Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ

Chia sẻ bởi Lương Thị Hương | Ngày 01/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
- Quan sát hình 9.1 kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi sau:
1. Cấu tạo bắp cơ?
2. Cấu tạo tế bào cơ?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
1. Cấu tạo bắp cơ:
- Cấu tạo bắp cơ: Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (Tế bào cơ) bọc trong màng liên kết.
- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, giữa phình to là bụng cơ.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
2. Cấu tạo tế bào cơ:
- Cấu tạo tế bào cơ: gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đơn vị cấu trúc giới hạn bởi hai tấm hình chữ Z.
- Sự sắp xếp tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tạo nên đĩa sáng và đĩa tối.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
- Quan sát hình 9.2 trả lời câu hỏi:
1. Khi kích thích cần ghi vẽ lên đồ thị cho ta biết điều gì?
2. Tính chất của cơ?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
Quan sát hình kết hợp với sách giáo khoa trả lời câu hỏi:
1. Giải thích cơ chế co cơ?
2. Vị trí tơ cơ dày khi cơ co hoàn toàn?
3. Sự thay đổi chiều dài đĩa sáng và đĩa tối khi cơ co? Vì sao?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
1. Giải thích cơ chế co cơ?
2. Vị trí tơ cơ dày khi cơ co hoàn toàn?
3. Sự thay đổi chiều dài đĩa sáng và đĩa tối khi cơ co? Vì sao?
- Cơ chế co cơ: Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố cơ tơ dày -> Tế bào cơ ngắn lại.
- Khi cơ co hoàn toàn thì tơ cơ dày lồng vào trong tơ cơ mảnh.
- Khi cơ co đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối không thay đổi vì chỉ có tơ cơ mảnh trượt
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
- Quan sát sơ đồ phản xạ và giải thích hiện tượng?
- Hiện tượng: Chân đá về phía trước
- Cơ chế phản xạ: Kích thích -> Gân xương bánh chè -> Dây thần kinh hướng tâm -> Tuỷ sống -> Dây thần kinh li tâm -> Cơ đùi co -> Xương cẳng chân bị kéo về phía trước.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
- Các nhóm tiến hành gập cẳng tay vào sát cánh tay? Nêu hiện tượng? Giải thích?
- Hiện tượng: bắp cơ cánh tay phình to.
- Giải thích: Cơ cánh tay co ngắn lại.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
- Giải thích cơ chế phản xạ co cơ bằng cách hoàn thành sơ đồ sau:
Kích thích -> Cơ quan thụ cảm -> ….… -> ….… -> ….… -> Cơ quan phản ứng - > Cơ co.
Kích thích -> Cơ quan thụ cảm -> nơ ron hướng tâm -> trung ương thần kinh -> nơ ron li tâm -> Cơ quan phản ứng - > Cơ co.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
- Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn cơ.
- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại -> bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.
- Kích thích -> Cơ quan thụ cảm -> Nơron hướng tâm -> Nơron trung gian -> Nơron ly tâm -> Cơ quan phản ứng -> Cơ co.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
III. Ý nghĩa hoạt động co cơ:
Câu 1: Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.
Câu 2: Sự co cơ co tác dụng gì?
Câu 3: Muốn hệ cơ phát triển tốt cần làm gì?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Câu 1. Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.
Câu 2. Sự co cơ co tác dụng gì?
Câu 3. Muốn hệ cơ phát triển tốt cần làm gì?
- Cơ 2 đầu co, cơ 3 đầu duỗi kéo xương cẳng tay gập lại.
- Cơ 2 đầu duỗi, cơ 3 đầu co kéo ngược xương cẳng tay gây duỗi cẳng tay.
- Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
- Để hệ cơ phát triển tốt cần: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ô xi … Cần lao động và thể dục, thể thao vừa sức.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Bài tập:
Chọn các cụm từ thích hợp: Môi trường, sự co cơ, hệ thần kinh, vùng phân bố, dày, mảnh, tế bào cơ, xương cử động, cơ thể, giãn, hai xương, co. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
- Tính chất của cơ là …(1)…và…(2)…Cơ thường bám vào…(3)…qua khớp nên khi cơ co làm…(4)…cử động dẫn tới sự vận động của…(5)…Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều …(6)…Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm có các tơ … (7)…và tơ …(8)…Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào … (9)…của tơ cơ dày làm tê bào cơ ngắn lại, đó là …(10)…
- Cơ co khi có kích thích của …(11)…và chịu ảnh hưởng của …(12)…
Đáp án: (1) co, (2) giãn, (3) hai xương, (4) xương, (5) cơ thể, (6) tế bào cơ, (7) mảnh, (8) dày, (9) vùng phân bố, (10) sự co cơ, (11) môi trường, (12) hệ thần kinh
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.tế bào cơ gồm nhiều tơ cơ dày và tơ cơ mảnh. Tế bào cơ dài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là đơn vị cấu trúc giới hạn bởi tấm z.
II. Tính chất của cơ:
- Tính chât cơ bản của cơ là sự co và giãn cơ.
- Khi cơ co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại -> bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang
- Kích thích -> cơ quan thụ cảm -> nơ ron hướng tâm -> nơ ron trung gian -> nơ ron li tâm -> cơ quan phan ứng
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ:
- Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử đông dẫn tới sự vận đông cơ thể.
Câu hỏi củng cố:
- Chọn câu trả lời đúng nhất: Khi cơ co bắp cơ ngắn lại là do?
a. Cả 2 loại tơ cơ trượt làm 2 khoảng sáng, tối đều ngắn lại.
b. Tơ cơ dày trượt làm khoảng sáng ngắn lại.
c. Tơ cơ mảnh trượt làm khoảng sáng ngắn lại.
d. Tơ cơ dày trượt làm khoảng tối ngắn lại.
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Bài tập về nhà:
Câu 1: Khi các em đi hoặc đứng hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó.
Câu 2: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)