Bài 9. Áp suất khí quyển

Chia sẻ bởi Lê Hải Thanh | Ngày 29/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Áp suất khí quyển thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG HỘI GIẢNG ĐỢT 1
VÀ CHÀO ĐÓN LỄ KỶ NIỆM
20 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG
Công thức tính áp suất?
- Áp suất là một đại lượng vật lý, đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của áp lực, được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức:
F: độ lớn áp lực(N)
S: diện tích bị ép(m2)
Trình bày các kết luận về áp suất chất lỏng, công thức tính áp suất chất lỏng?
* Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, lên thành bình và các vật ở trong lòng nó.
* Công thức: p = d.h
d: trọng lượng riêng của chất lỏng: (N/m3)
h: độ sâu của điểm nằm trong lòng chất lỏng (m)
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Tiết 12. Bài 9:
Teacher: Hai Thanh Le
I.Sự tồn tại của áp suất khí quyển
II. Độ lớn của áp suất khí quyển
III. Vận dụng
I.Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Tầng đối lưu (Tropo-sphere):
Tầng bình lưu (Strato-sphere):
Tầng giữa (Meso-sphere)
Tầng nhiệt quyển (Thermo-sphere)

1. Khí quyển là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất.

2. Áp suất khí quyển: Là áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất gây nên áp suất khí quyển
3. Thí nghiệm về sự tồn tại của áp suất khí quyển
Hút bớt không khí trong vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy hộp sữa bị bẹp về nhiều phía
Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước
Vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển
II. Độ lớn của áp suất khí quyển
1.Thí nghiệm Tô ri xe li
2. Đơn vị của áp suất khí quyển
1m
76cm
A
B
Chân không
1.Thí nghiệm Tô ri xe li
+ mmHg
2. Đơn vị của áp suất khí quyển
+ 1mmHg = 133,33 N/m2

+ Một số đơn vị khác:
Bar, Torr, atm, at,..
Tại sao người ta không sử dụng công thức
p = d.h để tính áp suất khí quyển?
cứ mỗi mét vuông thì khí quyển đã đè lên với một áp lực hơn 10000 N.
tương tự như áp lực gây ra bởi vật nặng hơn một tấn đặt trên một tấm gỗ phẳng diện tích 1m2
Diện tích bề mặt con người khoảng 2m2. Như vậy người ta phải chịu một áp lực tương đương với 2 tấn!
Nhưng tại sao ta không bị bẹp dúm ?
Trong cơ thể con người, các chất lỏng và chất khí thuộc các bộ phận cũng có một áp suất gây một áp lực tương đương với áp lực  bên ngoài của khí quyển. Do đó có sự cân bằng áp lực, người ta không cảm thấy gì cả.
Tại sao khi leo núi cao hoặc lặn sâu ở dưới nước người ta cảm thấy khó chịu ?
Vì sao trên nắp ấm nước người ta thường đục một lỗ?
Bài tập
BTVN: Tính trọng lượng của không khí trong phòng
Trong thí nghiệm To ri xê li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì ống cao bao nhiêu?
Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hải Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)