Bài 9. Áp suất khí quyển
Chia sẻ bởi Đinh Văn Giáp |
Ngày 29/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Áp suất khí quyển thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Giáo viên : Đinh Văn Giáp
* Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Em hãy cho biết công thức tính áp suất chất lỏng ? Giải thích các đại lượng trong công thức ?
Công thức tính áp suất chất lỏng : P = d.h trong đó h độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
Tiết 10 : áp suất khí quyển
Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái đất. áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
Thí nghiệm 1
C 1 : Hãy giải thích tại sao ?
Khi hút bớt không khí trong hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
2. Thí nghiệm 2 :
C 2 : Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.
C 3 : Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy từ trong ống ra.
3. Thí nghiệm 3 :
C 4 :Vì khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển
Thí nghiệm Tô-ri-xe-li
1m
A
B
Chân không
76 cm
2. Độ lớn của áp suất khí quyển.
C5 : áp suất tác dụng lên A ( ở ngoài ống ) và áp suất tác dụng lên B ( trong ống ) bằng nhau vì hai điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng.
C6 : áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76cm.
C7 : áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76 cm tác dụng lên B được tính theo công thức : P = d.h
P = 136 000.0,76 = 103 360 N/m2
III. Vận dụng :
C8 : áp lực của không khí tác dụng vào miếng bìa lớn hơn trọng lượng của cột nước trong cốc nên nước không chảy được ra ngoài
C9 : Ví dụ : bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được; bẻ cả hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.
+ Tác dụng của lỗ nhỏ trên nắp ấm trà . . .
C10 : Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm Hg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
P = d.h
P = 136 000.0,76 = 103 360 N/m2
C11 : Chiều cao của cột nước được tính như sau : P = d.h => h = P/d = 103360/10000
h = 10,336m
C12 : Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h , vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
*Ghi nhớ :
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
* Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Em hãy cho biết công thức tính áp suất chất lỏng ? Giải thích các đại lượng trong công thức ?
Công thức tính áp suất chất lỏng : P = d.h trong đó h độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
Tiết 10 : áp suất khí quyển
Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái đất. áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
Thí nghiệm 1
C 1 : Hãy giải thích tại sao ?
Khi hút bớt không khí trong hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
2. Thí nghiệm 2 :
C 2 : Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.
C 3 : Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy từ trong ống ra.
3. Thí nghiệm 3 :
C 4 :Vì khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển
Thí nghiệm Tô-ri-xe-li
1m
A
B
Chân không
76 cm
2. Độ lớn của áp suất khí quyển.
C5 : áp suất tác dụng lên A ( ở ngoài ống ) và áp suất tác dụng lên B ( trong ống ) bằng nhau vì hai điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng.
C6 : áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76cm.
C7 : áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76 cm tác dụng lên B được tính theo công thức : P = d.h
P = 136 000.0,76 = 103 360 N/m2
III. Vận dụng :
C8 : áp lực của không khí tác dụng vào miếng bìa lớn hơn trọng lượng của cột nước trong cốc nên nước không chảy được ra ngoài
C9 : Ví dụ : bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được; bẻ cả hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.
+ Tác dụng của lỗ nhỏ trên nắp ấm trà . . .
C10 : Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm Hg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
P = d.h
P = 136 000.0,76 = 103 360 N/m2
C11 : Chiều cao của cột nước được tính như sau : P = d.h => h = P/d = 103360/10000
h = 10,336m
C12 : Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h , vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
*Ghi nhớ :
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Văn Giáp
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)