Bài 8. Thủy tức

Chia sẻ bởi Lê Thị Mai | Ngày 04/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Thủy tức thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA MIỆNG:
1/ Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang? (8đ)
2/ Thủy tức sống ở đâu? Bắt mồi bằng bộ phận nào?(2đ)
Chương 2:NGÀNH RUỘT KHOANG

Ruột khoang là một trong các ngành động vật đa bào bậc thấp, cơ thể có đối xứng tỏa tròn. Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện thường gặp của Ruột khoang.
Sứa phát sáng
Thủy tức
San hô cành
Sứa hình chuông
San hô hình hoa
Thủy tức
Sứa tua dài
Hải quỳ
ĐẠI DIỆN CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8: THỦY TỨC
2
4
1. Hình dạng ngoài và di chuyển

Bài 8: THỦY TỨC
a. Hình dạng ngoài
Thuỷ tức
Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức?
Tua miệng
Đế
Lỗ miệng
Hình dạng: Cơ thể Thuỷ tức hình trụ dài:
+ Phần trên là lỗ miệng xung quanh có các tua miệng.
+ Trụ dưới có đế bám.
+ Thủy tức có đối xứng toả tròn.
1. Hình dạng ngoài và di chuyển

Bài 8: THỦY TỨC
a. Hình dạng ngoài
b. Cách di chuyển
Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời cách di chuyển của thủy tức?
Di chuyển: Thuỷ tức di chuyển theo 2 cách: sâu đo và lộn đầu
1. Hình dạng ngoài và di chuyển:

Bài 8: THỦY TỨC
2. Cấu tạo trong:
Quan sát hình cắt dọc của Thủy tức, nghiên cứu thông tin trong bảng, xác định và ghi tên từng loại tế bào vào ô trống của bảng.
Bảng: Cấu tạo chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức
Tế bào gai
Tế bào thần kinh
Tế bào sinh sản
Tế bào mô cơ – tiêu hóa
Tế bào mô bì - cơ
Trình bày cấu tạo trong của Thủy tức?
1. Hình dạng ngoài và di chuyển:

Bài 8: THỦY TỨC
2. Cấu tạo trong:
Thành cơ thể có 2 lớp:
+ Lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ.
+ Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá, tế bào sinh sản.
- Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa (gọi là ruột túi).
1. Hình dạng ngoài và di chuyển:

Bài 8: THỦY TỨC
2. Cấu tạo trong:
3. Dinh dưỡng:
1. Hình dạng ngoài và di chuyển:

Bài 8: THỦY TỨC
2. Cấu tạo trong:
3. Dinh dưỡng:
THẢO LUẬN NHÓM
1. Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
2. Nhờ loại tế bào nào của cơ thể, thuỷ tức tiêu hoá
được con mồi?
3. Thuỷ tức thải bã bằng cách nào?
1. Thuỷ tức dinh dưỡng như thế nào?
2. Thủy tức hô hấp qua bộ phận nào trên cơ thể?
Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch tế bào tuyến. Chất bả được thải ra ngoài qua lỗ miệng.
Sự trao đổi khí ở Thủy tức được thực hiện qua thành cơ thể
1. Hình dạng ngoài và di chuyển:

Bài 8: THỦY TỨC
2. Cấu tạo trong:
3. Dinh dưỡng:
4. Sinh sản
Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào? Mô tả các cách sinh sản của Thủy tức?
Các hình thức sinh sản:
+ Sinh sản vô tính: bằng cách mọc chồi.
+ Sinh sản hữu tính: bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái.
+ Tái sinh: từ một phần của cơ thể cắt ra có thể tạo ra một cơ thể mới.
5. Tổng kết:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng về đặc điểm của thủy tức:
Cơ thể đối xứng 2 bên.
Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
Bơi rất nhanh trong nước.
Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài và trong.
Thành cơ thể có 3 lớp: ngoài, giữa và trong.
Cơ thể có lỗ miệng và lỗ hậu môn riêng biệt.
Sống bám vào cây thủy sinh nhờ đế bám.
Có lỗ miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài.
Tổ chức cơ thể chặt chẽ.
Bắt mồi bằng tua miệng.
Hướng dẫn học tập:
* Bài học tiết này:
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “Em có biết”
* Bài học tiết tiếp theo:
Đọc và soạn bài 9
HS kẻ bảng 1 & 2 SGK trang 33-34
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)