Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Thành |
Ngày 08/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo đến dự chuyên đề của lớp 9A1
Chương trình địa phương phần văn học
Chủ đề
Các tác giả, tác phẩm từ năm 75 đến nay về Hà Nội
1.Nguyễn Trương Quý
Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội, lứa học sinh thứ hai tiếp nhận “cải cách giáo dục” thời đầu những năm 1990. Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc. Hiện làm biên tập viên, dịch sách, thiết kế đồ họa, vẽ tranh và viết báo.
TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI HÀ NỘI
TIỂU LUẬN, 2004
“Không ngơi nghỉ, không phút nào như phút nào, ngày hôm nay Hà Nội sống hối hả, như cuống quýt giành lại những năm tháng chậm chạp đã qua."Cuốn sách này giới thiệu với bạn đọc những nét đặc trưng về Hà Nội với những nội dung như: Phố cổ, Hồ Gươm.. trong không gian Hà Nội; Hà Nội: Văn hoá công viên; Hà Nội: Chợ trong chợ; Hà Nội nhìn từ các đô thị vệ tinh vùng Bắc Bộ; Tự nhiên như người Hà Nội; Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí...
TẢN VĂN, 2010
Cuốn sách này là cuốn thứ ba trong bộ ba sách về Hà Nội của tác giả Nguyễn Trương Quý. Cuốn đầu – Tự nhiên như người Hà Nội – là những quan sát và tìm hiểu về hình thái đô thị, làm rõ đặc trưng không gian rất đặc biệt của Hà Nội. Cuốn thứ hai – Ăn phở rất khó thấy ngon – là chân dung về con người trong thành phố ấy, đặc biệt tập trung vào lối sống của giới viên chức văn phòng, mang những nét hài hước.
Cuốn sách này, như tên gọi của nó, Hà Nội là Hà Nội, là cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa ở một thành phố tưởng như đã định hình nét văn hóa mà vẫn liên tục phải gọt giũa.
2.Nhà văn Băng Sơn
Băng Sơn tên thật là Trần Quang Bốn, (18 tháng 12 năm 1932-3 tháng 9 năm 2010), quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; là nhà văn chuyên viết về Hà Nội. Ông là Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội, Hội văn hóa dân gian Hà Nội,...
1.Cuộc đời và sự nghiệp:
Băng Sơn sinh ra tại thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; quê mẹ ở làng Sét, huyện Thanh Trì, Hà Nội; Sống, học tập và làm việc ở Hà Nội từ năm 1947, sự nghiệp văn chương của ông khởi nghiệp ở đất Hà Thành từ năm 1949 lúc 17 tuổi (bài thơ đầu tiên đăng trên báo) và đã có rất nhiều bài viết được đăng báo từ thuở đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Băng Sơn bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực viết văn, theo ông: "Thơ không nói hết được bao điều cần nói, nên cần phải viết văn xuôi". Sau khi tự thể nghiệm qua nhiều thể loại, ông tập trung vào thể loại tùy bút. Ông tự đánh giá: "Tùy bút gần gũi với thơ; và thơ biểu đạt xúc cảm về đời sống là chính, và viết một bài tùy bút xong, không mất quá nhiều công phu như tiểu thuyết hay truyện ngắn".
Năm 1997, Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản tùy bút "Đường vào Hà Nội", dày 350 trang, bao gồm 40 tùy bút.
Ông là một Nhà văn chuyên viết về Hà Nội và là tác giả của nhiều tập tùy bút, bài văn được nhiều người yêu thích, hàng loạt các tác phẩm viết về Hà Nội của ông đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: Thú ăn chơi người Hà Nội (4 tập), Dòng sông Hà Nội, Nghìn năm còn lại, Nước Việt hồn tôi, Đường vào Hà Nội, Phập phồng Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường, v.v...
Ông qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội ngày 3 tháng 9 năm 2010 (vào 8 giờ 15 phút); hưởng thọ 78 tuổi. Ông ra đi, để lại nhiều dự định viết về Hà Nội dang dở mà ông đã ấp ủ trong trái tim...
Tổng số các tác phẩm của Băng Sơn bao gồm tùy bút và đoản văn là khoảng 3.000 tác phẩm, trong đó có tới 95% đã được đăng tải hoặc in tuyển tập, nhất là các tùy bút viết về Hà Nội...
Thú ăn chơi Người Hà Nội
Một Hà Nội thanh lịch, hào hoa trong tâm trí của những người con thủ đô và của cả những ai một lần hoặc thậm chí chưa từng đặt chân lên mảnh đất này còn thể hiện ở thú chơi tao nhã và đậm đà chất kinh kỳ. Tuỳ bút của Băng Sơn đã tái dựng trước mắt người đọc một Hà Nội “nghèo vẫn sang, vất vả vẫn ung dung”, nhất là trong nghệ thuật chơi nhiều công phu.
3.Nhà văn Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại Hà Nội) tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học trường Sư phạm Thái Nguyên. Ông từng là giáo viên cấp hai, dạy môn Văn ở một tỉnh tại Việt Bắc. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.
Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này.
Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ.
Tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" của nhà văn Ma Văn Kháng là một tác phẩm đặc sắc, đã được dàn dựng thành phim "Mùa lá rụng". Tác phẩm viết về cuộc sống và các thành viên một gia đình, qua đó thấy được nhiều mặt của xã hội. Tác phẩm đã giúp cho nhà văn Ma Văn Kháng đoạt giải B của hội nhà văn năm 1986. Mời các bạn cùng thưởng thức tác phẩm: Người phụ nữ vừa xong xóc mắng yêu ông chồng ngộc nghệch, vừa đưa tay bứt mạnh hàng khuy, mở bung cái áo măng tô san khoác ngoài, vứt lên lưng ghế, rồi ngửa cái đầu, lắc lắc mái tóc uốn điện đã duỗi dài trong một điệu bộ con gái hết sức trẻ trung.
"... Cái khuynh hướng củng cố gia đình, gia tộc, theo con, nó thể hiện một sự phản ứng, chống lại cái vô đạo lý lúc này đang có nguy cơ trở thành một năng lượng tàn phá. Không hiểu có phải vì không khí tết nhất gợi nhớ không mà con thấy sao lúc này cái ý nghĩa thiêng liêng của gia đình, tổ tiên lại gia tăng lên đến mức kỳ lạ thế. Gia đình, hình như đó mới là nơi con người cố thủ để bảo vệ phẩm giá mình... Xã hội đang có bước chuyển. Con người đang đứng trước sự lựa chọn: Trở nên tốt đẹp và có thể phải chịu sự khổ sở về vật chất hay là đểu giả, tàn bạo mà sống sung sướng về mặt vật chất..."
“… Ở đây có thể nghe thấy dép lê của khách bộ hành, tiếng trục xe ba gác lăn khục khịch, cót két bên vệ đường. Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm gọi gió đùa. Mùa đông cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất… Ở đây, lúc này tất cả dường như đã ổn thỏa, ngay ngắn, trật tự, không còn phải lo toan, sắp xếp hoặc bàn bạc, cũng chẳng phải tính toán nghĩ suy, hoặc đề phòng một tai biến nào đó có thể bất thình lình xảy ra.”
4.Tác Giả
Thạch Lam
Thạch Lam (1909 - 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
1.Cuộc đời:
Thạch Lam, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.
Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam).
Ông bà Nhu có tất cả bảy người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).
Một lần từ Cẩm Giàng lên Hà Nội tiếp tế tiền gạo cho hai con học tập, ông Nhu gặp lại người lãnh đạo cũ là viên Công sứ Hải Tường, mời sang Sầm Nứa (Lào) để làm thông ngôn cho ông. Gặp năm lũ lụt, mất mùa, buôn bán ế ẩm nên ông Nhu nhận lời ngay. Ngày 31 tháng 7 năm 1917, ông Nhu đi nhưng chỉ làm được tám tháng, thì ông mắc bạo bệnh qua đời (1918). Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con...
Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con này, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ.
Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng...
Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.
Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.
Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng “nhà cây liễu” là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát...
Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.
Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một gái) trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
2.Hà Nội ba mươi sáu phố phường:
Hà Nội ba mươi sáu phố phường của Thạch Lam được đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội. Xét trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam, đây cũng là một áng văn đẹp thể hiện rất rõ phong cách tâm hồn ông. Phó Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, phụ trách Ban văn học hiện đại, Viện Văn học Việt Nam nói: "Đặt trong bối cảnh đương thời thì Hà Nội băm sáu phố phường là một tác phẩm rất có ý nghĩa. Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 70 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội băm sáu phố phường vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được". Có lẽ Hà Nội ba mươi sáu phố phường là tập bút ký cuối cùng trước khi ông qua đời vì bệnh lao. Bạn đọc có thể tìm thấy trong những đoạn trích sau đây những nhận xét rất tinh tế về những gì diễn ra trên đường phố Hà Nội và cũng là những chứng cứ lịch sử của một thời đã qua.
5.Mai Thục
Tên đầy đủ: Mai Thị Thục.
Ngày tháng năm sinh: 15-3-1950.
Nơi sinh: Chiến khu Đông Triều.
Quê quán: Ý Yên- Nam Định.
Tuổi nhỏ cùng mẹ tản cư tại chiến khu Việt Bắc. Thân phụ từng sống tại Pháp, trở về Việt Nam năm 1945 đi bộ đội chống thực dân Pháp.
Hiện cư ngụ tại phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong cuộc đời làm báo, Mai Thục có cơ may được đặt chân tới khắp mọi miền đất nước Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và được đến thăm các nước: Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan. Cuộc đời cầm bút của Mai Thục là hành trình tự khám phá chính mình, để từ đó, hiểu thân phận con người và cả nhân loại đã sống và đã chết như thế nào?
Tinh hoa Hà Nội được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản lần đầu tiên năm 1998. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin tái bản Tinh Hoa Hà Nội, kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp, cái Thiện, Tinh hoa Hà Nội đã gặp được những tâm hồn đồng cảm, những tiếng nói khích lệ của bạn đọc trong, ngoài nước. Điều đó đã thôi thúc tác giả tiếp tục lặng lẽ đi tìm, như người nhẫn nại đãi cát tìm vàng…
Tinh hoa Hà Nội là sự tỏa hương sức sống của một Hà Nội bình dân và một Hà Nội bác học, tiếp nối với một Hà Nội văn hiến, trong cuộc gặp gỡ đầy ngẫu hứng giữa tác giả và những con người đang sống giữa phố phường Hà Nội hôm nay. Vì thế cấu trúc của tinh hoa Hà Nội là một cấu trúc mở, không theo thứ tự bằng cấp, chức vụ, giàu nghèo và hệ thống nghiên cứu áp đặt.
Về cơ bản, Tinh hoa Hà Nội, đã sáng tạo được những nhóm người, những cảnh quan, những tư tưởng triết lí…thành một khối tinh hoa của Hà Nội, của dân tộc, trong đó có cả “một thế giới tâm linh huyền diệu” qua những đền chùa bao quanh Hà Nội …Và những linh hồn liệt sỹ thế kỷ XX, những bà mẹ liêu xiêu tìm chồng, khóc con trong phố vắng, những người vợ liệt sỹ lặng thầm trong ngõ nhỏ rêu phong, thờ chồng nuôi con…
Mười lăm năm (1990-2005), “một thân Kiều” chìm nổi mò châu ngọc, giờ đây Tinh hoa Hà Nội đã “hòa nhịp cùng trái tim nhân loại” qua Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX (Bằng Việt tuyển dịch – Nxb Văn học, 2005) để trái tim Hà Nội- Việt Nam bay khắp địa cầu: “Trái timn trải những vòng sóng gợn/ Lan truyền đi mãi mãi đến tương lai” (Bằng Việt).
6.Vũ Bằng
1.Tiểu sử:
Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.
Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội, nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4, năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 70 tuổi. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2.Sự nghiệp văn chương:
Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…Và có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất.
Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lãnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.
Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).
Ông viết về Miếng ngon Hà Nội là viết về chính đời mình: “Miếng ngon Hà Nội, vì thế, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn...”.
Mỗi món ăn là một thiên bút ký, 15 món trong sách “Miếng ngon Hà Nội” được nhà văn mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, đều là các món “quốc hồn, quốc túy” mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm: đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
7.Thái Thăng Long
Tiểu sử:
Tên thật: Thái Gia Trí
Sinh năm: 1950
Nơi sinh: sinh ở Đội Cấn, Ba Đình, gia tộc Hà Nội chính gốc 6 đời
Bút danh: Thái Thăng Long
Thể loại: thơ, truyện ngắn
Ông vào chiến trường B2 - Nam bộ, trở thành chiến sĩ đặc công với nhiều thành tích.Nhưng công chúng biết nhiều đến ông lại là từ những bài thơ viết về Hà Nội, những ca khúc về Hà Nội phổ thơ ông
Yêu Hà Nội
Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
Có một Hà Nội ngây ngất nắng
Có một Hà Nội run run heo may
Có một Hà Nội hoa đào tươi hồng rạng rỡ
Có một Hà Nội ngàn năm dấu ngựa
Có một Hà Nội Bích Câu, Quốc Tử Giám... Thiêng liêng
Có một Hà Nội lặng lẽ chiều Tây Hồ sương khói
Có một Hà Nội lá sấu rắc vàng đường Điện Biên
Có một Hà Nội vắng em
Vắng em bên anh tinh quái
Có một Hà Nội lạnh giá đường Giảng Võ
Có một Hà Nội làng hoa Ngọc Hà và em đứng đó
Chầm chậm trở về trong mỗi giấc mơ
Chầm chậm đến với những câu thơ
Chầm chậm đời mình cho ngày xuân tới
Và anh
Tình yêu Hà Nội lại theo về...
8.Trần Đăng Khoa
Trần Ðăng Khoa nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên tám tuổi với những bài thơ giản dị, ngộ nghĩnh viết về những điều quanh mình. Gần đây, anh lại gặt hái được thành công trong lĩnh vực phê bình khi viết chân dung văn học bằng một giọng văn hài hước nhưng thâm thúy.Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).Trần Ðăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ còn viết phê bình văn học.
Tác phẩm chính
Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài.
Tự bạch
"Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở thành nhà thơ khoác áo lính. Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể hiểu nổi? Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm.Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con.Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự".
9.Hà Minh Đức
Ẩn tiểu sử tác giả:
Hà Minh Đức (1935-) nguyên Viện trưởng Viện Văn học, nguyên chủ nhiệm Khoa báo chí Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1957. Từ năm 1957 đến nay ông công tác giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng bộ môn lý luận văn học; Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn; Chủ nhiệm Khoa Báo chí.
Từ 1995 đến tháng 2 năm 2003 ông kiêm nhiệm công tác tại Viện Văn học, là Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học. Ông còn giữ các chức vụ như thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc (từ 1998); Ủy viên Hội đồng lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (từ tháng 9 năm 2003); Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.
10.Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng.
Sống mãi với Thủ đô viết về giai đoạn lịch sử gần đây, một quá khứ gần với sự biến Hà Nội trong đêm nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào cuối năm 1946. Nguyễn Huy Tưởng dự định dựng lại toàn bộ cuộc chiến đấu kéo dài sáu mươi ngày đêm của quân dân Hà Nội trong hai tập nhưng ông đã không kịp hoàn thành dự định của mình. Tuy Sống mãi với Thủ đô mới dừng lại ở tập một nhưng tác phẩm vẫn bộc lộ một sự hoàn chỉnh nhất định, vẫn có sức cuốn hút của một tiểu thuyết thực thụ.Với Sống mãi với Thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ thành công trong phục dựng không khí bi tráng của lịch sử mà cả trong biểu đạt thế giới tâm hồn phức tạp, tinh tế của những nhân vật trong quá khứ, đưa tất cả trở thành sống động, như đang tái sinh trong đối thoại, tranh luận với người đọc ở thì hiện tại, mang ý nghĩa nhân bản, ca ngợi lòng yêu nước và sự sống con người. Với ngòi bút hào hoa, mẫn cảm, Nguyễn Huy Tưởng đã diễn tả được những nét sang trọng, lịch sự của người Hà Nội, sang trọng, lịch sự mà vẫn yêu nước, ghét chiến tranh, điều đó làm nên hương vị và màu sắc riêng, không lẫn với những bộ tiểu thuyết cùng thời.
SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và và các bạn
các thầy cô giáo đến dự chuyên đề của lớp 9A1
Chương trình địa phương phần văn học
Chủ đề
Các tác giả, tác phẩm từ năm 75 đến nay về Hà Nội
1.Nguyễn Trương Quý
Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội, lứa học sinh thứ hai tiếp nhận “cải cách giáo dục” thời đầu những năm 1990. Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc. Hiện làm biên tập viên, dịch sách, thiết kế đồ họa, vẽ tranh và viết báo.
TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI HÀ NỘI
TIỂU LUẬN, 2004
“Không ngơi nghỉ, không phút nào như phút nào, ngày hôm nay Hà Nội sống hối hả, như cuống quýt giành lại những năm tháng chậm chạp đã qua."Cuốn sách này giới thiệu với bạn đọc những nét đặc trưng về Hà Nội với những nội dung như: Phố cổ, Hồ Gươm.. trong không gian Hà Nội; Hà Nội: Văn hoá công viên; Hà Nội: Chợ trong chợ; Hà Nội nhìn từ các đô thị vệ tinh vùng Bắc Bộ; Tự nhiên như người Hà Nội; Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí...
TẢN VĂN, 2010
Cuốn sách này là cuốn thứ ba trong bộ ba sách về Hà Nội của tác giả Nguyễn Trương Quý. Cuốn đầu – Tự nhiên như người Hà Nội – là những quan sát và tìm hiểu về hình thái đô thị, làm rõ đặc trưng không gian rất đặc biệt của Hà Nội. Cuốn thứ hai – Ăn phở rất khó thấy ngon – là chân dung về con người trong thành phố ấy, đặc biệt tập trung vào lối sống của giới viên chức văn phòng, mang những nét hài hước.
Cuốn sách này, như tên gọi của nó, Hà Nội là Hà Nội, là cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa ở một thành phố tưởng như đã định hình nét văn hóa mà vẫn liên tục phải gọt giũa.
2.Nhà văn Băng Sơn
Băng Sơn tên thật là Trần Quang Bốn, (18 tháng 12 năm 1932-3 tháng 9 năm 2010), quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; là nhà văn chuyên viết về Hà Nội. Ông là Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội, Hội văn hóa dân gian Hà Nội,...
1.Cuộc đời và sự nghiệp:
Băng Sơn sinh ra tại thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; quê mẹ ở làng Sét, huyện Thanh Trì, Hà Nội; Sống, học tập và làm việc ở Hà Nội từ năm 1947, sự nghiệp văn chương của ông khởi nghiệp ở đất Hà Thành từ năm 1949 lúc 17 tuổi (bài thơ đầu tiên đăng trên báo) và đã có rất nhiều bài viết được đăng báo từ thuở đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Băng Sơn bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực viết văn, theo ông: "Thơ không nói hết được bao điều cần nói, nên cần phải viết văn xuôi". Sau khi tự thể nghiệm qua nhiều thể loại, ông tập trung vào thể loại tùy bút. Ông tự đánh giá: "Tùy bút gần gũi với thơ; và thơ biểu đạt xúc cảm về đời sống là chính, và viết một bài tùy bút xong, không mất quá nhiều công phu như tiểu thuyết hay truyện ngắn".
Năm 1997, Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản tùy bút "Đường vào Hà Nội", dày 350 trang, bao gồm 40 tùy bút.
Ông là một Nhà văn chuyên viết về Hà Nội và là tác giả của nhiều tập tùy bút, bài văn được nhiều người yêu thích, hàng loạt các tác phẩm viết về Hà Nội của ông đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: Thú ăn chơi người Hà Nội (4 tập), Dòng sông Hà Nội, Nghìn năm còn lại, Nước Việt hồn tôi, Đường vào Hà Nội, Phập phồng Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường, v.v...
Ông qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội ngày 3 tháng 9 năm 2010 (vào 8 giờ 15 phút); hưởng thọ 78 tuổi. Ông ra đi, để lại nhiều dự định viết về Hà Nội dang dở mà ông đã ấp ủ trong trái tim...
Tổng số các tác phẩm của Băng Sơn bao gồm tùy bút và đoản văn là khoảng 3.000 tác phẩm, trong đó có tới 95% đã được đăng tải hoặc in tuyển tập, nhất là các tùy bút viết về Hà Nội...
Thú ăn chơi Người Hà Nội
Một Hà Nội thanh lịch, hào hoa trong tâm trí của những người con thủ đô và của cả những ai một lần hoặc thậm chí chưa từng đặt chân lên mảnh đất này còn thể hiện ở thú chơi tao nhã và đậm đà chất kinh kỳ. Tuỳ bút của Băng Sơn đã tái dựng trước mắt người đọc một Hà Nội “nghèo vẫn sang, vất vả vẫn ung dung”, nhất là trong nghệ thuật chơi nhiều công phu.
3.Nhà văn Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại Hà Nội) tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học trường Sư phạm Thái Nguyên. Ông từng là giáo viên cấp hai, dạy môn Văn ở một tỉnh tại Việt Bắc. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974.
Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã 8 lần đệ đơn xin thôi vị trí này.
Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ.
Tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" của nhà văn Ma Văn Kháng là một tác phẩm đặc sắc, đã được dàn dựng thành phim "Mùa lá rụng". Tác phẩm viết về cuộc sống và các thành viên một gia đình, qua đó thấy được nhiều mặt của xã hội. Tác phẩm đã giúp cho nhà văn Ma Văn Kháng đoạt giải B của hội nhà văn năm 1986. Mời các bạn cùng thưởng thức tác phẩm: Người phụ nữ vừa xong xóc mắng yêu ông chồng ngộc nghệch, vừa đưa tay bứt mạnh hàng khuy, mở bung cái áo măng tô san khoác ngoài, vứt lên lưng ghế, rồi ngửa cái đầu, lắc lắc mái tóc uốn điện đã duỗi dài trong một điệu bộ con gái hết sức trẻ trung.
"... Cái khuynh hướng củng cố gia đình, gia tộc, theo con, nó thể hiện một sự phản ứng, chống lại cái vô đạo lý lúc này đang có nguy cơ trở thành một năng lượng tàn phá. Không hiểu có phải vì không khí tết nhất gợi nhớ không mà con thấy sao lúc này cái ý nghĩa thiêng liêng của gia đình, tổ tiên lại gia tăng lên đến mức kỳ lạ thế. Gia đình, hình như đó mới là nơi con người cố thủ để bảo vệ phẩm giá mình... Xã hội đang có bước chuyển. Con người đang đứng trước sự lựa chọn: Trở nên tốt đẹp và có thể phải chịu sự khổ sở về vật chất hay là đểu giả, tàn bạo mà sống sung sướng về mặt vật chất..."
“… Ở đây có thể nghe thấy dép lê của khách bộ hành, tiếng trục xe ba gác lăn khục khịch, cót két bên vệ đường. Ở đây, mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm gọi gió đùa. Mùa đông cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất… Ở đây, lúc này tất cả dường như đã ổn thỏa, ngay ngắn, trật tự, không còn phải lo toan, sắp xếp hoặc bàn bạc, cũng chẳng phải tính toán nghĩ suy, hoặc đề phòng một tai biến nào đó có thể bất thình lình xảy ra.”
4.Tác Giả
Thạch Lam
Thạch Lam (1909 - 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
1.Cuộc đời:
Thạch Lam, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.
Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam).
Ông bà Nhu có tất cả bảy người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).
Một lần từ Cẩm Giàng lên Hà Nội tiếp tế tiền gạo cho hai con học tập, ông Nhu gặp lại người lãnh đạo cũ là viên Công sứ Hải Tường, mời sang Sầm Nứa (Lào) để làm thông ngôn cho ông. Gặp năm lũ lụt, mất mùa, buôn bán ế ẩm nên ông Nhu nhận lời ngay. Ngày 31 tháng 7 năm 1917, ông Nhu đi nhưng chỉ làm được tám tháng, thì ông mắc bạo bệnh qua đời (1918). Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con...
Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con này, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ.
Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng...
Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.
Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.
Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng “nhà cây liễu” là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát...
Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.
Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một gái) trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
2.Hà Nội ba mươi sáu phố phường:
Hà Nội ba mươi sáu phố phường của Thạch Lam được đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội. Xét trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam, đây cũng là một áng văn đẹp thể hiện rất rõ phong cách tâm hồn ông. Phó Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, phụ trách Ban văn học hiện đại, Viện Văn học Việt Nam nói: "Đặt trong bối cảnh đương thời thì Hà Nội băm sáu phố phường là một tác phẩm rất có ý nghĩa. Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuốn sách mỏng, xinh xắn với chỉ 70 trang nhưng cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội băm sáu phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội băm sáu phố phường vẫn có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được". Có lẽ Hà Nội ba mươi sáu phố phường là tập bút ký cuối cùng trước khi ông qua đời vì bệnh lao. Bạn đọc có thể tìm thấy trong những đoạn trích sau đây những nhận xét rất tinh tế về những gì diễn ra trên đường phố Hà Nội và cũng là những chứng cứ lịch sử của một thời đã qua.
5.Mai Thục
Tên đầy đủ: Mai Thị Thục.
Ngày tháng năm sinh: 15-3-1950.
Nơi sinh: Chiến khu Đông Triều.
Quê quán: Ý Yên- Nam Định.
Tuổi nhỏ cùng mẹ tản cư tại chiến khu Việt Bắc. Thân phụ từng sống tại Pháp, trở về Việt Nam năm 1945 đi bộ đội chống thực dân Pháp.
Hiện cư ngụ tại phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong cuộc đời làm báo, Mai Thục có cơ may được đặt chân tới khắp mọi miền đất nước Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và được đến thăm các nước: Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hà Lan, Thái Lan. Cuộc đời cầm bút của Mai Thục là hành trình tự khám phá chính mình, để từ đó, hiểu thân phận con người và cả nhân loại đã sống và đã chết như thế nào?
Tinh hoa Hà Nội được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản lần đầu tiên năm 1998. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin tái bản Tinh Hoa Hà Nội, kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp, cái Thiện, Tinh hoa Hà Nội đã gặp được những tâm hồn đồng cảm, những tiếng nói khích lệ của bạn đọc trong, ngoài nước. Điều đó đã thôi thúc tác giả tiếp tục lặng lẽ đi tìm, như người nhẫn nại đãi cát tìm vàng…
Tinh hoa Hà Nội là sự tỏa hương sức sống của một Hà Nội bình dân và một Hà Nội bác học, tiếp nối với một Hà Nội văn hiến, trong cuộc gặp gỡ đầy ngẫu hứng giữa tác giả và những con người đang sống giữa phố phường Hà Nội hôm nay. Vì thế cấu trúc của tinh hoa Hà Nội là một cấu trúc mở, không theo thứ tự bằng cấp, chức vụ, giàu nghèo và hệ thống nghiên cứu áp đặt.
Về cơ bản, Tinh hoa Hà Nội, đã sáng tạo được những nhóm người, những cảnh quan, những tư tưởng triết lí…thành một khối tinh hoa của Hà Nội, của dân tộc, trong đó có cả “một thế giới tâm linh huyền diệu” qua những đền chùa bao quanh Hà Nội …Và những linh hồn liệt sỹ thế kỷ XX, những bà mẹ liêu xiêu tìm chồng, khóc con trong phố vắng, những người vợ liệt sỹ lặng thầm trong ngõ nhỏ rêu phong, thờ chồng nuôi con…
Mười lăm năm (1990-2005), “một thân Kiều” chìm nổi mò châu ngọc, giờ đây Tinh hoa Hà Nội đã “hòa nhịp cùng trái tim nhân loại” qua Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX (Bằng Việt tuyển dịch – Nxb Văn học, 2005) để trái tim Hà Nội- Việt Nam bay khắp địa cầu: “Trái timn trải những vòng sóng gợn/ Lan truyền đi mãi mãi đến tương lai” (Bằng Việt).
6.Vũ Bằng
1.Tiểu sử:
Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.
Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội, nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4, năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 70 tuổi. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2.Sự nghiệp văn chương:
Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…Và có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất.
Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lãnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.
Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).
Ông viết về Miếng ngon Hà Nội là viết về chính đời mình: “Miếng ngon Hà Nội, vì thế, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn...”.
Mỗi món ăn là một thiên bút ký, 15 món trong sách “Miếng ngon Hà Nội” được nhà văn mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, đều là các món “quốc hồn, quốc túy” mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm: đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
7.Thái Thăng Long
Tiểu sử:
Tên thật: Thái Gia Trí
Sinh năm: 1950
Nơi sinh: sinh ở Đội Cấn, Ba Đình, gia tộc Hà Nội chính gốc 6 đời
Bút danh: Thái Thăng Long
Thể loại: thơ, truyện ngắn
Ông vào chiến trường B2 - Nam bộ, trở thành chiến sĩ đặc công với nhiều thành tích.Nhưng công chúng biết nhiều đến ông lại là từ những bài thơ viết về Hà Nội, những ca khúc về Hà Nội phổ thơ ông
Yêu Hà Nội
Ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm
Có một Hà Nội ngây ngất nắng
Có một Hà Nội run run heo may
Có một Hà Nội hoa đào tươi hồng rạng rỡ
Có một Hà Nội ngàn năm dấu ngựa
Có một Hà Nội Bích Câu, Quốc Tử Giám... Thiêng liêng
Có một Hà Nội lặng lẽ chiều Tây Hồ sương khói
Có một Hà Nội lá sấu rắc vàng đường Điện Biên
Có một Hà Nội vắng em
Vắng em bên anh tinh quái
Có một Hà Nội lạnh giá đường Giảng Võ
Có một Hà Nội làng hoa Ngọc Hà và em đứng đó
Chầm chậm trở về trong mỗi giấc mơ
Chầm chậm đến với những câu thơ
Chầm chậm đời mình cho ngày xuân tới
Và anh
Tình yêu Hà Nội lại theo về...
8.Trần Đăng Khoa
Trần Ðăng Khoa nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên tám tuổi với những bài thơ giản dị, ngộ nghĩnh viết về những điều quanh mình. Gần đây, anh lại gặt hái được thành công trong lĩnh vực phê bình khi viết chân dung văn học bằng một giọng văn hài hước nhưng thâm thúy.Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).Trần Ðăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ còn viết phê bình văn học.
Tác phẩm chính
Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài.
Tự bạch
"Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở thành nhà thơ khoác áo lính. Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể hiểu nổi? Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm.Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con.Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự".
9.Hà Minh Đức
Ẩn tiểu sử tác giả:
Hà Minh Đức (1935-) nguyên Viện trưởng Viện Văn học, nguyên chủ nhiệm Khoa báo chí Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1957. Từ năm 1957 đến nay ông công tác giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng bộ môn lý luận văn học; Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn; Chủ nhiệm Khoa Báo chí.
Từ 1995 đến tháng 2 năm 2003 ông kiêm nhiệm công tác tại Viện Văn học, là Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học. Ông còn giữ các chức vụ như thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc (từ 1998); Ủy viên Hội đồng lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (từ tháng 9 năm 2003); Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.
10.Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng.
Sống mãi với Thủ đô viết về giai đoạn lịch sử gần đây, một quá khứ gần với sự biến Hà Nội trong đêm nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào cuối năm 1946. Nguyễn Huy Tưởng dự định dựng lại toàn bộ cuộc chiến đấu kéo dài sáu mươi ngày đêm của quân dân Hà Nội trong hai tập nhưng ông đã không kịp hoàn thành dự định của mình. Tuy Sống mãi với Thủ đô mới dừng lại ở tập một nhưng tác phẩm vẫn bộc lộ một sự hoàn chỉnh nhất định, vẫn có sức cuốn hút của một tiểu thuyết thực thụ.Với Sống mãi với Thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ thành công trong phục dựng không khí bi tráng của lịch sử mà cả trong biểu đạt thế giới tâm hồn phức tạp, tinh tế của những nhân vật trong quá khứ, đưa tất cả trở thành sống động, như đang tái sinh trong đối thoại, tranh luận với người đọc ở thì hiện tại, mang ý nghĩa nhân bản, ca ngợi lòng yêu nước và sự sống con người. Với ngòi bút hào hoa, mẫn cảm, Nguyễn Huy Tưởng đã diễn tả được những nét sang trọng, lịch sự của người Hà Nội, sang trọng, lịch sự mà vẫn yêu nước, ghét chiến tranh, điều đó làm nên hương vị và màu sắc riêng, không lẫn với những bộ tiểu thuyết cùng thời.
SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)