Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Kỳ | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

VĂN HỌC

THỜI SỰ

ĐỊA PHƯƠNG
A/ PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng đào chưa nhấm đà say.
(Ca dao Quảng Nam)
Thánh địa Mỹ Sơn
GHI CHÚ : 1/ Đông Giang 2/ Tây Giang 3/ Nam Giang 4/ Phước Sơn
5/ Đại Lộc 6/ Thăng Bình 7/ Điện Bàn 8/ Hội An 9/ Quế Sơn 10/ Hiệp Đức 11/ Tiên Phước 12/ Tam Kỳ 13/ Núi Thành 14/ Trà My 15/ Duy Xuyên
Vị trí
địa lý
Quảng
Nam
1
2
3
5
6
7
8
4
9
10
11
12
13
14
15
Đà Nẵng
ThừaThiên-Huế
LÀO
Quảng Ngãi
 
  Tỉnh Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông.
Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam - với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam - được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt” nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước. Không những thế, nói đến Quảng Nam là nói đến mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng đã sinh dưỡng những danh nhân kiệt xuất, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức được tái lập. Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn láng giềng. Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Ngoài ra, với 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch.
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng
Nam chính thức được tái lập. Với vị trí địa lý
của mình, Quảng Nam có điều kiện tương
đối thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh
tế với các địa phương trong cả nước và
nước bạn láng giềng. Quảng Nam còn là
một trong số rất ít địa phương trong cả nước
có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và
quốc lộ, là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế
mở đầu tiên trong cả nước với những chính
sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Ngoài ra, với 2
di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An,
những làng nghề truyền thống đặc sắc và
các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn
nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành kinh
tế du lịch.
Ngũ Phụng Tề Phi có nghĩa là năm con phượng cùng bay lên là danh hiệu do vua Tự Đức phong tặng cho năm vị đại khoa cùng đỗ trong một khoa thi năm 1898, và cùng thuộc tỉnh Quảng Nam, đó là một điều hiếm có trong một tỉnh. Năm vị ấy là:
Tiến sĩ Phạm Liệu (Trường Giang, huyện Điện Bàn)
Tiến sĩ Phan Quang (Phúc Sơn, huyện Quế Sơn)
Tiến sĩ Phạm Tuấn (Xuân Đài, huyện Điện Bàn)
Phó bảng Ngô Lý còn gọi là Ngô Chuân (Cẩm Sa, huyện Điện Bàn)
Phó bảng Dương Hiển Tiến (Cẩm Lậu, huyện Điện Bàn)
Thật ra, đất Quảng Nam xưa còn có Thập Ngũ Phụng Tề Phi trong một khoa thi hương năm 1900 (Canh Tý) có 32 thí sinh đỗ cử nhân trong đó, người Quảng Nam chiếm hết 15 người mà thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng.
VĂN HỌC THỜI SỰ ĐỊA PHƯƠNG
Hội An đất chật, người đông.
Nhân tình thuần hậu, lá bông đủ màu.
( Ca dao Hội An )
Cách thành phố Đà Nẳng (thành phố lớn của miền Trung) khoảng 25km về hướng đông nam, nằm trên bờ sông Thu Bồn và chỉ cách biển Đông 5km, đô thị cổ Hội An gần đây đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều khách tham quan, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thật ra Hội An, mà người phương Tây gọi là Faifo, Haipo, đã được nhắc đến nhiều ở các thế kỷ XVII - XVIII nó còn là một thương cảng quan trọng của Đàng Trong nước Đại Việt dưới quyền kiểm soát của các chúa Nguyễn. Vốn là một cảng biển của vương quốc Chămpa, được gọi tên là Đại Chiêm hải khẩu trên tập bản đồ thời Hồng Đức (thế kỷ XV), nó đã trở thành một thị trấn ven biển của người Việt với tên gọi là Hải Phố có lẽ từ thời Trần. Trên tấm bản đồ Đại Việt công bố năm 1953 Alexandre de Rhodes đã vẽ cửa sông Thu Bồn cạnh đó ghi hai chữ HAIPHO mà sau này người nước ngoài sẽ đọc trệch thành Faifo, Haipo. Vào đầu thế kỷ XVI (từ 1516) người Bồ Đào Nha đã đến khảo sát vùng biển Hội An, và thương nhân của họ là những người nước ngoài đầu tiên đến buôn bán với nhân dân Đàng Trong (từ 1540). Tiếp theo đó là những thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp..., những nhà truyền giáo người Ý, Bồ, Pháp, Tây Ban Nha... trong đó có giáo sĩ Pháp nổi tiếng A.De Rhodes.
Trên thực tế Hội An ở những thế kỷ trước đã từng là một thương cảng lớn của miền Đông Nam Á và một trung tâm quan trọng của công cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hoàn cảnh xã hội và điều kiện thiên nhiên biến động nhiều : chiến tranh giữa Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn đã tàn phá Hội An dữ dội, các con sông đổi dòng, cửa sông Thu Bồn bị phù sa bồi lấp, thuyền bè ra vào khó khăn, một cảng biển mới hình thành ở Đà Nẳng nơi cửa sông Hàn. Từ đó Hội An chỉ còn là một phố nhỏ hiền lành trầm mặc soi mình trên dòng sông biếc xanh. Đầu những năm 80 của thế kỷ này Hội An được phát hiện lại như là một trong những đô thị cổ quý báu còn lại của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
B/ GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TÁC PHẨM ĐỂ HỌC SINH THAM KHẢO:
- Thân thế:
Trần Quý Cáp sinh năm 1870 Quê tại Thai La, Bất Nhị, Điện Bàn; vì chống Pháp nên bị Pháp chém năm 1908.

Tác phẩm chính:
Hoàn binh quy trận, Lương ngọc danh sơn, Trúc bách hoành sơn...
Thân thế:
Phạm Phú Thứ (Trúc Đường, Giá Viên...); sinh năm 1820 tại Điện Trung, Điện Bàn mất năm 1880.


- Tác phẩm chính:
Giá Viên toàn tập, Tây phù thi lục, Tây hành nhật ký...
Thân thế:
Phan Chu Trinh sinh năm 1872 mất năm 1926, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, quê Tiên Phước.

-Tác phẩm chính:
Giai nhân kỳ ngộ, Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca I & II, Xăng-tê thi tập...
Thân thế:
Trần Cao Vân sinh năm 1886, quê quán Điện Bàn. Mất năm 1916 là một chí sĩ yêu nước chống Pháp và bị Pháp chém.


-Tác phẩm chính:
Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/11/1907 tại Phú Thứ, Đại Quang, Đại Lộc; mất ngày 21/11/1967.

Tác phẩm chính: “Huế đẹp và thơ” (thơ 1939) – “Cô gái Kim Luông”... Có nhiều bài đăng trên các báo như Nam Phong, Phong Hoá...

Thân thế:
Phan Khôi hiệu Chương Dân sinh năm 1887 mất năm 1960, quê quán Bảo An, Điện Bàn .


-Tác phẩm chính:
Chương Dân thi thoại
Thân thế:
Hằng Phương sinh năm 1908 mất năm 1983 quê Quế Sơn.

-Tác phẩm chính:
Hương xuân (1942), Mùa gặt (1961), Hương đất mới (1974)
Thân thế:
Bùi Giáng sinh năm 1926 mất năm 2005 quê Duy Xuyên.
-Tác phẩm chính:
Nỗi lòng Tô Vũ
Thân thế:
Phan Tứ tên thật là Lê Khâm sinh năm 1930 mất năm 1995; quê quán Quế Phong, Quế Sơn.

Tác phẩm chính:
Một ngày bên đồn địch (1957), Bên kia biên giới (1958 – 1978 ), Mẫn và tôi ( 1972, 1975...)
Thân thế:
Võ Quảng sinh năm 1920 mất năm 2003 quê Thượng Phước, Đại Hoà, Đại Lộc .

-Tác phẩm chính:
Quê nội (1974), Tảng sáng (1970), Anh đom đóm (thơ)...
Thân thế:
Võ Quảng sinh năm 1920 mất năm 2003 quê Đại Hoà, Đại Lộc .

-Tác phẩm chính:
Quê nội (1974), Tảng sáng (1970), Anh đom đóm (thơ)...
Thân thế:
Võ Quảng sinh năm 1920 mất năm 2003 quê Đại Hoà, Đại Lộc .

-Tác phẩm chính:
Quê nội (1974), Tảng sáng (1970), Anh đom đóm (thơ)...
Thân thế:
Võ Quảng sinh năm 1920 mất năm 2003 quê Thýợng Phýớc, Đại Hoà, Đại Lộc .

-Tác phẩm chính:
Quê nội (1974), Tảng sáng (1970), Anh đom đóm (thõ)...
Thân thế:
Thạch Lam sinh năm 1910 tại Hà Nội, quê quán Cẩm Phô, Hội An; tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.


Tác phẩm chính:
Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc...
Nhà văn lão thành xứ Quảng Nguyễn Văn Xuân, qua đời vào lúc 21 giờ 30 ngày 04 tháng 7 năm 2007 tại nhà riêng trong hẻm đường Thái Phiên Đà Nẵng. Ông sinh năm 1921 tại làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. Trước 1975 viết văn, dạy học tại các trường trung học tư thục Đà Nẵng, Đại Học Văn Khoa Huế và sau nầy ở Đại Học Đà Nẵng.

- Thân thế:
Nguyễn Thành Long sinh năm 1925 tại Duy Xuyên; mất năm 1991 tại Hà Nội.


Tác phẩm chính:
Giữa trong xanh, Lý Sơn mùa tỏi, Lặng lẽ Sa Pa...


Thân thế:
Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng sinh năm 1935 mất năm 2003 quê Duy Xuyên.

-Tác phẩm chính:
Bài ca chim Chơ -rao, Tre xanh...
Thân thế:
Trinh Đường tên thật là Trương Đình sinh năm 1919 quê Đại Thắng, Đại Lộc.
-Tác phẩm chính:
Hoa gạo (1960), Thuỷ triều (1973), Phượng hoàng con (1975)
Thân thế:
Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến sinh ngày 12/8/1941 tại Minh An, Hội An; hi sinh ngày 1/5/1971 tại Duy Tân, Duy Xuyên.
- Tác phẩm chính:
Gió lộng từ Cửa Đại, Nhật ký Chu Cẩm Phong...

Thân thế:
Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành... tên thật là Nguyễn Ngọc Báu sinh năm 1932 quê Thăng Bình - Hội An (?)
- Tác phẩm chính:
Đất nước đứng lên (1956), Rừng xà nu (1965), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969)...
Thân thế:
Huỳnh Quang Gia bút danh khác Hoàng Gia, Hoà Giang... Sinh năm 1933 tại Hà Mật, Điện Phong, Điện Bàn.


Tác phẩm chính:
Chạm vào nỗi nhớ...
Thơ in trên nhiều báo và tạp chí.


- Thân thế:
Ngô Thị Kim Cúc, bút danh khác Vô Ưu sinh năm 1951 tại Quảng Nam.


- Tác phẩm chính:
Vị ngọt hoà bình (1981), Sắc biển (1984), Vết cháy (1985)...

Thân thế:
Vũ Minh ( Trực Ngôn, Tiểu Dân, Lý Anh Minh...) tên khai sinh Phạm Quang Tại, sinh năm 1924 tại Hội An

- Tác phẩm chính:
Âm vang lòng biển (1984), Tuyển thơ Vũ Minh
Thân thế:
Nguyễn Miên Thượng tên khai sinh Nguyễn Văn Sinh; sinh năm 1947 tại Hội An.



- Tác phẩm chính:
Cố quận ngày về
( thơ 1973 ), Tình yêu và màu nắng ( thơ 1996 )
- Thân thế:
Đinh Trầm Ca tên khai sinh Mạc Phụ; sinh năm 1943 tại Tân Mỹ, La Qua, Điện Bàn.



- Tác phẩm chính:
Khúc ca trôi dạt ( 1991 )

Thân thế:
Tường Linh tên khai sinh Nguyễn Linh; sinh năm 1931 tại thôn Trung Hạ làng Trung Phước xã Quế Trung huyện Quế Sơn.

Tác phẩm chính:
Nghìn khuya (thơ 1965), Thu đi từ đó (thơ 1972), Chung dòng (thơ - hai tác giả - 1998) ...

- Thân thế:
Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 quê quán Bình Quế, Thăng Bình.

Tác phẩm chính:
Đã in trên 60 tác phẩm hầu hết là truyện dài viết về đề tài thanh thiếu nhi.

- Thân thế:
Vũ Đức Sao Biển bút danh khác Đồ Bì, tên thật Võ Hợi; sinh năm 1948 tại Bàn Thạch, Duy Vinh, Duy Xuyên.

Tác phẩm chính:
Thơ in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập...

Thân thế:
Phùng Tấn Đông sinh năm 1960 tại Cẩm Hà, Hội An .

Tác phẩm chính:
Miền mây trắng (thơ in chung – 1994) và nhiều bài thơ in trên các tạp chí, báo, thi tuyển...
Chúng ta có thể tìm
thấy rất nhiều nhà thơ, nhà
văn Đất Quảng, nhưng
khuôn khổ tiết học có hạn.
Các em nên tiếp tục
sưu tầm để hiểu nhiều hơn
cái nôi văn hoá của
quê hương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Kỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)