Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Thùy | Ngày 01/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ HỘI GIẢNG
MÔN : SINH HỌC - LỚP 8A2
GIÁO VIÊN : NGUYỄN XUÂN THÙY
KIỂM TRA MIỆNG
Câu 1: Nêu thành phần hóa học của xương? Thành phần hóa học đó có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?
( 10 điểm)
- Thành phần hóa học của xương:
+ Chất hữu cơ: gọi là chất cốt giao.
+ Chất vô cơ: chủ yếu là canxi.
- Thành phần hóa học đó có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương là:
+ Chất hữu cơ: là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.
+ Chất vô cơ: canxi và phôtpho làm tăng độ cứng rắn của xương.
Nhờ vậy xương vững chắc và là cột trụ của cơ thể.
Đáp án
Trả lời :
- Hệ vận động gồm cơ và xương.
- Cơ thuộc hệ vận động gọi là cơ xương hay còn gọi là cơ vân
- Gọi là cơ xương vì cơ này bám vào xương, cơ co làm xương cử động.
Câu hỏi 2: Hệ vận động gồm những bộ phận nào? Cơ thuộc hệ vận động là cơ nào? Vì sao gọi là cơ xương?
Tiết 9 - Bài 9:
Cấu tạo và tính chất của cơ
Cơ bám vào xương, cơ co làm xương cử động vì vậy gọi là cơ xương. Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có hình thoi dài.
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
II. Tính chất của cơ

NỘI DUNG:
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ
I. Cấu tạo của b?p co v� t? b�o co
Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ?
1. Cấu tạo của bắp cơ:
Hình thoi, nhọn 2 đầu,ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to. Trong có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
Cấu tạo và tính chất của cO
Tiết: 9 – Bài 9
I. Cấu tạo của b?p co v� t? b�o co
Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?
1. Cấu tạo của bắp cơ:
2. Cấu tạo của tế bào cơ:
Nhiều tơ cơ gồm hai loại:
+ Tơ cơ mảnh:
Có các mấu lồi sinh chất tạo thành vân tối
Trơn, tạo thành vân sáng
+ Tơ cơ dày:
Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẻ nhau theo chiều dọc tạo thành các vân ngang.
Đơn vị cấu trúc là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày (đĩa tối ở giữa, hai nửa đĩa sáng hai đầu)
Cấu tạo và tính chất của cO
Tiết: 9 – Bài 9
I. Cấu tạo của b?p co v� t? b�o co
1. Cấu tạo của bắp cơ:
2. Cấu tạo của tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ
Các em đọc thông tin phần II SGK và quan sát hỡnh 9-2,
Hình 9-2 Thí nghiệm sự co cơ
Tại sao khi cơ co bắp cơ ngắn lại ?
Tính chất của cơ là gì?
Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
Tính chất của cơ là sự co và dãn cơ
Tiết: 9 – Bài 9
Cấu tạo và tính chất của cO
I. Cấu tạo của b?p co v� t? b�o co
1. Cấu tạo của bắp cơ:
2. Cấu tạo của tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ
Hình 9-2 Thí nghiệm sự co cơ
Cơ co theo nhịp gồm 3 pha:
+ Pha tiềm tàng: 1/10 thời gian nhịp
+ Pha co: 4/10 thời gian nhịp
+ Pha dãn: 1/2 thời gian nhịp, trở lại trạng thái ban đầu (cơ phục hồi).
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh
Tiết: 9 – Bài 9
Cấu tạo và tính chất của cO
Cá nhân quan sát hình 9-3, mô tả cơ chế phản xạ đầu gối và cơ chế phản xạ của sự co cơ ?
Cơ chế:
Khi kích thích vào cơ quan thụ cảm sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo nơron hướng tâm về TW thần kinh. TW thần kinh phát lệnh dưới dạng xung thần kinh theo nơron li tâm tới cơ làm cơ co cẳng chân hất về phía trước.
Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè, thấy có hiện tượng gì xảy ra?
Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay to ra. Vì cơ co.
Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó ?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
II. Tính chất của cơ:
III. Ý nghĩa hoạt động co cơ:
Câu 1: Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.
Câu 2: Sự co cơ co tác dụng gì?
Câu 3: Muốn hệ cơ phát triển tốt cần làm gì?
Tiết 9: Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Câu 1. Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.
Câu 2. Sự co cơ co tác dụng gì?
Câu 3. Muốn hệ cơ phát triển tốt cần làm gì?
- Cơ 2 đầu co, cơ 3 đầu duỗi kéo xương cẳng tay gập lại.
- Cơ 2 đầu duỗi, cơ 3 đầu co kéo ngược xương cẳng tay gây duỗi cẳng tay.
- Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
- Để hệ cơ phát triển tốt cần: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ô xi … Cần lao động và thể dục, thể thao vừa sức.
I. Cấu tạo của b?p co v� t? b�o co
II. Tính chất của cơ
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ
Cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
- Cơ co giúp xương cử động, cơ thể vận động và lao động.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ
Tiết: 9 – Bài 9
Cấu tạo và tính chất của cO
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
TL: - Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
TỔNG KẾT
TL: Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng đứng trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
TỔNG KẾT
Câu 2 : Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co? Giải thích hiện tượng đó?
Câu 3: Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi của cùng một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc duỗi tối đa? Vì sao?
TL: - Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ ( trường hợp người bị liệt).
Hướng dẫn học tập
* Đối với bài học tiết này:
Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK/ 33
Tìm hiểu nguyên nhân của sự mỏi cơ và các biện pháp luyện tập để rèn luyện cơ
Tìm hiểu: khi cơ mất khả năng tiếp nhận kích thích điều gì sẽ xãy ra.
* Đối với bài học tiết sau:
- Nghiên cứu trước Bài 10: Hoạt động của cơ. Cho biết công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào những mục đích gì? Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ.
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ!
Chúc các em học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)