Bài 9. Áp suất khí quyển

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thuật | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Áp suất khí quyển thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Cơ Học
Nhiệt Học
Điện Học
Quang Học
TRƯỜNG THCS TẢ LỦNG * THẦY THI DẠY TỐT - TRÒ ĐUA HỌC GỎI *
CHàO MừNG QUý THầY CÔ Về Dự TIếT HọC VậT Lí 8
Giáo viên : Nguyễn Văn Thuật
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Hãy cho biết chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không?Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức.
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, còn chất rắn chỉ gây ra áp suất theo phương của áp lực.
Công thức tính áp suất chất lỏng:
P = d.h
Trong đó: P là áp suất chất lỏng
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
h là chiều cao của cột chất lỏng
Hãy dự đoán xem chất khí có gây ra áp suất giống chất lỏng hoặc chất rắn hay không?
Muốn rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài học :
Tiết 11 - Bài 9:
áp suất khí quyển
Bao bọc xung quanh Trái đất là môi trường gì ?
Hãy dự đoán xem chất khí có gây ra áp suất giống chất lỏng hoặc chất rắn hay không?
Bài 9. áp suất khí quyển
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Hãy đọc thông tin trong SGK và cho biết tại sao không khí cũng gây ra áp suất?
Do không khí cũng có trọng lượng => không khí cũng gây ra áp suất.
Hãy cho biết tại sao có áp suất của khí quyển ? áp suất của khí quyển gây ra có phương như thế nào?
-Lớp không khí bao bọc trái đất dày hàng ngàn Km gọi là khí quyển .Lớp không khí này gây ra áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương, áp suất này gọi là áp suất khí quyển .
1. Thí nghiệm 1
C1.Hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong hình 9.2
- Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, nên vỏ hộp chịu t/d của áp suất không khí từ ngoài vào=> hộp bị bẹp theo nhiều phía.
Hình 9.3
Bài 9. áp suất khí quyển
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
2.Thí nghiệm 2
C2. Nước có chảy ra khỏi ống không? tại sao?
C3. Nếu bỏ ngón thay bịt đầu trên của ống ra thì xảy ra hiện tượng gì?Giải thích tại sao?
Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của kk t/d vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước
Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì nước sẽ chảy ra khỏi ống, vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển. Khi đó Pkk + P cột nước > P khí quyển => nước chảy từ trong ống ra.
Bài 9. áp suất khí quyển
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
3.Thí nghiệm 3
Hãy đọc thông tin trong SGK để giải thích hiện tượng xảy ra trong hình vẽ 9.4
C4. Vì khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm 2 bán cầu ép chặt với nhau.
Bài 9. áp suất khí quyển
II.Vận dụng
C8. Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài ?
C9.Nêu thí dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
Bẻ 1 đầu thuốc ống tiêm,thuốc không chảy ra được, bẻ cả 2 đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng ;.
C12. Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h ?
Tại vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Nước sẽ không chảy ra ngoài, vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất của cột nước trong cốc tác dụng lên tờ giấy.
Bài 9. áp suất khí quyển
III. Bài tập :
Bài 9.1. Càng lên cao áp suất khí quyển
Càng tăng B. Càng giảm
C. Không thay đổi
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm
Bài 9.2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ .
Săm xe đạp bơm căng để ngoài trời nắng có thể bị nổ.
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D. Thổi vào quả bóng bay , quả bóng bay sẽ phồng lên.
B. Càng giảm
C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
Bài 9. áp suất khí quyển
Củng cố bài học
*Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
Hướng dẫn học ở nhà
Học các kết luận trong bài, làm các bài tập 9.4 - 9.6
Đọc phần có thể em chưa biết trong SGK
Chuẩn bị trước bài 10 .
III. Bài tập :
Bài 9.3. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?
Để rót nước dễ dàng hơn . Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng hơn.
CảM ơn quý thầy cô và các em học sinh!
BàI HọC ĐếN ĐÂY Là KếT THúC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thuật
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)