Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ
Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Nhung |
Ngày 01/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
THAO GIẢNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN PHÙ MỸ
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TỔ: LÝ-HOÁ-SINH-CN
Môn: Sinh học 8
CÂU HỎI KIỂM TRA BÀI CŨ
Học sinh 1: Nêu cấu tạo, chức năng của xương dài?
* Đầu xương:
- Sụn bọc đầu xương để giảm ma sát trong khớp.
- Mô xương xốp gồm các nan xương hình vòng cung có tác dụng phân tán lực và tạo ô chứa tủy đỏ.
* Thân xương:
- Màng xương giúp xương phát triển bề ngang.
- Mô xương cứng có tác dụng chịu lực.
- Khoang xương rỗng, chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người lớn.
Đáp án
CÂU HỎI KIỂM TRA BÀI CŨ
* Cấu tạo: Xương gồm 2 thành phần chính là chất vô cơ (muối khoáng) và chất hữu cơ (cốt giao). Sự kết hợp của hai thành phần này tạo nên tính rắn chắc, bền vững và đàn hồi của xương.
* Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu là:
- Ngồi học không đúng tư thế.
- Mang vác vật không đều ở hai vai.
Học sinh 2:
- Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương?
- Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên?
Đáp án
Bài 09:
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Hãy quan sát tranh H 9.1, kết hợp thông tin trong SGK trả lời câu hỏi sau:
- Nêu cấu tạo của bắp cơ?
- Sợi cơ có cấu tạo như thế nào?
1. Bắp cơ có cấu tạo:
- Ngoài là màng liên kết, hai đầu thon, có gân bám vào xương qua khớp. Giữa phình to là bụng cơ.
- Trong có nhiều bó cơ, mỗi bó cơ có nhiều tế bào cơ ( sợi cơ).
2. Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Có hai loại tơ cơ:
- Tơ cơ mảnh, trơn tạo nên đĩa sáng (vân sáng).
- Tơ cơ dày có mấu lồi sinh chất tạo nên đĩa tối (vân tối).
Thí nghiệm: Sự co cơ của ếch
Khi có một kích thích tác động vào dây thần kinh đi tới cơ cẳng chân ếch thì cơ co, sau đó cơ dãn làm cần ghi kéo lên rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ.
Qua thí nghiệm, em hãy nêu tính chất của cơ?
Quan sát tranh mô tả hoạt động gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em hãy nhận xét sự thay đổi của bó cơ ở trước cánh tay? Vì sao có sự thay đổi đó?
Quan sát hình hãy mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, từ đó giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?
Khi có kích thích (búa cao su) tác động vào cơ quan thụ cảm (đầu gối) hình thành xung thần kinh theo nơron hướng tâm đến trung ương thần kinh (tủy sống). TW thần kinh điều khiển và xung thần kinh theo nơron li tâm về cơ quan đáp ứng gây co cơ làm chân bật lên.
Hoạt động co cơ diễn ra khi nào và chịu ảnh hưởng của hệ nào ?
Quan sát hình 9.4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
- Cơ có đầu gân bám vào xương, khi cơ co rút giúp xương cử động nên giúp cơ thể thực hiện mọi hoạt động, lao động.
- Một số cơ ở gáy, lưng, bụng và chân giúp cơ thể giữ thăng bằng khi đi, đứng, chạy, nhảy.
- Cơ co rút làm sinh nhiệt, giúp điều hòa thân nhiệt .
Trên cơ thể, cơ thường tồn tại ở dạng cặp đối kháng. Hãy phân tích sự phối hợp hoạt động co dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay?
Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ, cơ này co thì cơ đối kháng dãn và ngược lại. Đó là sự phối hợp hoạt động của cơ.
CỦNG CỐ
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Câu 2: Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó?
Câu 3: Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi của cùng một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc duỗi tối đa? Vì sao?
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ!
Chúc các em học giỏi!
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN PHÙ MỸ
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TỔ: LÝ-HOÁ-SINH-CN
Môn: Sinh học 8
CÂU HỎI KIỂM TRA BÀI CŨ
Học sinh 1: Nêu cấu tạo, chức năng của xương dài?
* Đầu xương:
- Sụn bọc đầu xương để giảm ma sát trong khớp.
- Mô xương xốp gồm các nan xương hình vòng cung có tác dụng phân tán lực và tạo ô chứa tủy đỏ.
* Thân xương:
- Màng xương giúp xương phát triển bề ngang.
- Mô xương cứng có tác dụng chịu lực.
- Khoang xương rỗng, chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người lớn.
Đáp án
CÂU HỎI KIỂM TRA BÀI CŨ
* Cấu tạo: Xương gồm 2 thành phần chính là chất vô cơ (muối khoáng) và chất hữu cơ (cốt giao). Sự kết hợp của hai thành phần này tạo nên tính rắn chắc, bền vững và đàn hồi của xương.
* Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu là:
- Ngồi học không đúng tư thế.
- Mang vác vật không đều ở hai vai.
Học sinh 2:
- Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương?
- Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên?
Đáp án
Bài 09:
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Hãy quan sát tranh H 9.1, kết hợp thông tin trong SGK trả lời câu hỏi sau:
- Nêu cấu tạo của bắp cơ?
- Sợi cơ có cấu tạo như thế nào?
1. Bắp cơ có cấu tạo:
- Ngoài là màng liên kết, hai đầu thon, có gân bám vào xương qua khớp. Giữa phình to là bụng cơ.
- Trong có nhiều bó cơ, mỗi bó cơ có nhiều tế bào cơ ( sợi cơ).
2. Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Có hai loại tơ cơ:
- Tơ cơ mảnh, trơn tạo nên đĩa sáng (vân sáng).
- Tơ cơ dày có mấu lồi sinh chất tạo nên đĩa tối (vân tối).
Thí nghiệm: Sự co cơ của ếch
Khi có một kích thích tác động vào dây thần kinh đi tới cơ cẳng chân ếch thì cơ co, sau đó cơ dãn làm cần ghi kéo lên rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ.
Qua thí nghiệm, em hãy nêu tính chất của cơ?
Quan sát tranh mô tả hoạt động gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em hãy nhận xét sự thay đổi của bó cơ ở trước cánh tay? Vì sao có sự thay đổi đó?
Quan sát hình hãy mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, từ đó giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?
Khi có kích thích (búa cao su) tác động vào cơ quan thụ cảm (đầu gối) hình thành xung thần kinh theo nơron hướng tâm đến trung ương thần kinh (tủy sống). TW thần kinh điều khiển và xung thần kinh theo nơron li tâm về cơ quan đáp ứng gây co cơ làm chân bật lên.
Hoạt động co cơ diễn ra khi nào và chịu ảnh hưởng của hệ nào ?
Quan sát hình 9.4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
- Cơ có đầu gân bám vào xương, khi cơ co rút giúp xương cử động nên giúp cơ thể thực hiện mọi hoạt động, lao động.
- Một số cơ ở gáy, lưng, bụng và chân giúp cơ thể giữ thăng bằng khi đi, đứng, chạy, nhảy.
- Cơ co rút làm sinh nhiệt, giúp điều hòa thân nhiệt .
Trên cơ thể, cơ thường tồn tại ở dạng cặp đối kháng. Hãy phân tích sự phối hợp hoạt động co dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay?
Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ, cơ này co thì cơ đối kháng dãn và ngược lại. Đó là sự phối hợp hoạt động của cơ.
CỦNG CỐ
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Câu 2: Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó?
Câu 3: Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi của cùng một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc duỗi tối đa? Vì sao?
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ!
Chúc các em học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)