Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn)
Chia sẻ bởi Trần Thúy Vân |
Ngày 07/05/2019 |
17
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Chương trình địa phương (phần Văn) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
VĂN HỌC CAO BẰNG
ĐÊM VỀ TRÊN PÁC BÓ
Lê Chí Thanh
I- Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về tác giả Lê Chí Thanh?
- Tác giả Lê Chí Thanh sinh năm 1950 tại xã Trí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Những năm 1970 là bộ đội tham gia chiến đấu tại mặt trận Tây Nguyên.
- Tốt nghiệp ĐHSP Việt Bắc; nay là phó trưởng ban thường trực ban tuyên giáo Tỉnh uỷ; hội viên hội nhà báo, hội VHNT tỉnh Cao Bằng
2. Tác phẩm:
Sáng tác vào năm 1996 trong một chuyến đi công tác tại Pác Bó.
II-Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc: nhịp thơ, 2/3;3/2
2. Chủ đề bài thơ:
Em hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Bài thơ ca ngợi tầm vóc lớn lao, vĩ đại toả ánh hào quang của Bác và tình cảm biết ơn của tác giả với Bác Hồ kính yêu.
3. Bố cục
Nhận xét về bố cục của bài thơ?
2 phần
a- Khổ thơ thứ nhất:--> Công đức Bác Hồ
b- Phần còn lại:--> Hình ảnh Bác Hồ trong dòng cảm xúc bài thơ
III- Phân tích
1. Công đức Bác Hồ
Mở đầu bài thơ, cảm xúc của tác giả về công đức Bác Hồ với Pác Bó được ghi lại qua những câu thơ nào?
Như biển rộng mênh mông
Công đức Bác lồng lộng
Pác Bó ngàn trùng xa
Thắm đượm tình bao la
Từ “ lồng lộng” gợi tả điều gì?Khổ thơ trên tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Từ Lồng lộng gợi tả công đức Bác Hồ rộng lớn bao la. Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh,dùng tính từ,từ láy để nói lên công đức của Bác Hồ. Ca ngợi công lao to lớn, tình yêu bao la sâu nặng của Bác Hồ với Pác bó.
2. Hình ảnh Bác Hồ trong dòng cảm xúc của nhà thơ.
a. Bác Hồ - Nhà thơ:
Suối Lênin, núi Mác
Soi bóng Bác làm thơ
Trăng ngân nga bát ngát
Mênh mang một rừng cờ
Nội dung cơ bản của đoạn thơ nói lên điều gì?
Nội dung đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ đang làm thơ
Bác làm thơ trong một không gian như thế nào?
- Bác làm thơ trong một không gian thật đẹp:
+ Có suối Lênin, núi Các Mác, dưới ánh trăng bát ngát và một rừng cờ đỏ thắm, bầu trời sao lấp lánh.
=> Đây là một cảnh đẹp có trăng sao, non nước hữu tình và có màu sắc rực rỡ, màu của cách mạng, màu của chiến thắng. Thông qua khung cảnh này, tác giả khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ - một nhà thơ
Qua đó cho thấy Bác là một con người như thế nào?
=> Qua đó cho thấy Bác là con người rất yêu thiên nhiên, dù bận trăm công, nghìn việc Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên.
Trong đoạn thơ này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Trong đoạn thơ tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, đảo ngữ. Giọng thơ tươi vui. Tát cả thể hiện thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ và tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, phong thái ung dung, tâm hồn thi sĩ của Bác.
b. Hình ảnh Bác Hồ - Nhà cách mang
Đêm về trên Pác bó
Vẫn thấy bóng “Già Thu”
Lặng lẽ bên bàn đá
Dịch sử Đảng, làm thơ
Từng nhà sàn vách núi
Ấm áp giọng Bác Hồ
Hình ảnh Bác Hồ còn được tái hiện qua những câu thơ nào?
Hình ảnh Bác Hồ còn được tái hiện qua những câu thơ:
Lặng lẽ bên bàn đá
Dịch sử Đảng, làm thơ
Từ “Lặng lẽ” gợi tả điều gì?
Từ “Lặng lẽ” gợi tả sự giản dị,khiêm nhường của Bác
=> Bác Hồ vừa là nhà thơ, vừa là nhà cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ lồng trong hình ảnh người thi sĩ.
Kết thúc bài thơ tác giả viết:
Một thiên nhiên hùng vĩ
Và một “ông già tiên”
Một mặt trời trên núi
Toả hào quang đêm đêm
? Hai câu kết sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Tác giả dùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, điệp từ. Ngôn ngữ trong thơ trong sáng giàu cảm xúc.
Khổ thơ cuối khẳng định điều gì?
- Khẳng định niềm tự hào sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn của người dân Cao Bằng với Bác Hồ kính yêu.
IV- Tổng kết
Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Bằng các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp từ, dùng tính từ gợi tả, liên tưởng, tưởng tượng, tác giả đã nêu lên công đức Bác Hồ và khắc hoạ chân dung Bác vừa bình dị, thân thuộc vừa vĩ đại của Bác Hồ. Qua đó nói lên tình cảm bao la, công đức to lớn của Bác Hồ đối với Pác Bó và niềm biết ơn, kính yêu vô hạn của người dân Pác Bó Cao Bằng đối với Bác Hồ.
Giờ học đến đây là kết thúc. Chúc các em chăm ngoan, học giỏi
ĐÊM VỀ TRÊN PÁC BÓ
Lê Chí Thanh
I- Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về tác giả Lê Chí Thanh?
- Tác giả Lê Chí Thanh sinh năm 1950 tại xã Trí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Những năm 1970 là bộ đội tham gia chiến đấu tại mặt trận Tây Nguyên.
- Tốt nghiệp ĐHSP Việt Bắc; nay là phó trưởng ban thường trực ban tuyên giáo Tỉnh uỷ; hội viên hội nhà báo, hội VHNT tỉnh Cao Bằng
2. Tác phẩm:
Sáng tác vào năm 1996 trong một chuyến đi công tác tại Pác Bó.
II-Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc: nhịp thơ, 2/3;3/2
2. Chủ đề bài thơ:
Em hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Bài thơ ca ngợi tầm vóc lớn lao, vĩ đại toả ánh hào quang của Bác và tình cảm biết ơn của tác giả với Bác Hồ kính yêu.
3. Bố cục
Nhận xét về bố cục của bài thơ?
2 phần
a- Khổ thơ thứ nhất:--> Công đức Bác Hồ
b- Phần còn lại:--> Hình ảnh Bác Hồ trong dòng cảm xúc bài thơ
III- Phân tích
1. Công đức Bác Hồ
Mở đầu bài thơ, cảm xúc của tác giả về công đức Bác Hồ với Pác Bó được ghi lại qua những câu thơ nào?
Như biển rộng mênh mông
Công đức Bác lồng lộng
Pác Bó ngàn trùng xa
Thắm đượm tình bao la
Từ “ lồng lộng” gợi tả điều gì?Khổ thơ trên tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Từ Lồng lộng gợi tả công đức Bác Hồ rộng lớn bao la. Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh,dùng tính từ,từ láy để nói lên công đức của Bác Hồ. Ca ngợi công lao to lớn, tình yêu bao la sâu nặng của Bác Hồ với Pác bó.
2. Hình ảnh Bác Hồ trong dòng cảm xúc của nhà thơ.
a. Bác Hồ - Nhà thơ:
Suối Lênin, núi Mác
Soi bóng Bác làm thơ
Trăng ngân nga bát ngát
Mênh mang một rừng cờ
Nội dung cơ bản của đoạn thơ nói lên điều gì?
Nội dung đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ đang làm thơ
Bác làm thơ trong một không gian như thế nào?
- Bác làm thơ trong một không gian thật đẹp:
+ Có suối Lênin, núi Các Mác, dưới ánh trăng bát ngát và một rừng cờ đỏ thắm, bầu trời sao lấp lánh.
=> Đây là một cảnh đẹp có trăng sao, non nước hữu tình và có màu sắc rực rỡ, màu của cách mạng, màu của chiến thắng. Thông qua khung cảnh này, tác giả khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ - một nhà thơ
Qua đó cho thấy Bác là một con người như thế nào?
=> Qua đó cho thấy Bác là con người rất yêu thiên nhiên, dù bận trăm công, nghìn việc Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên.
Trong đoạn thơ này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Trong đoạn thơ tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, đảo ngữ. Giọng thơ tươi vui. Tát cả thể hiện thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ và tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, phong thái ung dung, tâm hồn thi sĩ của Bác.
b. Hình ảnh Bác Hồ - Nhà cách mang
Đêm về trên Pác bó
Vẫn thấy bóng “Già Thu”
Lặng lẽ bên bàn đá
Dịch sử Đảng, làm thơ
Từng nhà sàn vách núi
Ấm áp giọng Bác Hồ
Hình ảnh Bác Hồ còn được tái hiện qua những câu thơ nào?
Hình ảnh Bác Hồ còn được tái hiện qua những câu thơ:
Lặng lẽ bên bàn đá
Dịch sử Đảng, làm thơ
Từ “Lặng lẽ” gợi tả điều gì?
Từ “Lặng lẽ” gợi tả sự giản dị,khiêm nhường của Bác
=> Bác Hồ vừa là nhà thơ, vừa là nhà cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ lồng trong hình ảnh người thi sĩ.
Kết thúc bài thơ tác giả viết:
Một thiên nhiên hùng vĩ
Và một “ông già tiên”
Một mặt trời trên núi
Toả hào quang đêm đêm
? Hai câu kết sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Tác giả dùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, điệp từ. Ngôn ngữ trong thơ trong sáng giàu cảm xúc.
Khổ thơ cuối khẳng định điều gì?
- Khẳng định niềm tự hào sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn của người dân Cao Bằng với Bác Hồ kính yêu.
IV- Tổng kết
Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Bằng các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp từ, dùng tính từ gợi tả, liên tưởng, tưởng tượng, tác giả đã nêu lên công đức Bác Hồ và khắc hoạ chân dung Bác vừa bình dị, thân thuộc vừa vĩ đại của Bác Hồ. Qua đó nói lên tình cảm bao la, công đức to lớn của Bác Hồ đối với Pác Bó và niềm biết ơn, kính yêu vô hạn của người dân Pác Bó Cao Bằng đối với Bác Hồ.
Giờ học đến đây là kết thúc. Chúc các em chăm ngoan, học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thúy Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)