Bài 9. Áp suất khí quyển

Chia sẻ bởi Lê Hiền | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Áp suất khí quyển thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

VẬT LÝ 8

KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy nêu công thức tính và đặc điểm của áp suất do chất rắn, chất lỏng gây ra?
? Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không?
Vì sao?
Tiết 11 – Bài 9:
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
- Khí quyển là lớp không khí dày tới hàng ngàn km bao bọc quanh Trái Đất.
- Không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm 1: (H9.2)
Hãy giải thích tại sao?
Hút bớt không khí trong vỏ hộp, áp suất không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
C1
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm 1
Nước không chảy ra vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lớn hơn trọng lượng của cột nước.
(Áp lực của không khí bằng trọng lượng cột nước cao 10,37 m).
C2
2. Thí nghiệm 2: (H9.3)
Nước có chảy ra khỏi ống không? Tại sao?
C3
Nước chảy ra vì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống + áp suất cột nước > áp suất khí quyển.
Bỏ ngón tay, xảy ra hiện tượng gì? Tại sao?
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm 1
2. Thí nghiệm 2:
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm 1
3. Thí nghiệm 3: (H9.4)
2. Thí nghiệm 2
Hai bán cầu
Miếng lót
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
1. Thí nghiệm 1
C4
3. Thí nghiệm 3: (H9.4)
Hãy giải thích tại sao?
2. Thí nghiệm 2
Vì rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt vào nhau.
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
- Khí quyển là lớp không khí dày tới hàng ngàn km bao bọc quanh Trái Đất.
- Không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN :
(SGK)
Thí nghiệm Tô-ri-xe-li
Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li.
Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là: mmHg
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN :
III. VẬN DỤNG:
C8
Nước không chảy ra ngoài vì có áp suất khí quyển tác dụng từ ngoài vào tờ giấy lớn hơn áp suất của nước từ trong cốc ra.
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN :
III. VẬN DỤNG:
C9: Ví dụ
- Ống thuốc thuỷ tinh, phải bẻ cả 2 đầu thuốc sẽ chảy ra dễ dàng.
- Tác dụng của ống nhỏ giọt.
- Tác dụng của lỗ nhỏ trên nắp trà,…
Tiết 11 - Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
----------------------
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN:
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN :
III. VẬN DỤNG:
C12
Độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao, nên không thể tính trực tiếp bằng công thức p = d.h.
Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.
Bức xạ nhiệt của mặt trời dễ dàng đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày làm cho nhiệt độ khí quyển tăng gây ra Hiệu ứng nhà kính.
Lớp khí CO2 như một lớp kính giữ nhiệt lượng của trái đất.
Bên cạnh CO2 còn có một số khí cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.
Trong vòng 100 năm lại đây (CO2 tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2 °C.
Một số hậu quả do hiệu ứng này gây ra:
Các nguồn nước: bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các tài nguyên bờ biển: đang dần mất đi.
Sức khỏe: Số người chết vì nóng tăng, các bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh.
Nhiệt độ tăng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống mất cân bằng.
Lâm nghiệp: nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
Năng lượng và vận chuyển: tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng, vận chuyển đường thủy bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng.
Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.

Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Các tầng khí quyển

Tầng đối lưu: từ bề mặt trái đất tới độ cao 7-17 km, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 °C. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý: mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,...
Tầng bình lưu: từ trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0 °C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.
Tầng trung lưu: từ 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang.
Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion.
Tầng ngoài: từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao lên đến 2.500 °C. Không khí rất loãng, nhiệt độ rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly.
Học bài
Đọc phần có thể em chưa biết
Làm bài tập
Đọc trước bài :
Lực đẩy Acsimet
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)