Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Luận | Ngày 08/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( PHẦN VĂN)
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI PHẦN
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
CHÚNG TA CÙNG THƯỞNG THỨC BÀI HÁT
“DÒNG AN GIANG”
của tác giả Anh Việt Thu
I - DANH SÁCH CÁC TÁC GiẢ
Đỗ Viết Phương
Ngô Khắc Tài
Nguyễn Lập Em
Trương Công Thuốt
Vũ Đức Nghĩa
Hồ Thanh Điền
Trần Nhật Tuấn
Phạm Nguyên Thạch
II - CÁC TÁC PHẨM ViẾT VỀ AN GIANG
ĐỖ ViẾT PHƯƠNG
Tên thật Phan Văn Thuận
Sinh ngày 02/02/1954, quê quán xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang – Hiện là cán bộ phòng GD và ĐT Chợ Mới
Có nhiều thơ, truyện ngắn đăng khá nhiều trên Văn nghệ An Giang. Ngoài ra còn sáng tác nhạc, có nhiều ca khúc đạt giải trong và ngoài tỉnh.
Tác phẩm: In riêng: “Vầng trăng và lưỡi gươm” (VNAG 1992), in chung: “Thấp thoáng cánh cò” (VNCM 1991)
NGÔ KHẮC TÀI
Tên thật Ngô Phát Tài sinh ngày 08/04/1950 tại Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Hiện là phóng viên tạp chí Thất Sơn, có nhiều thơ đăng trên các báo trung ương và địa phương.
Tác phẩm: Bông hoa nở muộn (tập truyện VNAG 1991); Phố không đèn (VNAG 1992); Tề thiên trong xóm lá (truyện vừa, VNAG 1992)
NGUYỄN LẬP EM
Sinh ngày 22/02/ 55 tại Châu Đốc, An Giang
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội văn nghệ An Giang nhiệm kỳ II (1987-1992)
Có nhiều thơ đăng trên các báo, tạp chí khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tuần báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam
Tác phẩm: Người thực hiện không quyền hạn ( tập truyện); Tháng tám mùa trăng (tập thơ); Điều em chưa nói (tập thơ)…
Bút danh: Nhất nguyên
Sinh năm 1958 tại xã Long Điền B, Chợ Mới, An Giang
Chủ tịch Hội Văn nghệ Chợ Mới, Ủy viên Ban chấp hành hội Văn nghệ An Giang nhiệm kỳ III (1992-1999)
Tác phẩm: Chiếc lá (tập thơ VNCM 1990); Cổ tích cho em (VN tp HCM 1995); Mây trắng (tập thơ VNAG 1991)…
TRƯƠNG CÔNG THUỐT
Sinh năm 1950, quê quán Yên Khánh, Ninh Bình, bộ đội vào Nam chiến đấu, thương binh 2/4 (1967). Hiện đang công tác tại Sở Văn hóa thông tin tỉnh An Giang.
Có nhiều thơ đăng trên các báo trung ương và địa phương.
Tác phẩm: Kẻ bạc tình (tập truyện, Nxb Văn học 1996); Lời thề (tập truyện Nxb Lao động 1997); Truyện rất ngắn (tập truyện Nxb Hội Nhà văn 1999)
Tập truyện Kẻ bạc tình được giải khuyến khích của Hội Nhà văn Việt Nam
VŨ ĐỨC NGHĨA
Sinh năm 1953, quê quán xã Đa Phước, huyện An Phú,tỉnh An Giang
Phó chủ tịch Hội Văn nghệ An Giang nhiệm kỳ II (1992-1997); Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam
Tác phẩm: Ở nơi này anh nhớ(tập thơ VNAG, 1985); Riêng tư tình yêu (tập thơ VNAG 1988)…
Giải thưởng: Mùa Quít (đoản văn-giải nhì cuộc thi “Những kỷ niệm dưới mái trường” do tạp chí Kiến Thức Ngày Nay tổ chức 1997
HỒ THANH ĐiỀN
Tên thật: Trần Phước Tuấn, sinh ngày 01/04/1952 mất ngày 20/10/1998. Quê quán Hội An, Chợ Mới, An Giang
Có nhiều thơ đăng trên các báo văn nghệ địa phương và trung ương
Tác phẩm: Vẫn ngọt ngào tình yêu (tập thơ, VNAG 1991) Áo sen bay (tập thơ, VNCM 1990) Như là tiễn đưa (tập thơ, VNAG 1999)..
Giải thưởng: giải nhì cuộc thi sáng tác ca khúc cho trẻ em An Giang
TRẦN NHẬT TUẤN
Tên thật : Phạm Văn Chánh, sinh ngày 08/08/1948 tại Khánh Hòa, Châu Đốc
Thư ký tòa soạn văn nghệ An Giang, Phó tổng biên tập tạp chí Thất Sơn
Có nhiều thơ đăng trên các báo trung ương và địa phương
Tác phẩm: Ngôi nhà lợp ngói âm dương (tập truyện, VNAG 1986) Theo tình (tập thơ, VNAG 1994); Gió (tập thơ, NXb Trẻ 1999)…
PHẠM NGUYÊN THẠCH
MỘT SỐ TÁC PHẨM ViẾT VỀ AN GIANG
DOI ĐẤT AN GIANG
( Khuynh Diệp)
VỌNG THÊ
( Nguyễn Đức Tước)
ỐC ĐẢO LUNG LINH
( Phục Hóa)
I – THƠ:
II – VĂN XUÔI
DOI ĐẤT AN GIANG
Khuynh Diệp
Bên này là Tiền Giang bên kia là Hậu Giang
Doi đất cỏ vươn lên từ chân sóng
Trời đất An Giang Tháng tư nóng bỏng
Con đường làng khấp khểnh chân trâu
Lại ồn ả tiếng chào tiếng hỏi
Sáng nay em có xuôi Chợ Mới?
Sao ngược về chở lụa Tân Châu
Sao không cùng anh lên thăm Bảy Núi
Nơi biên cương làng mới dựng lên rồi
Doi đất nằm gổi hai biên triền sông
Nên câu hát một thời xa vọng lại
Nên nỗi nhớ của bao người bỏ xứ
Như con sáo sổ lồng cất cánh bay đi
Bay về đâu trời vẫn ở trên đầu
Đất vẫn bồi lớn mãi hạt phù sa
Đất thương người không kham nỗi đất
Bao nhọc nhằn vẫn thiếu cơm ăn
Thương cây lúa trên tay người vất vả
Mong mùa màng cứ mỗi tháng trôi qua
Trưa nay trên sông ai đưa đẩy vọng hò
Xoáy vào đất bàn tay cha tay mẹ
Đang mở những đường cày đang đắp
những bờ đê
Chở lúa vàng đang đắp hai triền đê
Em ơi! Em xuôi thuyền xuống nhé
Con đường cũ đã sẵn vào chân ghé
Sáo lại bay về đậu kín lùm tre
Và Doi đất như một người lực sĩ
Giang tay ôm sông Tiền
( 1980)
Bài thơ đã nên lên những cảm xúc
của tác giả. Đó là cảm xúc về những
điều gì ở An Giang ?
VỌNG THÊ
( Nguyễn Đức Tước)
Từ Ba Thê nhớ về xứ Lạng
Tô Thị bồng con hóa đá chờ
Muôn dặm sơn hà chồng đi mãi
Nàng giữ phận tằm – Kiếp nhả tơ

Từ Ba Thê nhớ về xứ Quảng
Vọng phu nàng cũng hóa đá chờ
Biển Đông mong mãi con thuyền nhỏ
Son sắt muôn đời đá trơ trơ

Tiền đồn Ba Thê nhớ về xứ ấy
Có ba ngọn núi đứng dụm đầu
Lập ấp Vọng Thê người ghi dạ
Nàng hiểu: Nơi nầy có quên đâu
Đất nước bao lần người ra trận
Là bấy chia ly- giữ non sông
Người đi mở đất bao hùng tráng
Người ở lòng son tựa biển Đông

Dẫu ở nơi nào vẫn gần nhau
Như ba ngọn núi đứng dụm đầu
Ngàn năm rồi sẽ mòn bia đá
Chẳng mòn tình vợ, nghĩa chồng sâu
Bài thơ cho ta những liên tưởng độc đáo về núi Ba Thê.
Em tìm những liên tưởng đó là gì?
ỐC ĐẢO LUNG LINH
( Phục Hóa)
Không Phải sa mạc mà là biển nước, không phải đại dương mà là đồng bằng. Ban ngày nhìn những căn nhà sàn trên gò đất, sóng xô vách lao xao, từ xa nhìn như con thuyền bé bỏng. Ban đêm, trong ánh trăng non mập mờ đèn dầu qua cửa sổ như chiếc xuồng câu. An Giang quê tôi, mùa nước là cả một vùng ốc đảo lung linh
* SỐNG CHUNG VỚI LŨ ?
Hằng năm, lũ về An Giang là một lẽ bình thường. Qui luật ngàn đời của sông Mê – Kông. Bởi thế An Giang có đặc thù kiến thức với căn nhà sàn cao cẳng. Cao như kiểu nhà rông ở Tây Nguyên. Khác về mục đích là nhà sàn vùng cao nhằm tránh thú dữ, còn ở đây nhằm thích ứng với mùa lũ lên.
Tánh tình lũ bất nhất. Năm hiền, năm dữ. Năm dâng nước lên ít, năm nhiều. Cao độ cố định của căn nhà vẫn bị lũ trở chứng nuốt chửng luôn. Nhà nghèo cất thấp là nạn nhân trước tiên.
Mà sao lạ, ít ai chịu di dời tới nơi an toàn tránh lũ. Người bám miết với căn nhà sàn ngặp nước, sống với lũ suốt mấy tháng trời giữa biển cả mênh mông.
* Cá về
Nước ngập đến đâu, cá tôm tràn đến đó. Có những căn nhà sàn giữa đồng, nước lên đến nửa cột cái. Mọi đồ vật đều kê lên từng ngày. Giường ngủ cũng vậy. Suốt mùa lũ thọc chân xuống là chạm nước, không có đất. Da chân luôn móp xanh lè, thậm chí bị bong do “nước ăn”
Đêm cá tràn vào nhà táp những con gián, thằn lằn chạy lũ…phầm phập dưới gầm giường. Cá lóc ăn rộ, cá trê ăn trầm, cá lóc bông rượt hỗn, cá rô chông chóc..
ỐC ĐẢO LUNG LINH
( Phục Hóa)
ở làng tôi đã xảy ra chuyện thế này…
Đêm ngủ ai cũng thủ sẵn trong mùng một con dao xắt ghém chuối (loại dao bản to, lưỡi dài, rất bén). Dao dành để đêm nghe cá vào nhà, soi đèn chém. Có đêm nhà được 5,7 con cá lóc, cá trê. Lâu ngày làng có thói quen chờ săn cá. Rồi chuyện thương tâm xảy ra…
Khuya đó, người chồng, cô vợ và đứa nhỏ nằm chen chung một mùng. Chồng nằm mé ngoài, vợ giữa, con thì mé trong.
Nước cao hơn mặt sàn 5 tấc. Mấy đêm trước cá vào anh chém được mấy con.
Khuya ấy anh đang chập chờn, anh chợt nghe cá quậy dữ dưới giường. Chồm dậy với lấy con dao, bước nhẹ chân xuống nước, quan sát qua ánh sáng nhập nhòe của ngọn đèn dầu leo lét cạnh vách. Thấy từ gầm gường vọt ra con cá lớn, anh xả dao chém ngay.
Nghe động người vợ thức giấc cùng lúc gào lên:
Con
Nghe đâu nhát dao bị vướng cột chân giường nên chưa đến nỗi sát thương đứa bé… […]
Đoạn trích đã tái hiện lại những nét độc đáo của vùng quê An Giang. Em hãy nêu những nét độc đáo đó.
Các em đã tìm hiểu những tác giả nào có sáng tác
sau năm 1975?
Tác giả: Đỗ Viết Phương, Ngô Khắc Tài, Nguyễn Lập Em,
Trương Công Thuốt, Vũ Đức Nghĩa, Hồ Thanh Điền, Trần
Nhật Tuấn, Phạm Nguyên Thạch
Các em đã được tìm hiểu những tác phẩm nào
trong tiết học này? Hãy giới thiệu bài viết của các
em về địa phương.
Thơ: Doi đất An Giang ( Khuynh Diệp); Vọng Thê;
(Nguyễn Đức Tước);Ốc đảo lung linh ( Phục hóa)
CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Soạn bài tổng kết về từ vựng:
Chuẩn bị các khái niệm để trình bày
Nhóm 1: Từ đơn và từ phức
Nhóm 2: Thành ngữ
Nhóm 3: nghĩa của từ
Nhóm 4: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Luận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)