984); Tình yêu và lời đáp (1985); Một mùa hè oi ả (1986); Một mối tình (1987).
Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như: Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987); Dòng sông không quên (1989); Ván bài lật ngửa (9 tập, 1982-1988)
Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh; Địa chí Đồng Tháp Mười; Địa chí Sông Bé; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...
Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nước. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).
Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ: Bài ca khởi nghĩa (1970); Hành trình (1972); Theo sóng Đồng Nai (1975); Đất nước lại vào xuân (1978); Những cái tên đồng bằng (1986); Tuyển tập Hưởng Triều (1997).
Nhà Văn Mạc Can
Tiểu Sử Nhà Văn
Mạc Can(1944)
Quê:
Thể loại:Tiểu thuyết
Nghề phụ:nhà ảo thuật
Phong cách
Trong làng văn đất miền Tây, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư là hai giọng văn có phần giống nhau, nỗi buồn giống nhau, nỗi ám ảnh giống nhau… “Tấm ván phóng dao” và “Cánh đồng bất tận”, cả hai tác phẩm ấy đều là những… nỗi buồn bất tận, những nỗi buồn bủa vây tiếp nối nhau, những nỗi buồn như nắm tro người ta tung lên giữa trời, rồi theo gió phát tán rộng khắp, lây lan như một loại virus phát tán nỗi buồn. Bây giờ, Nguyễn Ngọc Tư dành nhiều thời gian để viết tạp bút. Những mẩu ngắn ngắn, nhiều suy tư, do đó nỗi buồn bị phong tỏa, bị dồn nén, không có nhiều cơ hội trải ra trên trang giấy nữa. Còn Mạc Can, ông chuyển qua sáng tác truyện thiếu nhi, truyện giả tưởng, toàn những truyện ma mãnh ly kỳ dùng để “kể lúc nửa đêm
Lời Bình
Nhận xét của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi ông cùng trao đổi với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: "Tôi nghĩ Mạc Can cứ viết theo lối Mạc Can là được rồi".
“Sự nhức nhối của những phận người lênh đênh theo con nước, nay chỗ này, mai chỗ khác, lấy sinh mệnh của chính mình để đánh đổi lấy những đồng bạc lẻ vì chuyện mưu sinh…”
Sự nghiệp sáng tác
Ông không chỉ là một diễn viên hài, một hề xiếc mà còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm được chú ý. Tấm ván phóng dao là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mạc Can. Tác phẩm này đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn VN 2005, giải thưởng văn học nghệ thuật TP.HCM 2005, tác phẩm văn học xuất sắc nhất trong năm 2005 do Trung tâm Văn hóa doanh nhân VN bình chọn.
Tấm ván phóng dao được viết rất chân thật, bởi câu chuyện trong cuốn tiểu tuyết cũng chính là cuộc đời lăn lộn của chính ông trong những gánh xiếc rong.
Ngoài cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, ông còn có tiểu thuyết Phóng viên mồ côi, tập truyện ngắn Người nói tiếng bồ câu và một số truyện thiếu nhi khác như Cuộc du hành của kiến Tí Nị.
Giọng văn của Mạc Can được đánh giá là chân thật, giản dị và bản năng. Ông không học nhiều nhưng với sự khao khát với con chữ, khao khát được viết, được giãi bày, vì vậy văn ông có tinh thần giản dị đến không ngờ
Tác Phẩm Tiêu Biểu
Tấm ván phóng dao
Món nợ kịch trường
Cuộc hành lễ buổi sáng
Người nói tiếng chim bồ câu
Bầy mèo vô sinh
Nhà Văn Sơn Nam
Tiểu Sử Nhà Văn
Sơn Nam - tên thật là Phạm Minh Tài(biệt danh :”ông già Nam Bộ”, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này. Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".
Phong cách
Nhà văn Sơn Nam mất vào lúc 12h30 ngày 13.8.2008 tại TP.Hồ Chí Minh. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo.Với giọng văn tưng tửng, hóm hỉnh, cái nhìn bao dung với cuộc đời, ông để lại một lượng tác phẩm khá lớn, trong đó có cả truyện ngắn, biên khảo, ghi chép, hồi ký. Có thể kể một số tác phẩm: "Hương rừng Cà Mau", "Biển cỏ, Miền Tây và Hình bóng cũ", "Bà Chúa Hòn", "Lịch sử khẩn hoang miền Nam", "Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam", "Đất Gia Định-Bến Nghé xưa và Người Sài Gòn", "Vạch một chân trời", "Chim Quyên xuống đất", "Theo chân người tình và một mảnh tình riêng", "Dạo chơi-Tuổi già"... Ông từng viết: "Chết êm ái, không làm bận rộn người đang sống, được chôn cất nơi quê nhà, nằm bên mẹ cha, mươi năm sau được lãng quên, bên gốc cây cổ thụ, bên đám cỏ, làm bạn với con trâu già, với đứa mục đồng, hoặc luống rau, luống cải. Ước mơ tự nhiên chẳng là gì cầu kỳ, nhưng mấy ai thực hiện được? Đối với người làm văn chương, lắm khi thân xác còn đó, mạnh khoẻ, nhưng cảm quan đã cằn cỗi, không lột da được. Kinh nghiệm bản thân của tôi là nên "tập dưỡng sinh" cho con tim, cho bộ thần kinh trong suốt thời gian quyết định: Giữa 55 và 60 tuổi. Thấy cho được cái mới, vì đời luôn luôn đổi mới, đồng thời thấy cho được cái cũ đang được sơn phết, tự nhận là cái mới. Tò mò, với nụ cười khoan hoà, không nên luyến tiếc những gì gọi là thơ mộng của thời Trung cổ, đầy rẫy sự áp bức đối với người lao động để đem lại cái địa vị cho kẻ sĩ...".
Lời Bình
"Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây (có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay), và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ". (Nhà văn Bình Nguyên Lộc nói về Sơn Nam trong tập tạp văn Gốc cây, Cục đá & Ngôi sao).
Sự nghiệp sáng tác
Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ. Ông nói cách viết này được nhiều độc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền đương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết.
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam bộ".
Sự nghiệp sáng tác
Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm sự: Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế
Tác Phẩm Tiêu Biểu
Hương rừng Cà Mau(1962)
Chuyện xưa tích cũ (1958)
Chim quyên xuống đất(1963)
Hình bóng cũ(1964)
Gốc cây-cục đá và ngôi sao(1969)
Tìm hiểu đất Hậu Giang(1959)
Và còn nhiều các tác phẩm khác
Nhà
Văn
Trần
Thuỳ
mai
Tên thật : Trần Thị Thuỳ Mai
Sinh : 1954
Nơi sinh : Hội An , Quãng Nam
Bút danh : Trần Thuỳ Mai
Thể Loại chính: Truyện ngắn.
TIỂU SỬ
NỘI DUNG NỔI BẬT VÀ PHONG CÁCH CHÍNH
CỦA NHÀ VĂN
*Viết theo nhiều kiểu khác nhau:
+ "Thị trấn hoa quỳ vàng" , "Lửa của khoảnh khắc".. Được viết từ cách nhìn thế giới nội tâm của nhân vật , với rất nhiều khoảng lặng độc thoại.
+"Người bán linh hồn", "Lễ cưới bạc" lại là một phong cách khác, ý được khai triển từ một chuổi hành động , sự lạnh lùng nhằm hướng tới mục đích chính.
+"Lên phố" , "Chị hai ơi" chẳng hạn, là lối trần thuật thông thường , lấy từ sự giản dị làm tôn chỉ vì sự giản dị dễ cảm thông.
BÌNH NGUYÊN LỘC
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 (giấy tờ ghi 1915) tại làng Tân Uyên_ tỉnh Biên Hoà. Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, mười đời ở đất Tân Uyên, cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là Dương Thị Mão.
Mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Các bút hiệu khác: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn. Thuở nhỏ học chữ nho với thầy đồ, tiểu học ở trường làng; trung học (1928-1934) Pétrus Ký, Sài Gòn. Rời trường không bằng cấp.
1934, kết hôn với cô Dương Thị Thiệt, 1935, vào làm công chức ở kho bạc Thủ Dầu Một. 1936, đổi về Sài Gòn làm kế toán viên ở Tổng Nha Ngân Khố. Tháng tám 1945, bỏ việc, tham gia kháng chiến. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo.
Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, cộng tác với tạp chí Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, nhưng đến 1946, mới thực sự bước vào nghề văn, nghề báo. 1950, in tập truyện ngắn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất.
Tác phẩm chính :Thơ :Thơ tay tr
Nhà văn Nguyên Hùng
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nhà văn Bình Nguyên Lộc
Nhà văn Bảo Định Giang
Nhà văn Lý Lan
Nhà văn Bùi Chí Vinh
Nhà văn Trần Bạch Đằng
Nhà văn Vương Hồng Sển
Nhà văn Anh Đức
Nhà văn Trần Thùy Mai
Nhà văn Sơn Nam
Nhà văn Mạc Can
Nhà thơ Nguyễn Đông Thức
Nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Lê Văn Thảo
Nhà văn Trang Thế Hy
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Trần Kim Trắc
GÓC BÌNH VĂN
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
TỔ 5
TỔ 6
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
TỔ 5
TỔ 6
TẬP THỂ TỔ 3
XIN KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Phạm Ngọc Giáng Tiên Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Vũ Nhật Khánh Linh Trần Minh Nhật
Nguyễn Hoàng Phi Phụng Thạch Kim Anh Tú
Nguyễn Văn Thanh
NHÀ THƠ BÙI CHÍ VINH
Sinh ngày 23/10/1954 tại Sài Gòn.
- Năm 15 tuổi đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Viết trên quê hương điêu tàn của nhật báo Tin Sáng.
- Giải thưởng Văn học TP HCM năm 1976- 1977 với tập thơ Hạnh phúc có thật
- Giải đặc biệt của Lực Lượng TNXP với kịch thơ Thành Taberd
- Giải thưởng Thơ Hay báo Văn Nghệ TPHCM với bài thơ Blao
- Tiểu thuyết Tóc tiên được độc giả báo Mực Tím bầu chọn là truyện hay nhất năm 1991
***Các tác phẩm đã xuất bản:
- Thơ Tình Bùi Chí Vinh (Tái bản nhiều lần)
- Các tiểu thuyết: Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường, Luật nhân quả, Tiểu thư, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một.
- Tác giả bộ truyện tranh màu Hải Đại Bàng (gồm 15 cuốn).
- Phóng tác bộ truyện Tứ quái TKKG (gồm 70 cuốn) của nhà văn Stefan Wolf người Đức.
***Các tác phẩm chờ cơ hội xuất bản:
- Thơ Đời Bùi Chí Vinh.
- Thơ Đạo Bùi Chí Vinh.
- Thơ Quậy Bùi Chí Vinh.
- Thơ Tình Bùi Chí Vinh (có bổ sung).
- Kịch thơ Thành Taberd.
- Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm thiếu niên Năm Sài Gòn gồm 40 tập được tặng thưởng đặc biệt của NXB Kim Đồng
- Các tiểu thuyết và các bộ truyện đã làm phim: Yểu điệu thục nữ, Mênh mông tình buồn, Ngũ quái sài gòn, Bốn thí nghiệm trong đêm tân hôn
- Kịch bản phim kinh dị mới : Chết lúc nửa đêm và Bốn thí nghiệm đêm tân hôn.
*** Ngoài con đường sáng tác, ông còn tham gia đóng một bộ phim như :
- Ngôi nhà bí ẩn (Chánh Tín Phim) với vai một đại ca “đầu gấu” thật ngầu, mặt lạnh như tiền, cánh tay xăm hình nọ trông.
- Phim truyền hình Xóm cào cào do Mỹ Khanh đạo diễn với vai người phu đào huyệt Hai Màu.
- Phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với vai người điên quần chúng.
- Đặc biệt, trước đó, hồi đạo diễn Hồng Sến còn sống, đã thử lửa ông trong vai trò một thi sĩ đồng quê quần chúng trong phim Vùng gió xoáy.
“5 Sài Gòn”
Năm con người trẻ tuổi có cùng chí hướng và khát vọng lớn lao đã hội tụ trong một nhóm với cái tên rất dễ thương: Ngũ quái Sài Gòn. Năm người bạn, với năm tính cách khác nhau, có năm hoàn cảnh khác nhau, tạo thành năm dấu ấn trong một hành trình đi tìm chính nghĩa. Một Sơn Đại ca đẹp trai có tài thao lược và sở trường hai môn võ Karatédo và Vovinam, biết chơi sáo trúc, là đứa trẻ sống trong gia đình nghèo khó nhưng có hiếu với cha mẹ, thuỷ chung với bạn bè. Một Quyên Tiểu muội sống trong một biệt thự sang trọng, cô ngộ nghĩnh và xinh xắn như một búp bê, có biệt tài nhái giọng. Một Thuý bụi mang trong mình hai dòng máu Pháp - Việt, xinh đẹp, ngổ ngáo, thông minh khác thường, khả năng hoá trang đạt đến mức nghệ thuật, sống cùng người cha nuôi, là chủ nhân của mèo Bé Mun ranh mãnh.
Một Thạch Sầu đời chuyên nói ngược về mình, biết võ khỉ nên “dụ dỗ” được khỉ Tề Thiên quậy tưng, anh chàng đang phụng dưỡng người mẹ mù loà ngụ trong một xóm nghèo. Một Hoàng Lãng tử nho nhã hệt như một thư sinh, chán cảnh cha mẹ chia lìa đi thanh niên xung phong, có khả năng chinh phục thú dữ nhưng sợ những con côn trùng bé xíu, kè kè bên mình một con thần điêu Bụp dũng mãnh, cậu ta được truyền một môn võ có xuất xứ từ miền ngược và là nghệ sĩ kèn môi. Năm đứa trẻ có những dấu ấn riêng nhưng cùng có ấn tượng chung trong lòng độc giả là những đứa trẻ tốt bụng, yêu cái thiện, không thoả hiệp với cái ác. Bởi thế, những hình ảnh sinh động của năm người bạn này đã hiện lên dưới ngòi bút tài tình của nhà văn - nhà thơ Bùi Chí Vinh
NHÀ VĂN
guyễn Ngọc Tư
Một “đặc sản”
cuả miền Nam
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tác phẩm Cánh đồng bất tận, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
Giải thưởng
Với những tác phẳm của mình, chị đã đạt được nhiều giải thưởng như:
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II
2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam
2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ Thuật Việt Nam
2003: Một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"
2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
Ngọn đèn không tắt (2000)
Sầu trên đỉnh Puvan (2007)
Ngày mai của những ngày mai… (2007)
Ông ngoại (2001)
Biển người mênh mông (2003)
Giao thừa (2003)
Nước chảy mây trôi(2004)
Các tác phẩm văn học
Tập Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết .Cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú), là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Nếu bạn là người Nam, và nhất là nếu bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ. Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc. Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang. Như cô viết: “Tự dưng nghe buồn, nghe thất vọng quá trời đất” (Một mái nhà), nhưng hình như cô không muốn người khác buồn theo cô. Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng. Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu: “Cãi qua cãi lại, hai má con ngã ngửa ra, ủa, hơi đâu mà nói chuyện của người ta” (Nhà cổ).
Phong cách sáng tác
Chúng ta mong sự trưởng thành của Nguyễn Ngọc Tư sẽ là sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam. Ta mong cô sẽ tiếp tục là một người ghi chép chân thật những chuyển biến của đời sống dân tộc. Nếu cô làm được điều đó thì chúng ta thật cám ơn cô. Tài năng của cô đúng là thiên phú. Nguyễn Ngọc Tư là một "đặc sản" của miền Nam
Nhiều người nghĩ rằng, nói chung, văn chương miền Nam (dù gì cũng là vùng đất mới) không thể so được với sự chỉnh chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền Bắc. Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đó phải nghĩ lại. Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.
Song, nhìn kỹ, sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải ở kho từ vựng miền Nam dồi dào của cô, nhưng ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam”. Đó là miền Nam của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa (Dòng Nhớ, Chợ Nổi Cà Mau - chút tình sông nuớc, Qua Cầu Nhớ Người, Nhớ Sông, Nước Chảy Mây Trôi). Đó là miền Nam đã thái bình nhưng vẫn còn dấu chiến tranh - không ở sự điêu tàn vì bom đạn mà ở những vết thương trong đời người (Ngọn Đèn Không Tắt, Mối Tình Năm Cũ).
Nhà văn Lý Lan
Sơ lược tiểu sử
Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.
Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).
Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.
Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ, và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam
Cuộc đời sự nghiệp
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.
Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM.
Tác phẩm văn học
Nơi Bình Yên Chim Hót (NXB Cà Mau, Cà Mau, 1986)
Chút Lãng Mạn Trong Mưa (NXB Trẻ, TP HCM, 1987)
Hội Lồng Đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991)
Chiêm Bao Thấy Núi (NXB Trẻ, TP HCM, 1991)
Chân Dung Người Hoa (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1994)
Bí Mật Của Tôi và Thằn Lằn Đen (NXB Trẻ, TP HCM,1996)
Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)
Khi Nhà Văn Khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
Dặm Đường Lang Thang (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)
Dị Mộng (NXB Trẻ, TP HCM, 2000)
Một Góc Phố Tàu (NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Ba Người và Ba Con Vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
Là Mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005)
Người Đàn Bà Kể Chuyện (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2006)
Tác phẩm tiêu biểu
Phong cách sáng tác
Lý Lan sống chủ yếu ở Hoa Kỳ và Việt Nam chính vì vậy ngôn ngữ của Lý Lan đôi lúc cũng "Tây hóa" nhưng hầu hết vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lý Lan sáng tác rất nhiều. Nhắc đến Lý Lan người ta nhớ tới tác phẩm "Tôi đi học" - một tác phẩm khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi của nhà văn đến gần với độc giả hơn. Với ngôn ngữ bình dân , đậm âm sắc miền Đông Nam Bộ nhiều tình tiết và hành động, sáng tác của Lý Lan rất có hồn và độc đáo. Lý Lan thường sáng tác về miền Đông Nam Bộ như các tác phẩm: Sài Gòn chợ lớn rong chơi , Một góc phố Tàu, Chân dung người Hoa. cho thấy tình cảm yêu thương quê hương của nhà văn.
Tập truyện mới nhất của Lý Lan là "Tiểu thuyết đàn bà"mới ra mắt bạn đọc - tác phẩm kể về cuộc đời của nhà văn Liên Thoa (Không Bé), hình ảnh người đàn bà xa xứ lấy chồng nước ngoài là một hình ảnh khắc họa lên chính nhà văn Lý Lan.
Nhà văn
Bảo Định Giang
Ông già
của Nam Bộ
Sơ lược tiểu sử
Tên khai sinh là Nguyễn Thanh Danh, sinh tháng 11 năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Các bút danh: Nguyễn Thanh, Thu Thủy, Văn Kỳ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà.
Ông xuất thân từ gia đình điền chủ bị phá sản, đã tốt nghiệp trung học thời Pháp thuộc, tham gia sáng lập Hội khuyến học tỉnh Mỹ Tho cùng với bác sĩ Dương Tấn Tươi.
Tham gia cách mạng từ năm 1945, giữ các công việc trong Ban Tuyên truyền lưu động chiến khu 8, Ban Tuyên huấn Bộ tư lệnh Nam Bộ, Bí thư chi bộ xã Tân Hòa…
Năm 1953 – 1977 công tác tại chiến khu Việt Bắc và Hà Nội đã giữ chức vụ như Vụ phó Vụ Tuyên truyền – đình chiến (thuộc Ban Tuyên huấn TW), Trưởng phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ Văn nghệ dân gian Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ, Tổng biên tập NXB Văn nghệ giải phóng, Giám đốc xưởng phim Giải Phóng. Phó Tổng thư ký Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Năm 1977 đến nay: chuyển công tác vào thành phố Hồ Chí Minh kinh qua các chức vụ như Bí thư Đảng Đoàn Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học nghệ thuật thành phố, Tổng biên tập báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch UBTQ các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều công tác đoàn thể khác như ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Khóa II, III, ủy viên Mặt trận tổ quốc, ủy viên Ủy ban thiếu niên nhi đồng thành phố…
Các tác phẩm chính
- Văn nghệ một thời để nhớ, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh – 1994; NXB Văn học tái bản – 2001.
- Đường giải phóng – Thơ, NXB Tác phẩm mới – 1977.
- Sen đồng(1990)
- Trong mỗi trái tim(1993)
- Thuyền chở đạo(1994)
- Đêm huyền diệu – Thơ, NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1985.
- Dòng sông cuộc đời – Thơ, NXB Tiền Giang – 1986.
- Mây trắng và bến Nhà Rồng – Thơ, NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1989.
- Ca dao Bảo Định Giang – NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1990.
- Đảng lời nguyền – NXB Văn nghệ T.P. Hồ Chí Minh – 1991.
Ông được rất nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương độc lập hạng II, Huân chương chiến công hạng III, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I, Huy hiệu thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huy chương vì sự nghiệp văn học VN...
Năm 2000, được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Phong cách sáng tác
“Bảo Định Giang còn có cái lạ đối với tôi. Anh làm việc hết sức cần mẫn và sức dẻo dai đến kinh ngạc”-cố nhà văn Mai Văn Tạo nhận xét. Anh làm việc hùng hục như người nông dân mẫn cán, chỉ lo cho đất, cho lúa, ít nghĩ đến thân mình. Những năm trở lại đây Bảo Định Giang viết rất dữ (với nghĩa tốt) anh làm thơ, viết chính luận, ký, biên khảo, ca dao, câu đối, thơ trào phúng, châm biếm… Đã in mấy tập thơ và biên khảo (tự bỏ tiền ra in) đề tài của anh là truyền thống danh nhân lịch sử, đất nước quê hương. Anh viết như người chạy đua nước rút. Phải chăng vì anh cảm nhận thời gian hết sức khắc nghiệt với người cao niên? Lắm khi tôi thầm nghĩ: “Làm việc kiểu cha này không thể chết vì lão, mà chết vì lao”.
Nhà văn Bảo Định Giang là người con Nam Bộ vì thế ông thường viết về con người miền Nam, mảnh đất Nam Bộ trù phú. Văn thơ của ông đậm chất dân tộc và tràn đầy tình yêu quê hương, đất nướcvà ông luôn lấy hình ảnh của vùng đất quê mẹ là đề tài của các bài sáng tác. Với lòng yêu nghề và niềm đam mê ấy thì hình như thói quen nghề nghiệp quản lý văn nghệ sĩ – kiểu riêng ông – trở thành như quán tính đối với nhà văn. “Chuyện với Bảo Địng Giang bao giờ cũng thú vị, ở đâu, lúc nào cũng là chuyện sáng tác, văn thơ nghệ thuật, chuyện cuộc sống, cuộc đời bổ ích, chớ không phải chuyện tào lao, phù phiếm, tầm thường. Tiếp xúc với anh em từng địa phương, từng lúc anh lắng nghe, chăm chú tìm hiểu thấu đáo và góp ý giúp đỡ.”- nhà văn Mai Văn Tạo nói về ông.
Thắm một sắc cờ hoa phượng nở
Xanh trời cao vút những thân sao
Nắng vàng trải mỏng dài theo phố
Tường ánh màu vôi mới trắng phau.
Thành phố tên Người đẹp tháng Năm
Đường ken xe đạp buổi đi làm
Rợp tàn vú sữa sân nhà trẻ
Các cháu vui đùa dưới bóng râm.
Chóng lớn “Cháu ngoan của Bác Hồ!”
Tình thương dồn cả tuổi măng tơ
Một sương, hai nắng lòng cô bác
Chăm chút mầm non hẹn tốt mùa
Hạt giống người gieo nay chín rộ
Hai mùa kháng chiến khép thành thơ
Mồ hôi, máu đổ không chùn bước
Triệu đoá hoa xuân nở dưới cờ!
Được thở tự do dẫu một ngày
Tình người ấm lại chất men say
Trăm năm thoát khỏi đời nô lệ
Lưỡi vẫn còn tê vị đắng cay!
Muôn dặm bồng bềnh thủa Bác đi
Bồi tàu, rửa ảnh chẳng hề chi
Trời Âu quét tuyết đêm băng giá
Tim đỏ Lê- nin sáng lối về.
Cháo bẹ, rau măng rừng Pắc Bó
Gió lồng hang đá ngọn đèn khuya
Non sông ngàn dặm sao trời tỏ
Thế giới năm Châu đẹp bạn bè.
Chỉ nặng mỗi lòng tham tột bậc:
Người người áo ấm với cơm no
Con em đến tuổi vui đi học
Đất nước muôn đời được tự do
Bốn phương vô sản anh em cả
Muôn dặm quan san vốn một nhà
Mặt đất, thiên đường vui được nữa
“Đường lên hạnh phúc” cuối trời xa.
Tiếng sủa bên đường vẫn sáng trăng
Đường ta bay vỗ cánh chim bằng
Mác - Lê- nin đời xanh mầm sống
Rơi rụng bao nhiêu sắc úa vàng
Di chúc mỗi dòng rỏ máu tim
Muôn vàn thân ái gửi trăm miền
Mặc cơn đau buốt tình non nước
Hơi thở còn không phút lãng quên.
Thanh thản ra về nơi cõi thọ
Một toà đồ sộ Mác- Lê- nin
Xanh trong hồ ngọc, thơm lan, huệ
Cao cả cho đời một đức tin.
Bóng tối đã lùi tận góc xa
Tháng Năm sao mọc sáng muôn nhà
Bồi hồi bến cũ về thăm lại
Mây trắng Nhà Rồng nhớ Bác xưa
Mây Trắng
Bến Nhà Rồng
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 - ngày đánh dấu cột mốc lịch sử của Việt Nam – ngày Bắc Nam thống nhất, là ngày nhân dân ta phất cao ngọn cờ Tổ quốc trên đỉnh Dinh Độc Lập và là ngày mọi người hát vang bài ca “Giải phóng Miền Nam bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa đỏ……………” Vào ngày này, trên khắp nẻo đường thành phố chỉ có một sắc màu đỏ thắm của những lá cờ đỏ sao vàng, của những chùm phượng vĩ nở rộ, của những dòng máu chảy đỏ tươi của biết bao chiến sĩ – đó là màu của sự hy sinh, mất mát, của sự đau khổ, đau thương. Đồng bào miền Nam nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung đã kiên cường, bất khuất, khí thế hào hùng xung phong ra trận với một ước mơ cao cả: “hoà bình” & bọn Mỹ Ngụy đã phải trả một giá “rất đắt”-thua trận.
Bầu trời hoà bình thật đẹp. Trời xanh cao vút, nắng vàng trải đều khắp mọi nơi, mọi người vui vẻ đạp xe đi làm tăng gia sản xuất, đàn bé thơ vui đùa dưới tàn vú sữa trước hiên nhà, tất cả đều diễn ra một cách êm đềm và yên ổn. Trải qua một ngàn năm sống dưới ách nô lệ của phong kiến phương Bắc, một trăm năm đô hộ giặc Tây, nhân dân ta hai lần kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã hai lần máu đổ, đầu rơi không chùn bước thế mà bây giờ được tự do dường như mọi người không thể tin nổi vào mắt mình và mỗi khi nghĩ lại thì cảm thấy tủi hổ , đau lòng xót xa: “Được thở tự do dẫu một ngày. Tình người ấm lại chất men say. Trăm năm thoát khỏi đời nô lệ. Lưỡi vẫn còn tê vị đắng cay!”
Đất nước ta có được ngày hôm nay là nhờ một phần không nhỏ ở Bác – nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt. Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, làm đủ mọi công việc nặng nhọc để cố gắng tìm ra cách người ta cai trị đất nước của họ, học hỏi ở họ những cái tốt, sẵn sàng phê phán những cái xấu , Bác tiếp thu một cách chọn lọc , có sự kết hợp hài hòa giữa ta và người để tìm cách khôi phục đất nước ta.
Bình phẩm về bài thơ: " Mây trắng Bến Nhà Rồng"
“Muôn dặm bồng bềnh thủa Bác đi
Bồi tàu, rửa ảnh chẳng hề chi
Trời Âu quét tuyết đêm băng giá
Tim đỏ Lê- nin sáng lối về.
Cháo bẹ, rau măng rừng Pắc Bó
Gió lồng hang đá ngọn đèn khuya
Non sông ngàn dặm sao trời tỏ
Thế giới năm Châu đẹp bạn bè.
Chỉ nặng mỗi lòng tham tột bậc:
Người người áo ấm với cơm no
Con em đến tuổi vui đi học
Đất nước muôn đời được tự do”
Bác có một ham muốn đến tột bậc : mong sao cho đất nước được hòa bình, mọi người có cơm ăn áo mặc, trẻ em đến tuổi được học hành. Bác sống vì dân vì nước. Bác coi anh em bốn phương Đông Tây Nam Bắc như một nhà thế mà giờ đây lại đi xâm lược lẫn nhau thử hỏi “Đường lên hạnh phúc” còn bao xa? Chủ nghĩa Mac-Lê-nin là chồi xanh mầm sống, giáo dục con người đi theo hướng dấn chủ xã hội- một xã hội công bằng dân chủ vậy mà “rơi rụng bao nhiêu sắc úa vàng”.Bác Hồ là người đã tiếp bước theo chủ nghĩa Mac-Lê-nin, chúng ta đang học tập và noi gương tư tưởng của Bác - tư tường Hồ Chí Minh - một tư tưởng về đạo lý làm người, về cách sống, về nhân phẩm con người và về sự nỗ lực của con ngưởi vươn lên trong cuộc sống, vươn tới tương lai…Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chân lý sống, một quan niệm sống đúng đắn, một lý tưởng cao cả.Bác đã đi rồi nhưng vẫn không quên gửi muôn vàn lời thân ái đến trăm miền:”Việc dân, việc nước luôn đặt lên hàng đầu”.Lúc Bác đau ốm Bác vẫn luôn suy nghĩ về tình cảnh đất nước và không một phút nào lãng quên. Bác cống hiến cả cuộc đời mình vì dân, vì nước, vì sự nghiệp đầu tranh giải phóng dân tộc.Bác thanh thản ra vể nơi cõi thọ mà hài lòng với bản thân mình. Bác để lại cho muôn đời sau một tư tưởng chủ nghĩa vĩ đại Mac-Lê-nin.Bác cao cả cho đời một đức tin và nhân dân Việt Nam tự hào vì có một vị chủ tịch nước sống thật thanh cao trong sạch như hồ ngọc, tiếng thơm muôn đời…
THÀNH VIÊN TỔ 1
Ngô Thanh Hà
Vũ Trần Côn
Vũ Trần Hoàng Vy
Trương Hoàng Phúc
Trần Thuỷ Tiên
Huỳnh Thị Ngọc Trâm
Nguyễn Hoàng Minh Thu
NHÀ VĂN ANH ĐỨC
Nhà văn Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái. Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935 tại xã Bình Hòa huyện Châu Thành tỉnh An Giang. Ông là một nhà văn Việt Nam viết về đề tài kháng chiền chống Pháp và chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1950-1970.Hiện nay ông đang cư trú ở Quận 1, TP Ho Chi Minh.
Các tác phẩm sau năm 1975 :Đứa con của đất (1976), Miền sóng vỗ (1985)…
“MIỀN SÓNG VỖ”
Dường như sau tiếng nói của người con gái, sóng biển đang cuồn cuộn trườn mình vào bờ cát cũng lên tiếng bảo rằng sóng đã nghe. Cửa Xoài Rạp ở trước mặt hai người, giờ đây vẫn như tự thuở hoang sơ trời sinh, đang mênh mông một vùng gió dập sóng dồi vô cùng vô tận kia như cũng thề rằng đã nghe cô gái nói. Và chiếc ghe cũ bể nằm úp sấp mà hai người tạm làm chỗ tựa nương nầy nữa, nó vẫn cứ mở mắt nhìn, vẫn cứ để cho gió lùa qua mạn sườn hở nứt mà hu hú cất lên cái tiếng kêu của kẻ làm chứng.
“Trích”
NHÀ VĂN TRẦN BẠCH ĐẰNG
Trần Bạch Đằng là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý.
Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Rạch Giá, Kiên Giang. qua đời ở tuổi 81 vào hồi 10g55 ngày 16-4-2007 (nhằm ngày 29-2 âm lịch) tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau một thời gian lâm bệnh. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô).
Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân Dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất, ông không tham gia vào các chức vụ trong chính quyền, tập trung vào sự nghiệp nghiên cứu và viết báo.
Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như: Trên bờ Đồng Nai; Dấu cũ; Chiếu rách mưa đêm; Dạy học lậu...
Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang... và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau.
Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975); Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985); Chân dung một quản đốc (1978); Ngày về của ngoại (1985)
Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951); Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984); Tình yêu và lời đáp (1985); Một mùa hè oi ả (1986); Một mối tình (1987).
Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như: Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987); Dòng sông không quên (1989); Ván bài lật ngửa (9 tập, 1982-1988)
Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh; Địa chí Đồng Tháp Mười; Địa chí Sông Bé; Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...
Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nước. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).
Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ: Bài ca khởi nghĩa (1970); Hành trình (1972); Theo sóng Đồng Nai (1975); Đất nước lại vào xuân (1978); Những cái tên đồng bằng (1986); Tuyển tập Hưởng Triều (1997).
Nhà Văn Mạc Can
Tiểu Sử Nhà Văn
Mạc Can(1944)
Quê:
Thể loại:Tiểu thuyết
Nghề phụ:nhà ảo thuật
Phong cách
Trong làng văn đất miền Tây, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư là hai giọng văn có phần giống nhau, nỗi buồn giống nhau, nỗi ám ảnh giống nhau… “Tấm ván phóng dao” và “Cánh đồng bất tận”, cả hai tác phẩm ấy đều là những… nỗi buồn bất tận, những nỗi buồn bủa vây tiếp nối nhau, những nỗi buồn như nắm tro người ta tung lên giữa trời, rồi theo gió phát tán rộng khắp, lây lan như một loại virus phát tán nỗi buồn. Bây giờ, Nguyễn Ngọc Tư dành nhiều thời gian để viết tạp bút. Những mẩu ngắn ngắn, nhiều suy tư, do đó nỗi buồn bị phong tỏa, bị dồn nén, không có nhiều cơ hội trải ra trên trang giấy nữa. Còn Mạc Can, ông chuyển qua sáng tác truyện thiếu nhi, truyện giả tưởng, toàn những truyện ma mãnh ly kỳ dùng để “kể lúc nửa đêm
Lời Bình
Nhận xét của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi ông cùng trao đổi với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: "Tôi nghĩ Mạc Can cứ viết theo lối Mạc Can là được rồi".
“Sự nhức nhối của những phận người lênh đênh theo con nước, nay chỗ này, mai chỗ khác, lấy sinh mệnh của chính mình để đánh đổi lấy những đồng bạc lẻ vì chuyện mưu sinh…”
Sự nghiệp sáng tác
Ông không chỉ là một diễn viên hài, một hề xiếc mà còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm được chú ý. Tấm ván phóng dao là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mạc Can. Tác phẩm này đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn VN 2005, giải thưởng văn học nghệ thuật TP.HCM 2005, tác phẩm văn học xuất sắc nhất trong năm 2005 do Trung tâm Văn hóa doanh nhân VN bình chọn.
Tấm ván phóng dao được viết rất chân thật, bởi câu chuyện trong cuốn tiểu tuyết cũng chính là cuộc đời lăn lộn của chính ông trong những gánh xiếc rong.
Ngoài cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, ông còn có tiểu thuyết Phóng viên mồ côi, tập truyện ngắn Người nói tiếng bồ câu và một số truyện thiếu nhi khác như Cuộc du hành của kiến Tí Nị.
Giọng văn của Mạc Can được đánh giá là chân thật, giản dị và bản năng. Ông không học nhiều nhưng với sự khao khát với con chữ, khao khát được viết, được giãi bày, vì vậy văn ông có tinh thần giản dị đến không ngờ
Tác Phẩm Tiêu Biểu
Tấm ván phóng dao
Món nợ kịch trường
Cuộc hành lễ buổi sáng
Người nói tiếng chim bồ câu
Bầy mèo vô sinh
Nhà Văn Sơn Nam
Tiểu Sử Nhà Văn
Sơn Nam - tên thật là Phạm Minh Tài(biệt danh :”ông già Nam Bộ”, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này. Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".
Phong cách
Nhà văn Sơn Nam mất vào lúc 12h30 ngày 13.8.2008 tại TP.Hồ Chí Minh. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo.Với giọng văn tưng tửng, hóm hỉnh, cái nhìn bao dung với cuộc đời, ông để lại một lượng tác phẩm khá lớn, trong đó có cả truyện ngắn, biên khảo, ghi chép, hồi ký. Có thể kể một số tác phẩm: "Hương rừng Cà Mau", "Biển cỏ, Miền Tây và Hình bóng cũ", "Bà Chúa Hòn", "Lịch sử khẩn hoang miền Nam", "Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam", "Đất Gia Định-Bến Nghé xưa và Người Sài Gòn", "Vạch một chân trời", "Chim Quyên xuống đất", "Theo chân người tình và một mảnh tình riêng", "Dạo chơi-Tuổi già"... Ông từng viết: "Chết êm ái, không làm bận rộn người đang sống, được chôn cất nơi quê nhà, nằm bên mẹ cha, mươi năm sau được lãng quên, bên gốc cây cổ thụ, bên đám cỏ, làm bạn với con trâu già, với đứa mục đồng, hoặc luống rau, luống cải. Ước mơ tự nhiên chẳng là gì cầu kỳ, nhưng mấy ai thực hiện được? Đối với người làm văn chương, lắm khi thân xác còn đó, mạnh khoẻ, nhưng cảm quan đã cằn cỗi, không lột da được. Kinh nghiệm bản thân của tôi là nên "tập dưỡng sinh" cho con tim, cho bộ thần kinh trong suốt thời gian quyết định: Giữa 55 và 60 tuổi. Thấy cho được cái mới, vì đời luôn luôn đổi mới, đồng thời thấy cho được cái cũ đang được sơn phết, tự nhận là cái mới. Tò mò, với nụ cười khoan hoà, không nên luyến tiếc những gì gọi là thơ mộng của thời Trung cổ, đầy rẫy sự áp bức đối với người lao động để đem lại cái địa vị cho kẻ sĩ...".
Lời Bình
"Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây (có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay), và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ". (Nhà văn Bình Nguyên Lộc nói về Sơn Nam trong tập tạp văn Gốc cây, Cục đá & Ngôi sao).
Sự nghiệp sáng tác
Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ. Ông nói cách viết này được nhiều độc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền đương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết.
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam bộ".
Sự nghiệp sáng tác
Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm sự: Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế
Tác Phẩm Tiêu Biểu
Hương rừng Cà Mau(1962)
Chuyện xưa tích cũ (1958)
Chim quyên xuống đất(1963)
Hình bóng cũ(1964)
Gốc cây-cục đá và ngôi sao(1969)
Tìm hiểu đất Hậu Giang(1959)
Và còn nhiều các tác phẩm khác
Nhà
Văn
Trần
Thuỳ
mai
Tên thật : Trần Thị Thuỳ Mai
Sinh : 1954
Nơi sinh : Hội An , Quãng Nam
Bút danh : Trần Thuỳ Mai
Thể Loại chính: Truyện ngắn.
TIỂU SỬ
NỘI DUNG NỔI BẬT VÀ PHONG CÁCH CHÍNH
CỦA NHÀ VĂN
*Viết theo nhiều kiểu khác nhau:
+ "Thị trấn hoa quỳ vàng" , "Lửa của khoảnh khắc".. Được viết từ cách nhìn thế giới nội tâm của nhân vật , với rất nhiều khoảng lặng độc thoại.
+"Người bán linh hồn", "Lễ cưới bạc" lại là một phong cách khác, ý được khai triển từ một chuổi hành động , sự lạnh lùng nhằm hướng tới mục đích chính.
+"Lên phố" , "Chị hai ơi" chẳng hạn, là lối trần thuật thông thường , lấy từ sự giản dị làm tôn chỉ vì sự giản dị dễ cảm thông.
BÌNH NGUYÊN LỘC
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 (giấy tờ ghi 1915) tại làng Tân Uyên_ tỉnh Biên Hoà. Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, mười đời ở đất Tân Uyên, cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là Dương Thị Mão.
Mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Các bút hiệu khác: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn. Thuở nhỏ học chữ nho với thầy đồ, tiểu học ở trường làng; trung học (1928-1934) Pétrus Ký, Sài Gòn. Rời trường không bằng cấp.
1934, kết hôn với cô Dương Thị Thiệt, 1935, vào làm công chức ở kho bạc Thủ Dầu Một. 1936, đổi về Sài Gòn làm kế toán viên ở Tổng Nha Ngân Khố. Tháng tám 1945, bỏ việc, tham gia kháng chiến. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo.
Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, cộng tác với tạp chí Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, nhưng đến 1946, mới thực sự bước vào nghề văn, nghề báo. 1950, in tập truyện ngắn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất.
Tác phẩm chính :Thơ :Thơ tay tr
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Thị Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)