Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)

Chia sẻ bởi Nguyenthi Thanhlong | Ngày 08/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
quý thầy cô giáo
và các em học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THUỶ
TRƯỜNG THCS THUỶ VÂN
Tiết 42
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần văn)

Lớp 9
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Long
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
“ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...Cảnh vật chung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” Lời văn trên gợi cho em nhớ đế tác giả nào?Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả này?
Thanh Tịnh ( 1911-1988)
-Tên khai sinh là Trần Văn Ninh.
-Quê ở xóm Gia Lạc,ven sông Hương,
ngoại ô thành phố Huế.
-Các tác phẩm chính: Hận chiến trường( tập thơ,1937);
Quê mẹ( tập truyện ngắn, 1941);
Ngậm ngãi tìm trầm ( tập truyện ngắn, 1943)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
1/ Những tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế đã được học trong chương trình lớp 8;9:
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Câu hỏi 2: Ve ngân, bắp ray vàng hạt, trời xanh càng rộng càng cao, tiếng tu hú gọi bầy....muốn thúc giục người chiến sỹ cách mạng đạp tan phòng nhà lao để đến với thiên nhiên, đến với khung trời tự do và đến với cách mạng. Người chiến sỹ ấy là ai? Nêu vài nét cơ bản về chiến sỹ nầy?

Tố Hữu
(1920-2000)
Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành
Quê ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
Được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Tác phẩm chính: Tập thơTừ ấy
( 1937-1946) Việt Bắc( 1946-1954)
Gió lộng ( 1955-1961)
Ra trận( 1962-1971)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
1/ Những tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế đã được học trong chương trình lớp 8;9:
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Tác giả của bộ truyện thơ Nôm nổi tiếng đứng sau Truyện Kiều ( Nguyễn Du), ông cũng là nhà văn mang họ Nguyễn. Quê cha thì ở Huế nhưng lớn lên ở Gia Định. Ông là ai?Cuộc đời của ông có gì đặc biệt?
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)
Quê ở Thừa Thiên Huế
Là tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân, cho nước
Là nhà nho tiết tháo, nhà thơ mù yêu nước vỹ đại, lương y nổi danh, nhà giáo đức độ
- Các tác phẩm chính: Lục Vân Tiên; Ngư Tiều y thuật vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc......
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
THANH HẢI
Câu hỏi 4:
Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (4/11/1930 – 16/12/1980) Quê ở Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Là tác giả của bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với dất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Tác giả bài thơ này là ai?
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
1/ Những tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế đã được học trong chương trình lớp 8;9:
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(15/4/1943)
Hiện sống tại
250 Nguyễn Sinh Cung
- Thành Phố Huế


Câu hỏi 5: Nghệ sỹ ưu tú Lê Dung đang thể hiện ca khúc “Lời ru trên nương”. Nhạc sỹ Trần Hoàng đã phổ nhạc bài này dựa trên lời bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Tác giả bài thơ đó là ai?
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
-Thanh Tịnh ( Tôi đi học)
Tố Hữu ( Khi con tu hú)
Nguyễn Đình Chiểu ( Truyện Lục Vân Tiên)
Thanh Hải ( Mùa xuân nho nhỏ)
Nguyễn Khoa Điềm ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng lưng mẹ)
Thống kê lại những tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế có tác phẩm được chọn học trong chương trình lớp 8;9:
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
1/ Những tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế đã được học trong chương trình lớp 8;9
2/ Giới thiệu thêm một số tác giả của Thừa Thiên Huế nhưng không có trong chương trình sách giáo khoa 8;9:
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
2/ Giới thiệu thêm một số tác giả của Thừa Thiên Huế nhưng không có trong chương trình sách giáo khoa 8;9:
MAI VĂN HOAN
Sinh năm 1949
Hiện đang là giáo viên Ngữ Văn trường Quốc Học- Huế
Tác phẩm Nữ sinh Đồng Khánh
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, giàu âm điệu, gợi nhắc về một hình ảnh cô nữ sinh Đồng Khánh thời xưa , với những nét thơ ngây , mộng mơ, mang nét đẹp truyền thống và rất Huế .
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
2/ Giới thiệu thêm một số tác giả của Thừa Thiên Huế nhưng không có trong chương trình sách giáo khoa 8;9:
VÕ QUÊ
Bút danh Sao Khuê,Qùy Lê
(07/03/1948)
Chủ tịch hội liên hiệp văn học Thừa Thiên Huế.
Chiều Huế
Đường phượng bay đỏ lối em về
Chiều nội thành dịu dàng bay áo trắng
Dòng Hương xanh chuồn chuồn bay đón nắng
Hoàng hôn đầy thoáng tím mây bay
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
2/ Giới thiệu thêm một số tác giả của Thừa Thiên Huế
nhưng không có trong chương trình sách giáo khoa 8;9:
:
PHÙNG QUÁN
(01/1932)
Xã Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Tác phẩm tiêu biểu: “Tuổi thơ dữ dội”
"Tuổi thơ dữ dội" là ước mơ, là thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh dành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Hà Văn Lâu.. những nhân vật thật đã đi vào lịch sử - trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Gấp sách lại mà bên tai vẫn như còn nghe tiếng bom.. tiếng pháo.. tiếng reo vui... Máu và nước mắt!
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
2/ Giới thiệu thêm một số tác giả của Thừa Thiên Huế nhưng không có trong chương trình sách giáo khoa 8;9:
TÔ NHUẬN VỸ
Tên thật là Tô Thế Quảng
(25/08/1941)
-Quê: Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
- Tác phẩm: Dòng sông phẳng lặng
-Thể loại: truyện dài
- Tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của những người trẻ tuổi ở xứ Huế,qua đó thể hiện sự biết ơn vô hạn của tác giả và giúp cho người đọc
tái hiện lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc ta và sự hi sinh anh hùng của các anh chị thanh niên xung phong.
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Một số tác giả tiêu biểu của Thừa Thiên Huế:
2/ Giới thiệu thêm một số tác giả của Thừa Thiên Huế nhưng không có trong chương trình sách giáo khoa 8;9:
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
(09/09/1937)
- Quê quán: Triệu Phong, Quảng Trị.
- Tác phẩm: Ngọn núi ảo ảnh
- Thể loại bút ký .
Đến với “Ngọn núi ảo ảnh” ta mới phát hiện ra rằng thiên nhiên Bạch Mã có ẩn chứa cả một phần lịch sử trong từng gốc cây, ngọn cỏ, chồi thông ở một tầng bậc khác. Ngọn núi ảo ảnh ấy còn mang một thông điệp về những giấc mơ thái hòa giữa con người và thiên nhiên nhưng cũng đầy trầm tư thế sự
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
II. Những tác phẩm tiêu biểu viết về Thừa Thiên Huế:
Trò chơi :
Ô chữ kỳ diệu
Các nhóm lần lượt gọi tên từng chữ cái có trong ô chữ. Chọn điểm tốt cho nhóm mình ở các dãy chữ cái.
3 điểm tốt
Câu hỏi: Ô chữ gồm 11 chữ cái. Đây là bài thơ viết về Huế rất nổi tiếng, có trăng, có thuyền , có bến, có áo ai trắng và có mặt chữ điền của cô gái Huế đang e ấp bên hàng trúc?
(
8
4
3
2
1
6
5
7
10
14
13
12
11
15
9
Â
Y
H
T
Ô
N
V
Y
D
A
Đ
2 điểm
Được phép mở 1 ô
Tràng pháo tay
Mất lượt
1 điểm
4 điểm
3 điểm
5 điểm
2 điểm tốt
Nhân đôi số điểm nhóm bạn đang có
Thêm lượt
Chia đôi số điểm nhóm bạn đang có
Bạn được phép mở một ô
6 điểm tốt
TK
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
II. Một số tác phẩm tiêu biểu viết về Thừa Thiên Huế:
HÀN MẶC TỬ
Tên thật là Nguyễn Trọng Trí
Bút danh Lệ Thanh, Phong Trần
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Đây thôn Vỹ Dạ”
Đây thôn Vĩ Dạ, lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh cho biết: Hồi làm nhân viên ở sở đạc điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có thầm yêu trộm nhớ đơn phương một cô gái người Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc, con ông chủ sở. Một thời gian sau, nhà thơ vào Sài Gòn làm báo, khi trở lại Quy Nhơn thì cô gái đã theo gia đình về Vĩ Dạ (Huế). Một buổi kia, cô Cúc do sự gợi ý của một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử, gửi vào cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp một phong cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đã mắc hiểm nghèo (bệnh phong).
Lời thăm hỏi không kí tên, nhưng bức ảnh và những dòng chữ kia đã kích thích Trí trí tưởng tượng, cảm hứng, và đã gợi dậy những gì thầm kín xa xưa của Hàn Mặc Tử..
Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì: Năm 1939, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ gửi ra Huế cho Hoàng Cúc...
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
II. Một số tác phẩm tiêu biểu viết về Huế:
Tạm biệt ( Thu Bồn)
Đây Thôn Vỹ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
Rất Huế ( Huỳnh Văn Dung)
Giời mưa ở Huế ( Nguyễn Bính)
Huế vấn vương ( Huy Cận)
Xứ Huế chiều mưa ( Mai Văn Hoan)
Các nhóm viết vào bảng phụ tên tác giả và tác phẩm viết về Huế hoặc địa phương em đang sinh sống?
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
Luyện tập:
Viết bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương em ( hoặc về Huế) mà em sưu tầm được.
I. Một số tác giả tiêu biểu đã học ở lớp 8;9
có quê quán ở Thừa Thiên Huế:
II. Một số tác phẩm tiêu biểu viết về Huế:
Huế vấn vương( Huy Cận)
Xanh mượt bờ cây Huế Huế ơi!
Cỏ cây đây đã hoá vườn trời
Người đã bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi.
Huế hoa thiên lý mùi thoang thoảng
Huế tím chiều thu dậy ước mơ.
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sông không trôi bởi luyến lưu bờ
Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không?
Cho ta xin lại những năm hồng
Cho ta sống lại ngày xưa cũ
Mới hái mùa thu giữa độ bông.
Tình bạn, tình yêu Huế khéo ương
Hoa xuân trái đậu tháng năm trường
Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới
Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương
Huế hoa thiên lý mùi thoang thoảng
Huế tím chiều thu dậy ước mơ
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sông không trôi bởi luyến lưu bờ

Bốn câu thơ vẽ lên một bức tranh xinh xắn. Bức tranh ấy có mùi hương, màu sắc và âm thanh. Tất cả quyện hoà dìu dịu, thanh thản đến lạ thường. Vậy là bao năm xa cách, “người con nuôi” của Huế vẫn cất giữ trong sâu tâm hồn của mùi thiên lý hương hoang thoảng, sắc tím chiều thu và ngân nga câu hò mái đẩy. Trong vùng trời thương nhớ ấy, dòng sông Hương hiền hoà lặng lẽ tưới mát tâm hồn làm ngân rung hồn dạt dào từ trái tim chàng thư sinh trẻ tuổi.
* Giới thiệu một đoạn văn ngắn bình giảng bài thơ “ Huế vấn vương” của Huy Cận
Nếu Thanh Hải gọi dòng Hương là “dòng sông xanh”, Thu Bồn gọi “con sông dùng dằng con sông không chảy” thì Huy Cận lại cảm nhận: “Sông không trôi bởi luyến lưu bờ”. Đó là cái nhìn lãng mạn chất chứa một tình yêu trong sáng đến đậm sâu. “Sông không trôi”: bởi “luyến lưu bờ” – nàng Hương – một nét duyên mềm mại – một linh hồn sống động – cũng đa cảm – đa tình như chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi lần đầu biết yêu, biết rung động, biết dành cho Huế một trái tim, và hơn hết là kết tinh thành những vần thơ từ những ngày trọ học trên xứ thơ, xứ nhạc đẹp như một giấc mơ lành.
Thầy giáo: Trần văn Toản
( Trường Quốc Học- Huế)
Phần thưởng thêm cho nhóm bạn là hai điểm tốt
Nhóm bạn học thật tốt! Một tràng pháo tay tán thưởng dành cho nhóm bạn!
Phần thưởng cho nhóm học tốt nhất hôm nay
Tiết 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn)
* Hướng dẫn về nhà:
Chép lại những bài thơ sưu tầm được vào sổ tay văn học.
Soạn bài: Tổng kết từ vựng:
+ Xem lại khái niệm của “ Từ; từ đồng âm; từ đồng nghĩa. Từ trái nghĩa......
Chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyenthi Thanhlong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)