Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Thành | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

nhiệt liệt chào mừng quý thầy, cô
đến dự giờ ngoại khóa ngữ văn 9
TRƯỜNG THCS THANH QUAN
Chương trình
địa phương phần Văn
Giới thiệu tác giả,tác phẩm Hà Nội từ năm 1975 đến nay
Thực hiện: Tổ 4 - Lớp: 9A1 GVHD: Dư Lan Anh
NGUYỄN KHẢI
- Tên thật là Nguyễn Mạnh Khải
- Sinh ra ở Hà Nội, quê cha của ở Nam Định.
- Nguyễn Khải là một nhà văn quân đội sinh ra tại Hà Nội.
- Nguyễn Khải là một nhà văn giàu sáng tạo, rất nhạy bén trước hiện thực cuộc sống.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Mùa lạc” (1960), Gặp gỡ cuối năm, Chủ tịch huyện, ….
Nhà văn Nguyễn Khải
(1930 – 2008)
BĂNG SƠN
- Tên thật là Trần Quang Bốn
- Quê gốc ở Bình Lục (Hà Nam), nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Cẩm Giàng (Hải Dương) rồi lập nghiệp tại Hà Nội.
Băng Sơn bắt đầu sự nghiệp văn chương khá sớm và đặc biệt nổi tiếng với những trang viết về Hà Nội.
- Ông từng nhận được nhiều giải thưởng như: Giải Hội Nhà văn Việt Nam về thiếu nhi; giải báo Nhi Đồng; giải viết về "Hà Nội nghìn năm" của báo Hà Nội Mới; giải về kịch của Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, …
Năm 2009, ông được đề cử ở hạng mục Giải thưởng lớn thuộc giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội".
- Tác phẩm chính : Thú ăn chơi người Hà Nội (4 tập)
Nhà văn Băng Sơn
(1932 - 2010)
THẠCH LAM
Tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân
Ngoài bút danh Thạch Lam, còn có bút danh Việt Sinh
- Sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở Quảng Nam.
Ông là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn.
- Tác phẩm chính : Hà Nội băm sáu phố phường
Nhà văn Thạch Lam
(1910 – 1942)
NGUYỄN ĐÌNH THI
- Ông sinh ở Luông Pra Băng (Lào). nguyên quán ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội.
- Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình.
Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm chính : Đất nước (thơ,1948-1955), Người Hà Nội (nhạc, 1947).
Nguyễn Đình Thi
(1924 – 2003)
XUÂN QUỲNH
- Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Quê ở làng La Khê, Hà Tây (nay là Hà Nội).
Nhà thơ xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.
Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
- Kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, sau khi ly hôn kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ.
Mất trong một tai nạn giao thông ở Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ 13 tuổi.
- Tác phẩm chính : Thuyền và biển, Sóng, …
Nhà thơ Xuân Quỳnh
(1942 - 1988)
TÔ HOÀI
Tô Hoài sinh phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy).
- Lớn lên ở quê nội Thanh Oai, Hà Tây (Hà Nội).
- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp. Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý.
Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo.
- Tác phẩm chính : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Truyện Tây Bắc (1953),Chuyện cũ Hà Nội …
Nhà văn Tô Hoài
(1930 – 2008)
DOÃN KẾ THIỆN
- Các bút hiệu Sở Bảo, Long Thành, Bất Ác, Sơn Vân.
- Quê xã Ngọc Mỹ huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội,
- Là nhà văn hóa nổi tiếng (nhà báo, dịch giả chữ Hán, người nghiên cứu Hà Nội học), một nhà nho hoạt động cách mạng, từng là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội.
- Trong giai đoạn 1914 đến 1920 ông bước vào làng báo, viết cho Nam phong tạp chí, Trung Bắc tân văn, Thực Nghiệp, Khai hóa, Mới, Trung Bắc chủ nhật v.v.
- Tác phẩm chính : Hà Nội cũ (NXB Đời mới Hà Nội, 1943)
Nhà văn Doãn Kế Thiện
(1891-1965)
NGUYỄN TUÂN
- Bút danh : Thanh Hà, Nhất Lang, Tuấn Thừa Sắc.
- Quê ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
- Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt
- Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
- Tác phẩm chính : Vang bóng một thời (1940), Tùy bút Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972),…
Nhà văn Nguyễn Tuân
(1910 - 1987)
PHAN THỊ THANH NHÀN
- Sinh ra tại Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Bà làm thơ từ sớm, đầu những năm 1960 đã có thơ đăng báo.
- Năm 1969, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ.
- Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005.
- Ngoài làm thơ, bà còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi.
- Phan Thị Thanh Nhàn được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Tác phẩm chính: Tháng giêng hai (thơ, 1969), Hương thầm (thơ,1973),…
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
(Sinh năm 1947)
MA VĂN KHÁNG
- Tên thật là Đinh Trọng Đoàn
- Sinh tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học trường Sư phạm Thái Nguyên.
Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động.
- Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này.
- Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
Nhà văn Ma Văn Kháng
(1930 – 2008)
MAI THỤC
- Tên đầy đủ : Mai Thị Thục
- Quê : Ý Yên - Nam Định
- Tuổi nhỏ cùng mẹ tản cư tại chiến khu Việt Bắc. Thân phụ từng sống tại Pháp, trở về Việt Nam năm 1945 đi bộ đội chống thực dân Pháp. - Nguyễn Khải là một nhà văn giàu sáng tạo, rất nhạy bén trước hiện thực cuộc sống.
Năm 1995 là Tổng biên tập báo Phụ Nữ Thủ Đô đến cuối năm 2003 nghỉ hưu.
Từ 2004 đến nay Mai Thục là giảng viên Văn hóa Hà Nội tại Đại học Thăng Long.
Tác phẩm chính : Hương đất Hà Thành, Tinh hoa Hà Nội
Nhà văn Mai Thục
(Sinh năm 1950)
VŨ BẰNG
- Tên thật là Vũ Đăng Bằng.
- Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, quê gốc ở Hải Dương.
- Các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm...
- Là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam.
- Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút kí,...
- Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động Cách mạng.
- Ngày 13 tháng 2 năm 2007, Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm chính : Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972),…
Nhà văn Vũ Bằng
(1913 - 1984)
QUANG DŨNG
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Thành phố Hà Nội).
- Là một nhà thơ Việt Nam.
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
- Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ.
Nhà thơ Quang Dũng
1921 - 1988
VŨ NGỌC PHAN
- Sinh ra tại xã Đông Lão, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.
- Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam.
- Ông nguyên Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Bắc Bộ (trước 1945), nguyên ủy viên Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa, nguyên Tổng thư ký và Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
- Tác phẩm chính : Chuyện Hà Nội (bút kí).
Nhà văn Vũ Ngọc Phan
(1902-1987)
VŨ ĐÌNH LIÊN
- Là một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam.
- Sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở Hải Dương.
- Ông đỗ tú tài năm 1932.
- Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau vào làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.
- Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
- Tác phẩm chính : Ông đồ (đăng trên báo Tinh Hoa, 1936)
Nhà thơ Vũ Đình Liên
(1913 – 1996)
TÚ MỠ
- Tên thật: Hồ Trọng Hiếu.
- Là một nhà thơ trào phúng Việt Nam.
- Sinh tại phố Hàng Hòm (Hà Nội), trong một gia đình lao động nghèo ở thành thị (tiểu thủ công).
- Năm 1932, tham gia vào nhóm tự lực văn đoàn.
- Tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, Tú Mỡ lên chiến khu, tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc.
- Năm 1957, được bầu Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, và làm Ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm chính: Bút chiến đấu (thơ, 1960), Đòn bút (thơ, 1962), Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970), Thơ Tú Mỡ (tập thơ tuyển, 1971), …
Nhà thơ Tú Mỡ
(1900 - 1976)
BẰNG VIỆT
- Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng
- Nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội).
- Là một nhà thơ Việt Nam.
- Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
- Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).
- Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do công việc.
- Tác phẩm chính : Hương cây - Bếp lửa (thơ, 1963), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ.
Nhà thơ Bằng Việt
(Sinh năm 1941)
TẢN ĐÀ
- Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu,
- Là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.
- Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
- Sinh tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ (tức Kim Lũ) huyện Thanh Trì - Hà Nội.
- Ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
- Tác phẩm chính : Khối tình con I (thơ, 1916), Khối tình con II (thơ, 1916), Giấc mộng con I (văn, 1917), Giấc mộng con II (văn, 1932),…
Nhà thơ Tản Đà
(1889 - 1939)
PHẠM DUY TỐN
- Sinh tại nhà số 54 đường Felloneau (nay là phố Hàng Dầu), Hà Nội. Nguyên quán ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
- Bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.
- Là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20.
- Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ.
- Truyện ngắn Sống chết mặc bay! của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam.
Nhà văn Phạm Duy Tốn
(1881 - 1924)
NGUYỄN VĂN VĨNH
- Sinh tại nhà số 46, phố Hàng Giấy, Hà Nội. Nhưng quê gốc của ông xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch Việt Nam đầu thế kỷ 20.
- Khi viết, ông ký nhiều bút hiệu: Tân Nam Tử, Quan Thành, Tông Gia, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan
- Vì quá nghèo, cha mẹ ông phải bỏ làng quê ra ở nhờ nhà bà nghè Đại Gia (tức ông nghè Phạm Huy Hổ) ở phố Hàng Giấy kiếm sống, và rồi sinh ông tại đây.
- Tác phẩm chính : Xét tật mình (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 6), Phận làm dân (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 48)
Nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh
(1882 - 1936)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)