Bài 9. Áp suất khí quyển

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 29/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Áp suất khí quyển thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Dự đoán: Khi lộn ngược cốc nước thì nước có chảy ra ngoài không ?
BÀI 9
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
BAØI 9 : AÙP SUAÁT KHÍ QUYEÅN
I/ SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn kilômét, gọi là khí quyển
Vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất.
Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển
Hút bớt không khí trong vỏ hộp đựng sữa bằng giấy ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Hãy giải thích tại sao?
1. Thí nghiệm 1 :
Cắm 1 ống thuỷ tinh ngập trong nuớc, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nuớc
C2. Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?
???
Áp suất khí quyển
2. Thí nghiệm 2 :
C3. Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
Nước sẽ chảy ra khỏi ống . Vì pkhí quyển bên trên + p nước > pkhí quyển bên dưới
3. Thí nghiệm 3 :

Năm 1654, Ghê–rich, thị trưởng thành phố Mac – đơ - buốc :
Hai bán cầu
Miếng lót
Hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo hai bán cầu rời ra được.
C4. Hãy giải thích tại sao?
Rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất không khí trong quả cầu ……
Vỏ quả cầu chịu tác dụng của …………
…..……… từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt vào nhau.
bằng 0
áp suất
khí quyển
Kết luận: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
Rút ra kết luận về sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
II. VẬN DỤNG:
C8. Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
- Nước không chảy ra được vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất của nước tại miệng cốc.
TN
C9/ N�u ví d? s? t?n t?i c?a �p su?t khí quy?n?
- Đục một lỗ trên hộp sữa, sữa không chảy ra, đục hai lỗ trên hộp sữa chảy ra dễ dàng.
- Trên các bình xăng xe máy, xe ô tô thường có 1 lỗ nhỏ thông với không khí…
C12: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h?
Vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Có thể em chưa biết ?
Khi lên cao, áp suất khí quyển giảm, ở áp suất thấp lượng oxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật.
Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, gây ra các áp lực chèn ép lên phế nang của phổi, màng nhĩ ảnh hưởng sức khỏe con người.
Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất một cách đột ngột , tránh chơi các trò có tính chất mạo hiểm : đu quay, tàu lượn siêu tốc…..
HÃY BẢO VỆ BẦU KHÍ QUYỂN
Bầu khí quyển của trái đất ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người, vì mọi hoạt động của thời tiết đều diễn ra ở đây.
Hãy bảo vệ và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường như lời Bác Hồ đã dặn “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
MỘT SỐ DỤNG CỤ
ĐO ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Bảng 9.1
Bảng 9.2
MỘT SỐ DỤNG CỤ
ĐO ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
MỘT SỐ DỤNG CỤ
ĐO ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Bài tập củng cố
1/ Chọn câu trả lời đúng nhất.
Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
A. càng tăng.
B. càng giảm.
C. không thay đổi.
D. có thể tăng và có thể giảm.
2/ Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra :
A. Quả bóng bàn bị bẹp, thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
B. Bánh xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
C. Dùng ống nhựa nhỏ để hút nước.
D. Thổi hơi vào quả bóng bay nó sẽ phồng lên.
3. T?i sao n?p ?m pha tr� thu?ng cú m?t l? th?ng?
- Để rót nước dễ dàng hơn. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí quyển cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển , bởi vậy làm nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng.
GHI NHỚ
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)