Bài 8. Thủy tức

Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Chinh | Ngày 05/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Thủy tức thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Chương II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Tiết 8-Bài 8:
THỦY TỨC

I/ Hình dạng và di chuyển:

Thủy tức sống ở đâu?
-Sống ở nước ngọt, chúng thường bám vào cây thủy sinh
Thủy tức có hình dạng như thế nào?
Cơ thể dài 1-2 cm, hình trụ,cơ thể có đối xứng tỏa tròn, có đế bám,phần đỉnh là núm miệng, xung quanh núm miệng có lổ miệng và các xúc tu.
Xúc tu làm nhiệm vụ gì?
-Bắt mồi và vận chuyển
Thủy tức di chuyển như thế nào?
-Luôn di chuyển về phía ánh sáng,có 2 cách: sâu đo hay nhào lộn đầu.
I/ Hình dạng ngoài và di chuyển: - Hình dạng: + Hình trụ dài + Phần dưới là đế bám + Phần trên có lổ miệng, xung quanh có tua miệng. + Đối xứng tỏa tròn - Di chuyển: Kiểu sâu đo hay nhào lộn đầu
II/ Cấu tạo trong:
Thành cơ thể của Thủy tức có mấy lớp TB?
2 lớp: lớp ngoài và lớp trong

Lớp ngoài gồm những TB nào?
TB biểu mô bì cơ, TB thích ty, TBTK, TBSS

Lớp trong gồm những TB nào?
TB mô cơ tiêu hóa
Giữa 2 lớp TB này có đặc điểm gì?
Có tầng keo
II/ Cấu tạo trong:
* Thành cơ thể có 2 lớp:
- Lớp ngoài: TB mô bì cơ, TBTK, TB thích ty, TBSS
- Lớp trong: TB mô cơ tiêu hóa
- Giữa 2 lớp TB có tầng keo mỏng
- Lổ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa gọi là ruột túi.
III/ Dinh dưỡng:
Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
Tua miệng.
Nhờ loại TB nào của Thủy tức mà mồi được tiêu hóa?
Nhờ TB mô cơ tiêu hóa
Thủy tức thảy bã bằng cách nào?
Qua lổ miệng
Thủy tức trao đổi khí được thực hiện ở đâu?
Thủy tức là động vật đa bào bậc thấp chưa có cơ quan hô hấp, TĐK qua thành cơ thể.

III/ Dinh dưỡng:
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng
- Qúa trình tiêu hóa được thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến
- Trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể

IV/ Sinh sản:
TT có mấy hình thức sinh sản?
Có 2 hình thức sinh sản ( vô tính bằng cách mọc chồi và tái sinh . Hữu tính bằng cách hình thành TB sinh dục đực và cái)

Sinh sản bằng cách mọc chồi là như thế nào?
U mọc trên cơ thể TT mẹ, khi chồi con tự tìm được thức ăn thì nó tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập

Tại sao gọi TT là ĐV đa bào bậc thấp?
Cơ thể có cấu tạo đơn giản, chưa có cơ quan hô hấp, thảy thức ăn qua lổ miệng

IV/ Sinh sản:
- Vô tính :Bằng cách mọc chồi
Bằng cách tái sinh ( một phần cơ thể tạo nên cơ thể mới)
- Hữu tính : Bằng cách hình thành TB sinh dục đực, cái.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trường Chinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)